Như (EINSTEN) từng nói: “Điều ta biết như một giọt nước, điều ta không biết thì mênh mông như cả một đại dương”. Tương tự như vậy những điều ta “không biết là không biết” cũng như là một đại dương. Nếu bạn sớm nhận ra được điều này thì cơ hội phát triển bản thân sẽ rộng mở hơn.
Những “điểm mù” trong kiến thức không phải là điều gì đó quá xấu mà nó chính là cơ hội để mỗi người học hỏi và khám phá ra những điều mới mẻ.
Để hiểu rõ về vùng “không biết là không biết”, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Vùng “không biết là không biết” là gì?
Hãy tưởng tượng hình tròn trên đại diện cho tất cả những gì con người chúng ta có thể biết về vũ trụ, trong vòng tròn đó có cả những điều ta biết và những điều ta không biết.
Ví dụ bạn biết là mình có khả năng bơi lội và sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, có những điều chúng ta biết rằng là mình không biết, như việc biết lái máy bay hay chơi bóng chày.
Hai vùng trong hình tròn này (vùng biết và vùng không biết) có mối liên quan với nhau. Thông thường, chúng ta học được những điều mà mình không biết để mở rộng vùng biết của mình, hay còn gọi là vùng sáng.
Phần còn lại của hình tròn, đó là vùng “không biết là mình không biết” hay còn gọi là vùng tối, nơi chứa “điểm mù”. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chứa những tiềm năng và cơ hội để chúng ta tạo ra những cách làm mới và tiếp cận với kiến thức, kỹ năng từ đó tạo ra kết quả vượt mong đợi.
Nếu những nhà lãnh đạo sớm xác định được vùng "không biết là không biết" trong doanh nghiệp của mình sẽ tạo ra đột phá về hiệu suất, kết quả cho cá nhân, đội nhóm và tổ chức.
Ví dụ về lãnh đạo của một công ty giáo dục trực tuyến, CEO này có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo nhân sự, có kiến thức trong lĩnh vực giáo dục công nghệ, hiểu về thị trường và định hướng phát triển chiến lược kinh doanh cho công ty.
Tuy nhiên, trong vùng “không biết là không biết” của CEO này là không biết cách phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh; không có kiến thức sâu trong việc lựa chọn, phân loại chủ đề học tập trên nền tảng…
Nhưng thật may mắn, CEO này đã sớm nhận ra “điểm mù” của mình và nâng cao tinh thần học tập bằng cách tập trung thời gian để học về phân tích dữ liệu, thành thạo công cụ trực quan hóa dữ liệu cũng như học hỏi từ chuyên gia về cách xây dựng hệ thống chủ đề sao cho khoa học…
Như vậy bằng cách mở lòng mình ra để chấp nhận là mình “không biết là không biết”, CEO đã cho mình cơ hội để học tập bài bản, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng từ đó phục vụ vào công việc cũng như cải tiến doanh nghiệp của mình.
Chính sự khát khao học hỏi của CEO đã khám phá vùng “không biết là không biết” đã giúp CEO này đưa ra những quyết định chính xác ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp từ những kỹ năng học được từ vùng “không biết là mình không biết”.
Tại sao lại cần khám phá mô hình "không biết là không biết"?
Khám phá vùng “không biết là không biết” thực sự cần thiết vì nó giúp con người chuyển hóa được hành vi, suy nghĩ và quan điểm của mình, dám đối mặt với điều mà mình không biết để thúc đẩy việc tìm tòi, nghiên cứu.
Trong vùng “không biết là không biết”, chúng ta chưa có kiến thức hay hiểu biết về những điều mà chúng ta gặp hoặc chưa từng tiếp xúc trước đây. Nó đồng nghĩa với việc bản thân còn rất nhiều điều để học hỏi và khám phá.
Khi chúng ta dấn thân vào việc khám phá vùng “không biết là không biết”, sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu cách làm mới, phương pháp mới và kiến thức mới mà chúng ta chưa từng được biết. Khi đó, vùng “mình biết là mình biết” sẽ được mở rộng, nó sẽ giúp bạn tạo ra những kết quả khác biệt và tạo đột phá về hiệu suất trong công việc và cuộc sống.
