Vài năm trở lại đây, có rất nhiều các ca sĩ mới xuất hiện liên tục trong làng nhạc Việt mà chúng ta không thể nhớ hết tên. Có thể thấy nhu cầu trở thành ca sĩ đang bùng nổ nhanh chóng trong giới trẻ. Điều đó làm nhiều người nghĩ rằng học làm ca sĩ rất dễ dàng, nhưng sự thật có đúng như vậy không?.
Trở thành ca sĩ có khó không?
Việc các ca sĩ trẻ xuất hiện nhiều đến mức không đếm xuể khiến nhiều bạn trẻ lầm tưởng rằng trở thành ca sĩ là rất dễ dàng. Chỉ cần tham gia một cuộc thi âm nhạc hoặc tài năng nào đó như Vietnam Idol, Giọng hát Việt hay Sing My Song… là có thể thành ca sĩ nổi tiếng. Thực tế nếu tham gia các cuộc thi đó, bạn chỉ có thể nổi lên một thời gian như phong trào mà thôi. Muốn làm ca sĩ thành danh lâu dài và có chỗ đứng trong nền âm nhạc thì bạn phải học các hướng dẫn làm ca sĩ một cách bài bản.
Học làm ca sĩ không chỉ đơn giản là biết hát
Ca sĩ là một ngành thuộc các bộ môn nghệ thuật, nên không phải chỉ cần có gương mặt đẹp, ăn ảnh, ngoại hình dễ nhìn là có thể làm được. Nó còn đòi hỏi bạn phải có một chút năng khiếu về âm nhạc và nếu không vững thì phải đi học.
Quá trình học để trở thành ca sĩ
Để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp thì bạn cần phải biết đến 6 bước khởi đầu sau:
- Học các kỹ thuật hát: để có một giọng hát truyền cảm và nội lực thì bạn phải biết được các kỹ thuật hát. Đây được coi là viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền móng sự nghiệp ca sĩ của bạn. Nếu bạn hát không thực sự hay, các kỹ thuật có thể giúp bạn cải thiện dần dần và các chuyên gia âm nhạc thường đánh giá cao những người này.
- Tìm hiểu về giới ca sĩ: bắt đầu với việc tìm hiểu thông tin về một người ca sĩ mà bạn hâm mộ để học hỏi. Họ có chất giọng như thế nào? Phong cách hát ra sao? Khán giả của họ là tầng lớp nào? Con đường trở thành ca sĩ của họ như thế nào? Nhưng chỉ tìm hiểu để tham khảo thôi nhé, đừng sao chép bất cứ một ca sĩ nào.
- Luyện thanh nhạc: sau khi học kỹ thuật hát thì cần phải luyện thanh nhạc. Phần này sẽ giúp bạn lên, xuống giọng đúng, không bị lạc giọng khi hát và biết được cao độ giọng hát của mình đến đâu.
- Tập biểu diễn: sau khi luyện thành thục giọng hát, bạn cần tập cách biểu diễn trước đám đông để vượt qua sự e dè, sợ sệt và lấy cho mình vài kinh nghiệm thực tế.
- Hình thành phong cách: tự tìm lấy một phong cách nhạc riêng phù hợp với bạn. Có thể sẽ hơi mất thời gian nhưng đây là điều quan trọng khi bạn có một dấu ấn cá nhân nhất định khiến các khán giả nhận ran gay khi nghe bạn cất câu hát đầu tiên hoặc nghe giai điệu bài hát.
- Hành nghề: sau khi hoàn thành 5 bước trên thì bước cuối cùng là bắt đầu hành nghề thôi. Khởi đầu bằng việc tham gia 1 ban nhạc, hát ở các quán café, phòng trà hoặc thu đĩa… để khán giả dần biết đến bạn nhiều hơn.
Học làm ca sĩ phải trải qua rất nhiều bước để trưởng thành
Học làm ca sĩ ở đâu?
Hiện có rất nhiều địa chỉ khác nhau để học làm ca sĩ. Nếu muốn học bài bản nhất có thể, bạn có thể thi vào các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo âm nhạc như Đại học Sân khấu Điện ảnh, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP.HCM… Các trường sẽ xét tuyển khối năng khiếu.>> Nếu muốn đào tạo chuyên nghiệp hơn về nghề ca sĩ các bạn có thể lựa chọn Trường Đại học có đào tạo chuyên ngành này khi đi Du học Hàn Quốc 2019
Hoặc nếu có ít thời gian, bạn có thể đi học tại các trung tâm thanh nhạc. Vậy học làm ca sĩ tốn bao nhiêu tiền ở các trung tâm này? Trung bình bạn sẽ phải trả 500 - 600 nghìn/tháng cho việc học luyện thanh, luyện kỹ thuật hát và cùng khoản tiền như vậy để học vũ đạo, biểu diễn. Nếu thuê giảng viên riêng về dạy tại nhà thì chí ít cũng mất 1 - 1,5 triệu/tháng. Chưa kể khi bắt đầu đi hát, bạn phải trả tiền bản quyền bài hát, tiền thuê người làm nhạc, thu âm, trang phục, rồi tìm các ông bầu để lăng-xê tên tuổi…
Làm ca sĩ vốn không phải chuyện dễ dàng gì nếu bạn muốn theo con đường chuyên nghiệp và trở thành người nổi tiếng. Nghề này khiến bạn trở thành người của công chúng nên cũng rất dễ mắc các scandal hoặc bị giới truyền thông soi mói đời tư. Phải thật quyết tâm và nỗ lực thì mới có thể thành công được.