Trong những ngày mưa lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi quây quần bên gia đình và thưởng thức nồi lẩu Thái chua cay, hấp dẫn. Cùng tìm hiểu 3 cách nấu tomyum bằng gói gia vị tomyum ngay sau đây nhé!
1. Lẩu Tomym là gì?
Được biết đến như là vị vua của các món lẩu Thái, lẩu Tomyum mang trong mình hương vị độc đáo của đất nước Chùa Vàng. Trong tiếng Thái, “tom” biểu thị cho súp hoặc canh, còn “yum” nghĩa là chua cay. Vì vậy, lẩu Tomyum chính là món súp canh chua cay đặc trưng của Thái Lan.
Lẩu Tomyum, thường viết là "lẩu tom yum", đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Lẩu Thái Tomyum là một phần tinh hoa của ẩm thực xứ sở Chùa Vàng, từ màu sắc cho đến hương vị và phương pháp chế biến. Món lẩu này là sự pha trộn hoàn hảo của các vị chua - cay - mặn - ngọt - béo, từ những nguyên liệu phong phú và giàu chất dinh dưỡng.
Tại Việt Nam, lẩu Tomyum thường được gọi một cách thân thuộc là “lẩu tôm dằm”. Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại thịt và hải sản tươi sống, kèm theo nhiều loại rau nhúng trong nồi lẩu đặc trưng. Lẩu Tomyum mang lại cho thực khách cảm giác vị giác hòa hợp, đầy mê hoặc.
Nước lẩu Tomyum là sự kết tinh của nhiều nguyên liệu và gia vị. Đặc biệt, vị ngọt tinh túy từ nước hầm xương hòa quyện với vị chua cay từ chanh và ớt. Bên cạnh đó, vị béo từ nước cốt dừa và hương thơm từ lá chanh và sả làm cho nồi lẩu Tomyum trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Hiện nay việc nấu lẩu Tomyum càng trở nên đơn giản hơn khi mà bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cách nấu tomyum bằng gói gia vị bán sẵn trên thị trường.
Lẩu Tomyum mang trong mình hương vị độc đáo của đất nước Chùa Vàng
2. Cách chọn mua nguyên liệu và Gia Vị Tomyum
Để chuẩn bị nguyên liệu "đúng chuẩn" cho lẩu Tomyum, bạn cần lưu ý các điểm sau:
Xương ống
Chọn xương có màu đỏ tươi, không có mùi lạ, kích thước khoảng 3 đốt tay. Tránh chọn xương quá to vì sẽ ninh lâu và ít ngọt, còn xương nhỏ có thể là xương heo con bị bệnh.
Tôm sú
Chọn tôm còn tươi sống, đầu và chân phải liền với thân, và thịt gắn liền vào vỏ. Nên chọn những con tôm mập, đều màu xanh tự nhiên và chân không bị đen.
Những loại ngao, nghêu, sò
Chọn những con có vỏ đang khép chặt, nặng tay và vỏ còn cứng. Nếu vỏ mở, chạm vào mà ngao khép lại thì đó là ngao còn tươi.
Thịt bò
Chọn thịt có thớ nhỏ mềm, màu đỏ tươi. Mỡ bò nên có màu vàng nhạt và cứng. Khi chạm vào, thịt cần có độ đàn hồi, không có mùi lạ, không bị nhớt và không dính tay.
Mực tươi
Mực tươi có màu sáng bóng, thân màu trắng sữa và màu nâu sậm. Mắt mực trong, không lồi ra ngoài hay chảy dịch. Thịt mực săn chắc, đàn hồi khi chạm vào.
Rau củ quả
Chọn những rau củ quả nguyên vẹn, không bị sâu, có màu sắc tự nhiên và không héo úa. Đối với rau ăn lá, tránh chọn loại có màu xanh bóng hoặc quá tươi mướt vì dễ bị bón hóa chất.
Ngoài ra, nếu không có đủ thời gian bạn có thể sử dụng cách nấu lẩu tomyum bằng gói gia vị.