Như ở ví dụ dưới đây sẽ cho bạn lý do tại sao bạn nên thẳng thắn đối mặt với vùng “không biết là không biết” của bản thân.
Khi phải lựa chọn, theo như bình thường chúng ta sẽ phải phân tích chúng và đưa ra những ưu, nhược điểm, có phù hợp hay không rồi mới đi đến quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, trong trường hợp trên, nhân vật lại không dành một chút thời gian để suy nghĩ xem H2O kia là gì mà lại lựa chọn đi con đường xa gấp rất nhiều lần.
Nếu như bình tĩnh hơn, chịu mở lòng mình ra, chịu động não và tự hỏi “H20 là gì nhỉ" thì có lẽ thay vì phải đi 100km thì nhân vật chỉ cần đi 9m là đã tìm thấy cơ hội sống sót. (khái niệm H20 là nước là khái niệm cơ bản mà có lẽ ai cũng biết vì nó được nhắc thường xuyên trong đời sống, trên TV, sách giáo khoa hóa học).
Bởi, nhiều khi cơ hội ngay ở trước mắt nhưng bạn lại không đủ năng lực để nhìn ra nên sẽ bị người khác lấy mất cơ hội đó và đi nhanh hơn bạn.
Ví dụ về Jeff Bezos - người sáng lập, CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty công nghệ đa quốc gia Amazon đã tạo nên bứt phá khi áp dụng mô hình “không biết là không biết” trên hành trình xây dựng đế chế Amazon nổi tiếng toàn cầu.
Jeff Bezos thành lập công ty Amazon vào những năm 1990 khi ông nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử. Ban đầu, cửa hàng trực tuyến của ông chỉ đăng bán khoảng 20 cuốn sách và bằng một cách nào đó thì hiện tại nó đã trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới?
Có rất nhiều yếu tố để tạo nên thành công vang dội đó, nhưng trong đó phải kể đến những bước đi đầu tiên đã tạo nên nền móng vững chắc này.
Khi mới thành lập, Jeff Bezos phải đối mặt với nhiều “điểm mù” và vùng “không biết là không biết” trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Tuy nhiên thay vì coi đó là điểm yếu, thì ông đã mở rộng tầm nhìn và sẵn lòng khám phá kiến thức, kỹ năng cũng như chuyên môn để phát triển công ty của mình.
Làm thế nào để khám phá mô hình "không biết là không biết" hiệu quả nhất?
Các mô hình tại “điểm mù” có cách nhìn nhận tình huống khá phi lý và trái với lối tư duy quen thuộc từ trước tới nay của con người. Vì vậy thay vì tiêu tốn thời gian suy nghĩ xem những điều đó đúng hay sai hoặc nên tin hay không tin chúng ta hãy mở lòng thực hành và trải nghiệm sau đó chiêm nghiệm lại để áp dụng những khía cạnh hiệu quả, điều chỉnh những khía cạnh chưa thực sự phù hợp.
1. Tinh thần mở lòng
Hãy mở lòng để hiểu bản thân mình hơn và chấp nhận rằng vẫn còn rất nhiều thứ mà mình chưa biết. Khi đó sẽ thúc đẩy bạn học hỏi và khám phá những thứ mới mẻ.
Nhưng vẫn có rất nhiều người không tự tin để mở lòng nói rằng mình không biết thứ này, mình không biết cái kia. Khi thầy giáo giảng bài xong, thầy luôn hỏi “còn ai chưa hiểu không?” nhưng chẳng có mấy ai dám giơ tay trong khi sự thật là có rất nhiều người vẫn chưa hiểu bài.
Khi đi làm, quản lý thường hỏi “em có biết công cụ này không, hiểu vấn đề này chưa?”, thì nhiều người thường có xu hướng nói rằng mình biết rồi trong khi mình thật sự chưa biết. Bởi họ không dám thừa nhận vùng “mình không biết là không biết” của bản thân.
