1 Không mở nắp (vung) và sử dụng khăn ướt đậy lên nồi/chảo
Nhiều người thường lầm tưởng rằng khi thức ăn bị cháy khét, nếu mở nắp nồi và làm cho khói bay đi sẽ giảm bớt mùi khét. Thế nhưng sự thật lại ngược lại.
Khi thức ăn bị cháy khét, bạn không nên vội mở vung nắp mà hãy nhấc nồi khỏi bếp rồi dùng một cái khăn sạch thấm nước cho ẩm rồi phủ lên trên nắp nồi.
Sau đó, để nguyên nồi thức ăn như vậy cho đến khi nguội hoàn toàn. Cách làm này sẽ giúp mùi cháy khét bị hút ra khỏi món ăn tốt hơn đấy!
2 Loại phần bị cháy và cách xử lý để tiếp tục chế biến món ăn
Đối với món nướng
Các món nướng thường tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nhiệt, vậy nên rất dễ xảy ra tình trạng bị cháy xém. Để xử lý các món nướng bị cháy, bạn có thể cắt bỏ phần bị cháy bằng dao hoặc kéo rồi dùng phần còn lại.
Đối với món chiên
Giống với món nước, các món chiên cũng rất dễ xảy ra tình trạng chiên quá lửa và bị cháy khét. Đối với các món chiên bị cháy, bạn hãy nhanh chóng gắp thức ăn bị cháy ra khỏi chảo dầu và cắt bỏ những phần bị cháy.
Tiếp đến, bạn đổ bỏ dầu cũ, lọc những phần bị cháy đi rồi tiến hành chiên lại thức ăn.
Đối với món kho
Khi nấu các món kho, nếu để lửa quá lớn rất dễ xảy ra tình trạng bị cháy khét ở đáy nồi. Lúc này, bạn nên gắp những phần phía trên chưa bị cháy ra ngoài, cho vào một cái nồi khác rồi kho lại nhé.
Lưu ý là bạn nên chắt bỏ sạch những phần bị cháy, đừng tiếc nuối cả những phần bị cháy xém nhẹ vì mùi khét có thể ảnh hưởng đến hương vị món ăn đấy.
Đối với món canh, súp
Các món canh súp tưởng chừng là món ăn khó cháy nhất, nhưng thật ra cũng dễ cháy khét ở phần đáy nồi, nơi tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nhiệt.
Nếu các món canh súp của bạn có dấu hiệu cháy khét. bạn nên nhanh chóng tắt bếp, chắt phần nước chưa bị cháy qua 1 cái nồi sạch khác rồi đun tiếp nhé.
Một điểm cần lưu ý là bạn không nên múc quá sâu hoặc đổ nước mạnh tay vì có thể làm những mảnh cháy nhỏ dính vào muỗng hoặc trôi sang nồi mới, ảnh hưởng đến mùi vị món ăn nhé!
3 Rửa sạch, thấm khô nguyên liệu bằng giấy và chế biến lại
Đối với một số loại thực phẩm có kết cấu cứng như các loại củ, một số loại cá, thịt,... thay vì cắt bỏ phần bị cháy, bạn có thể cạo và rửa sạch những mảng cháy bám trên bề mặt nguyên liệu.
Sau khi rửa sạch, bạn nhớ dùng khăn giấy để thấm khô nước trên thực phẩm trước khi chế biến lại nhé! Khi nấu lại, bạn không cần nêm nếm lại quá nhiều gia vị vì nguyên liệu đã thấm gia vị từ lần nấu trước rồi.
4 Cho thêm gia vị và nước sốt
Để át mất mùi khét và món ăn có mùi vị ngon đậm đà hơn, sau khi xử lý phần bị cháy và chế biến lại thức ăn, bạn nên nêm nếm lại với gia vị, đặc biệt là các loại gia vị mạnh như tiêu, ớt,...
Chẳng hạn, đối với những món chiên hoặc nướng sau khi xử lý phần cháy khét, bạn có thể cho thêm một ít nước sốt phù hợp với món ăn để tăng thêm hương vị.
Hoặc đối với các món canh, súp khi nấu lại, bạn có thể cho thêm một ít thịt xông khói để làm mất mùi cháy khét, giúp nước súp ngon hơn.
5 Nêm nếm gia vị tạo mùi để khử mùi khét thức ăn
Cuối cùng, sau khi đã xử lý xong phần thức ăn bị cháy khét và trong quá trình chế biến lại, bạn cần nếm thử lại thức ăn để có thể điều chỉnh gia giảm gia vị cho phù hợp.
CLICK xem ngay nồi chiên không dầu đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số nồi chiên không dầu nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Vậy là Điện máy XANH đã giới thiệu đến bạn các cách chữa thức ăn khi bị cháy rồi đấy. Hy vọng những mẹo trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nấu nướng hằng ngày nhé!