Để chuẩn bị nguyên liệu "đúng chuẩn" cho lẩu Tomyum, bạn cần lưu ý một số điểm
3. Lẩu Thập Cẩm Bằng Gói Gia Vị Tomyum
Món lẩu Tom Yum thập cẩm - một sự pha trộn hài hòa của hương vị cay nồng, ngọt thanh, chua chua, ngọt ngọt và một chút đắng của các loại gia vị đặc trưng. Đặc biệt, bạn có thể tự tay nấu một nồi lẩu tomyum một cách rất dễ dàng chỉ với gói gia vị tomyum được pha chế sẵn. Cùng tìm hiểu cách nấu lẩu thái tomyum một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm lẩu tomyum thập cẩm cho 5 người ăn như sau:
Xương gà 300g, Thịt bò 200gr, Cá viên 100g, Cá bông lau 500 gr, Tôm 200g, Nghêu 200 gr, Mực 200 gr, Lá chanh 1 ít, Củ riềng 10 gr, Sả cây 10 gr, Hành tím 20g, Nấm rơm 20g, Bún tươi 100g, Rau ăn kèm 250gr (rau muống/kèo nèo/rau nhút/bắp chuối bào/...), Ớt xiêm 10 gr, Tỏi băm 10 gr, Ớt sừng 2 trái, Hành tím băm 10 gr, Rượu trắng 1 ít, Cà chua 5 trái, Ớt 2 trái (loại ớt không cay), Bột tom yum 1 gói, Gia vị thông dụng: (muối/đường/hạt nêm...), Tương cà 60g, Tương ớt 120g, Nước mắm 10 ml, Bột chanh 12g.
Một số nguyên liệu chính để nấu lẩu tomyum
Cách nấu lẩu tomyum thập cẩm
Bước 1: Nấu nước dùng
Đầu tiên, rửa xương gà với nước muối loãng để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch.
Bắc nồi lên bếp với 2 lít nước. Khi nước hơi sôi, bạn cho xương gà và củ hành tím vào, đậy nắp và đợi nước sôi lên thì mở nắp và vớt phần bọt để nước dùng sạch và trong. Ninh khoảng 30 phút cho xương gà ra nước ngọt.
Bước 2: Sơ chế thịt và hải sản
Rửa sạch cá bông lau, sau đó rửa sơ với nước muối loãng hoặc nước chứa giấm để làm sạch cá và giảm mùi tanh. Tiếp theo, rửa sạch tôm và cắt bỏ đầu, lột vỏ và xẻ dọc thân để lấy chỉ lưng tôm.
Với thịt bò, bạn nên rửa sơ với nước muối loãng để khử mùi tanh và cắt thành từng lát mỏng, cắt ngang sớ để thịt không bị dai.
Đối với nghêu, loại bỏ con nghêu chết, ngâm nghêu trong nước khoảng 2 tiếng.
Mực thì xẻ ngang phần thân và loại bỏ phần nội tạng còn dính lại bên trong thân mực. Dùng dao cắt nhẹ một đường bên ngoài phía đầu thân mực để lột da mực. Sau đó, rửa sạch bằng rượu trắng, gừng, giấm hoặc chanh để khử hoàn toàn mùi tanh.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Rau nên được nhặt bỏ lá hư, sau đó ngâm rau với nước muối loãng khoảng 10 phút để làm sạch chất bẩn và thuốc, và rửa lại với nước sạch.
Rau muống nên sử dụng loại cọng để khi ăn giòn ngon hơn, và cắt rau muống thành khúc tầm 4 - 5 cm.
Rau nhút, kèo nèo cũng rửa sạch và cắt khúc như rau muống.
Nấm rơm gọt bỏ phần gốc đen và dơ, và rửa sạch. Ớt sừng rửa sạch, 1 trái tỉa hoa cho đẹp mắt, 1 trái đập dập. Ớt không cay thì cắt nhuyễn.
Riềng và sả sau khi rửa sạch cũng cần cắt lát, đập dập. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và đập dập.
Lá chanh rửa sạch, 1 nửa cắt nhuyễn, 1 nửa để nguyên. Ớt xiêm thì đập dập.
Cà chua rửa sạch, 1 trái đem tỉa hoa để trang trí cho đẹp, 2 trái đem cắt hạt lựu, 1 trái cắt múi cau.