Chỉ cần thật lòng nói rằng “em thật sự vẫn chưa biết ạ, anh/chị hướng dẫn em được không ạ?”, thì bạn sẽ được nhận một lượng kiến thức vô cùng giá trị, sẽ hiểu được vấn đề, hiểu được cách làm. Từ đó bạn được học ngay từ quản lý, thầy của mình mà không phải tốn công sức để về nhà mày mò, nghiên cứu mà chưa chắc điều bạn tìm đã có trên internet hay sách vở.
2. Xác định “điểm mù” của bản thân
Hãy tự đánh giá “điểm mù” hay còn gọi là điểm yếu của bản thân, bạn đang bị lỗ hổng kiến thức nào và cần cải thiện kỹ năng nào. Xác định “điểm mù” của mình sẽ giúp bạn nhận ra cơ hội học tập và phát triển.
Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân - Làm thế nào để nhận biết và khắc phục?
3. Hãy thử nghiệm và thực hành
Thử nghiệm và thực hành sẽ khiến bạn trưởng thành lên rất nhiều, từ đó dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tế để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Ví dụ như Edison trước khi thành công trong việc mang lại ánh sáng cho nhân loại bằng cách phát minh ra bóng đèn thì ông đã thất bại hơn 10.000 lần nhưng chưa một lần nghĩ đến việc bỏ cuộc.
4. Không sợ thất bại
Đôi khi trong quá trình chuyển hóa bản thân và áp dụng mô hình “không biết là không biết” có thể sẽ gặp thất bại. Tuy nhiên, đừng sợ thất bại, đừng nản lòng mà hãy coi đó là một cơ hội để cải tiến mình. Sẵn lòng đón nhận nó và học hỏi từ những sai lầm để tiến xa hơn.
5. Học tập liên tục
Biến vùng “mình không biết là không biết” thành vùng “mình biết là mình biết” thì mỗi người cần phải học tập và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng mỗi ngày. Thế giới thay đổi nhanh chóng và không ngừng phát triển, chỉ có con đường học tập mới giúp bạn tiếp cận được khoa học công nghệ và những kỹ năng để áp dụng hiệu quả vào công việc.
Xem thêm: Lý thuyết học tập liên tục
Cho dù là lãnh đạo, chuyên gia và nhân viên thì không ai có thể tự tin rằng biết hết mọi thứ. Việc học tập liên tục giúp mở rộng vùng “mình biết là mình biết” và giảm đi vùng “mình không biết là mình không biết”.
Để xây dựng văn hóa học tập liên tục trong tổ chức, có rất nhiều hình thức đào tạo để thực hiện điều này, trong đó có đào tạo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp Gitiho for Leading Business để đào tạo đội ngũ nhân sự của mình.
Xem thêm: Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Hiện nay, Gitiho có sẵn hơn 500+ khóa học đa dạng mọi lĩnh vực như tin học văn phòng, dữ liệu, thiết kế, kỹ năng mềm, marketing, kế toán, hành chính nhân sự, sale, lập trình… với nội dung được thiết kế bài bản, chuyên nghiệp, học xong áp dụng ngay để giải quyết công việc.
Hệ thống cho phép quản lý theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo thông qua các chỉ số như số giờ học, khóa học, tỷ lệ hoàn thành, điểm kiểm tra… Từ đó dễ dàng điều chỉnh chương trình học phù hợp với từng nhân viên.
THÚC ĐẨY HỌC TẬP LIÊN TỤC CHO NHÂN VIÊN NHỜ HỆ THỐNG HỌC TẬP LMS
Từ xa xưa, theo sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã dạy học trò của mình rằng: “Việc chi mình biết, nhận là biết; việc chi mình không biết, nhận là không biết”. Vì vậy hãy mở lòng nhận thức rằng trong cuộc sống này học tập là cuộc hành trình không có điểm dừng. Dám đối diện và thừa nhận điểm yếu sẽ giúp bạn chuyển hóa bản thân, khám phá ra những kiến thức mới và phát triển kỹ năng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.