Việt Nam không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh nước ngoài. Với hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ và nhiều trường đại học uy tín, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.
Khi học tập tại đây, nhiều du học sinh có nhu cầu tìm kiếm cơ hội làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu họ có cần xin giấy phép lao động hay không.
Đầu tiên, việc này cần xem xét trên phương diện du học sinh nước ngoài đó đang vừa học vừa làm hay đã tốt nghiệp và muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam. Sẽ có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Du học sinh nước ngoài vừa học vừa làm
Căn cứ theo quy định tại khoản 10, Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, các đối tượng người lao động nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
Vì vậy, du học sinh nước ngoài vừa học vừa làm thì sẽ không cần xin giấy phép lao động.
Trường hợp 2: Du học sinh nước ngoài đã tốt nghiệp và muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam
Đối với trường hợp này, các doanh nghiệp hoặc công ty thuê du học sinh nước ngoài làm việc cần nghiêm túc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Nếu không nghiêm túc thực hiện, các doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân và du học sinh nước ngoài sẽ gặp vấn đề vì vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, du học sinh nước ngoài sau khi tốt nghiệp muốn ở lại làm việc tại Việt Nam cũng cần đáp ứng các yêu cầu liên quan. Theu quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14, các yêu cầu đó bao gồm:
- Đủ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe và năng lực hành vi dân sự;
- Có trình độ về chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;
- Không đang trong thời gian chấp hành hình phạt/chưa được xóa án tích/đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Có giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài làm việc cấp.
Tổng kết, du học sinh nước ngoài tại Việt Nam nếu muốn làm việc tại Việt Nam ngay từ khi còn đang đi học thì sẽ không cần sin giấy phép lao động. Còn nếu đã tốt nghiệp và muốn làm việc lâu dài tại việt Nam, giấy phép lao động là thủ tục bắt buộc.
Nếu có bất cứ nhu cầu gì về các thủ tục liên quan đến giấy phép lao động, liên hệ ngay với G.I.A CORP qua hotline 0966.078.777 để được tư vấn.