Bước 4: Nấu lẩu
Sau khi nước dùng đã ninh xong, tắt bếp và lọc lấy phần nước dùng, bỏ đi phần xương gà. Để tạo mùi thơm và hấp dẫn cho nồi lẩu, bạn bắc chảo lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn, rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi chuyển sang màu vàng đều cho phần sả, riềng, củ hành tím, lá chanh, ớt đập dập, và cà chua vào xào cho đến khi thơm lừng.
Tiếp theo, cho phần nguyên liệu vừa xào vào nồi nước dùng đã lọc lúc nãy, bật lửa vừa, nấu cho đến khi nước dùng sôi thì vớt các nguyên liệu ra. Sau đó, bắc chảo khác và thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn, cho 60gr tương cà, 120gr tương ớt vào xào đều để tạo màu cho nồi lẩu. Tiếp theo, cho 1/2 gói lẩu tomyum vào, xào đều cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt lửa.
Cuối cùng, bạn hãy cho phần hỗn hợp vừa xào vào nồi nước dùng, nêm vào nồi: 8gr muối, 15gr hạt nêm, 10ml nước mắm, 40gr đường cát, 12gr bột chanh, khuấy đều cho gia vị hòa tan. Đợi khi nước dùng sôi lên thì cho 1 vài cái lá chanh, ớt cắt nhuyễn và nấm rơm cùng cà chua cắt múi cau vào là hoàn thành.
Lẩu tomyum thập cẩm có hương vị chuc chua, ngọt ngọt, cay cay rất hấp dẫn
Thành phẩm:
Khi thưởng thức nồi lẩu tom yum thập cẩm, bạn có thể đun sôi nước lẩu trong nồi lẩu điện và sau đó lần lượt cho các loại thịt và hải sản cùng rau ăn kèm vào. Hãy thưởng thức món ăn này với bún và chấm kèm với chén nước mắm để làm tăng hương vị tuyệt vời của món lẩu.
Lẩu tom yum thập cẩm không chỉ có hương vị ngọt ngon từ xương gà và chua chua của bột tom yum mà còn thơm lừng từ các loại hương liệu kết hợp với hải sản tươi ngon và rau ăn kèm giòn dẻo. Đây chắc chắn là một món ăn hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua!
Thưởng thức món lẩu tomyum thập cẩm với bún và chấm kèm với chén nước mắm để làm tăng hương vị tuyệt vời của món lẩu
4. Lẩu Tomyum Tôm
Lẩu tomyum tôm có hương vị rất đặc trưng cùng với sự đậm đà từ nước dùng, vị chua cay cân đối đến từ các loại gia vị tomyum và ớt, cùng với sự ngọt ngon từ thịt tôm tươi. Sau đây là cách nấu lẩu tomyum tôm:
Nguyên liệu làm Lẩu tôm tom yum
Xương heo 800g, Hành tây 2 củ, bóc vỏ và rửa sạch, Sả 4 cây, Riềng 36 gr, Ớt sừng 5 trái, Nước cốt dừa 400ml, Chanh 1 trái, Nấm 370g, Cải thìa 100g, Tôm 560 gr, Bún ăn kèm 100g, Tỏi 15gr, Vỏ chanh bào 1 ít, Gia vị thông dụng 1 ít (muối/hạt nêm/ đường phèn/...), Nước mắm 70 ml.
Cách chế biến Lẩu tôm tomyum
Bước 1: Sơ chế xương heo và hầm nước dùng
Rửa sạch xương ống heo với nước lạnh, sau đó ngâm trong nước có pha muối và giấm khoảng 1 giờ để loại bỏ chất bẩn và mùi tanh.
Sau khi ngâm, đem xương chần qua nước sôi khoảng 5 - 7 phút để loại bỏ hết chất bẩn và mùi tanh của thịt.
Cho xương heo vào nồi áp suất cùng nước lọc, hầm chung với hành tây, muối, đường phèn trong 30 phút để ninh nước dùng, sau đó lọc lấy nước dùng để riêng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Rửa sạch nấm với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
Sả rửa sạch, đập dập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn. Ớt rửa sạch, xay nhuyễn.
Tôm rửa với nước muối loãng hoặc rượu trắng, sau đó cắt phần đầu và lấy chỉ lưng tôm.
Rau ngò gai và rau cải rửa sạch.
Bước 3: Nấu lẩu
Chế biến nước dùng:
Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn và đầu tôm vào xào cho đến khi đầu tôm chuyển sang màu đỏ. Tiếp theo, thêm sả đập dập vào và đảo đều tay với lửa nhỏ.
Sau khi nguyên liệu dậy mùi thơm, cho phần nước dùng đã ninh lúc đầu vào và nấu thêm khoảng 30 phút để đầu tôm ra nước ngọt.
Vớt các nguyên liệu ra và lọc nước dùng qua rây để nước trở nên trong suốt.
Chế biến hỗn hợp gia vị và tôm:
Đun sôi nước lọc còn sót lại từ đầu tôm, sau đó thêm nước cốt dừa và các loại nấm đã sơ chế vào nấu thêm 10 phút cho nấm chín.
Nêm vào gia vị như đường, nước mắm, hạt nêm, muối, vỏ chanh bào và nước cốt chanh.
Tiếp theo, thêm ớt cắt nhuyễn và tôm, đun khoảng 5 phút là hoàn thành.
Làm sa tế ớt:
Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và ớt băm vào xào chung với tỏi băm đến khi hỗn hợp cạn sệt lại và có màu sắc đẹp mắt.
Lẩu tomyum tôm có hương thơm đặc trưng, hương vị chua cay hấp dẫn
Xem thêm: 6 Cách Làm Nước Chấm Siêu Ngon Chỉ Với Những Bước Đơn Giản
5. Nấu Lẩu Siêu Đơn Giản với Gói Gia Vị Tomyum
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn gia vị tomyum thì có thể sử dụng cách nấu canh tomyum bằng gói gia vị tomyum. Nguyên liệu nấu lẩu tomyum cũng tương tự như hai công thức trên, có thể thêm hoặc bớt tùy sở thích của bạn, nhưng quan trọng là phải có gói gia vị tomyum nhé!
Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị đơn giản như sau:
Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò rửa sơ với nước muối loãng để khử mùi tanh, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo rồi cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1 ít tỏi phi. Trộn đều và ướp thịt bò khoảng 15 phút để thịt bò thấm gia vị.
Tôm cắt râu và chân, rửa sạch với nước muối loãng hoặc nước pha giấm để khử mùi tanh, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
Các loại nấm cắt bỏ phần gốc cứng, rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch. Các loại rau ăn kèm nhặt bỏ lá hư, và rửa sạch.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Sả rửa sạch, đập dập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
Nấu lẩu:
Đầu tiên, bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo, cho vào phần sả đập dập và 2 trái ớt, xào đều tay cho các nguyên liệu dậy mùi thơm. Tiếp tục cho vào nồi 1 lít nước lọc đến khi nước hơi sủi bọt khí thì cho gói gia vị tomyum vào.
Sau đó, dùng vá khuấy đều để gia vị tomyum hòa quyện, rồi cho thêm vào nồi: 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, nấu cho đến khi các gia vị hòa tan.
Kế đến, cho phần tôm đã sơ chế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút cho tôm chín thì cho cà chua vào, nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp là xong.
Thành phẩm:
Lẩu tomyum chua chua cay cay, nước dùng đậm đà lại thực hiện vô cùng nhanh chóng, đơn giản. Tôm tươi ngon ăn kèm với các loại rau tươi ngon, nấm dai dai, chấm cùng chén nước mắm nguyên chất là tuyệt vời.
Nồi lẩu tomyum siêu đơn giản và đậm đà hương vị
Trên đây là 3 cách nấu lẩu thái tomyum với nước dùng đậm đà chua cay cực ngon miệng và hấp dẫn. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu được chấm cùng chén nước mắm cá cơm nguyên chất Ome Food đấy!
Nước mắm nhĩ cao cấp Ome Food 40 độ đạm được ủ chượp bằng phương pháp đấu nối 2 thùng cá cơm tươi để tăng đạm tự nhiên từ 32 lên 40 độ đạm, mang lại những giọt nước mắm đậm đà hương vị thiên nhiên. Chất lượng nước mắm hoàn toàn tự nhiên, không dùng chất bảo quản, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng.
XEM THÊM:
- Hải Phú - Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Thuỷ - Hải Sản xa bờ
- Tất tần tật những kỹ năng vào bếp được cập nhật mới nhất