Theo kết quả của một cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn tại Mỹ, vắc xin phế cầu có hiệu quả đến 97% trong việc giảm tỷ lệ mắc các chủng vi khuẩn có trong vắc xin. Việc đưa vắc xin phế cầu vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới giúp giảm gánh nặng kinh tế do các bệnh phế cầu xâm lấn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang,…
Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu là khoảng “đầu tư” thông minh cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng, di chứng không thể phục hồi khi mắc bệnh. Vắc xin đã và đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Hiện có 2 loại vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn được sử dụng chủ yếu tại nước ta là Synflorix (phế cầu 10) và Prevenar 13 (phế cầu 13). Đều là các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm do phế cầu gây ra, nhưng lịch tiêm chủng, nguồn gốc và đối tượng phòng bệnh lại có những điểm khác biệt nhất định”.
Vắc xin phế cầu là gì?
Vắc xin phế cầu là “khiên chắn” cho hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn, giảm nguy cơ biến chứng nặng, tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), phế cầu là vi khuẩn thường trú ở vùng mũi họng ở người, có đến 90% dân số khỏe mạnh có vi khuẩn phế cầu ở vùng mũi họng, tuy nhiên thông thường loại vi khuẩn này không gây bệnh. Chỉ khi sức khỏe suy giảm, hay gặp các tác nhân gây bệnh khác như cúm, virus hợp bào RSV, Covid-19,… khiến niêm mạc tổn thương, phế cầu khuẩn mới nhân cơ hội xâm lấn các cơ quan, gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang,…
Chi phí tiêm vắc xin phế cầu luôn thấp hơn chi phí điều trị. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), 1 USD (khoảng 24.000 đồng) chi cho vắc xin, giúp tiết kiệm 16 USD (khoảng 400.000 đồng) chi phí cho việc điều trị. Theo một nghiên cứu thực hiện tại Canada trong 19 năm, được xuất bản năm 2022, chi phí điều trị cho 6,3 ca bệnh phế cầu nhập viện rơi vào khoảng 7,9 tỷ USD. Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu là khoảng “đầu tư” thông minh cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng, di chứng không thể phục hồi khi mắc bệnh. Ngoài ra, vắc xin còn giúp giảm gánh nặng kinh tế cho việc điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vacxin phế cầu hoạt động trong cơ thể như thế nào?
Vắc xin “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của vi khuẩn phế cầu, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh tương tự trong tương lai. Khi tiêm vaccine phế cầu vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh các kháng thể đặc hiệu tấn công và tiêu diệt mầm bệnh. Hiện có hơn 90 loại huyết thanh phế cầu khuẩn được xác định. Hầu hết các tuýp huyết thanh gây bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như 3, 4, 6B, 9V, 14, 18C, 19F và 23F đều đã có trong vắc xin phế cầu. Đây là những tuýp gây ra 90% trường hợp nhiễm trùng trẻ em và 60% ở người lớn. (1)
Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì?
Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu đã và đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tác dụng của vắc xin phế cầu đã được chứng minh hiệu quả và tính an toàn cao trong việc phòng ngừa các chủng phế cầu nguy hiểm, phổ biến gây các bệnh cảnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… Người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính tiêm vacxin phế cầu có thể giảm nguy cơ nhập viện điều trị do cơn COPD kịch phát, tiết kiệm chi phí điều trị.
Không chỉ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, phế cầu khuẩn hiện kháng nhiều loại kháng sinh. Nếu không chủ động phòng ngừa loại vi khuẩn này bằng vắc xin, khi mắc bệnh, người bệnh có thể phải điều trị với kháng sinh liều cao, mạnh, phối hợp nhiều loại kháng sinh dẫn đến chi phí điều trị cao, kéo dài thời gian điều trị mà chưa chắc đã đáp ứng.
Tìm hiểu thêm:
- Tiêm phế cầu có tác dụng gì? Lợi ích của mũi phòng phế cầu.
- Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì? 5 bệnh phổ biến do phế cầu khuẩn.
Các loại vắc xin phế cầu phổ biến hiện nay
Hiện Việt Nam đang lưu hành chủ yếu 3 loại vắc xin phế cầu bao gồm:
- Vắc xin phế cầu 10 có tên Synflorix (Bỉ) có khả năng phòng tránh 10 chủng vi khuẩn phế cầu 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F, được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6.
- Vắc xin phế cầu 13 có tên Prevenar 13 (Mỹ) có khả năng phòng ngừa hiệu quả 13 chủng vi khuẩn phế cầu gồm 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F, cho trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền.
- Vắc xin phế cầu 23 có tên Pneumovax 23 (Mỹ) có khả năng phòng hiệu quả 23 chủng vi khuẩn phế cầu, bao gồm 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F, sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn.
Vắc xin phế cầu cần tiêm mấy mũi?
Hiện có 3 loại vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn được sử dụng chủ yếu tại nước ta là Synflorix (phế cầu 10), Prevenar 13 (phế cầu 13) và vắc xin Pneumovax 23 (Mỹ). Đều là các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm do phế cầu gây ra, nhưng lịch tiêm chủng, nguồn gốc và đối tượng phòng bệnh lại có những điểm khác biệt nhất định. Để hiểu rõ hơn về thông tin hai loại vắc xin này, mời Quý Khách xem thông tin trong bảng sau.
Tên vắc xin Vắc xin Synflorix (Bỉ) Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) Vắc xin Pneumovax 23 (Mỹ) Hãng sản xuất Glaxosmithkline (GSK) Pfizer (Mỹ) MSD (Mỹ) Đối tượng Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6 Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn Lịch tiêm trẻ em Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi có lịch tiêm:* Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
Hoặc:
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi 3.
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:
*Liệu trình tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:
*Liệu trình tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
- Mũi 4 (mũi nhắc lại): tối thiểu 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.
Với trẻ từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23) có lịch tiêm 01 mũi.
Lịch tiêm cơ bản:- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 01 liều cơ bản.
- Không khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa được xác định và đáp ứng kháng thể có thể kém.
Lịch tiêm chủng lại: Người có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu xâm lấn (≥2 tuổi): tiêm chủng lại 5 năm sau liều cơ bản hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Mỗi loại vaccine phế cầu có ưu điểm riêng. Phế cầu 10 có tác dụng đặc hiệu hơn trong phòng ngừa bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Trong khi phế cầu 13, người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi tiêm duy nhất để phòng ngừa hiệu quả các bệnh nguy hiểm do phế cầu: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Nếu bé đã tiêm đầy đủ vắc xin phế cầu 10 trước đây, khi lớn lên vẫn có thể tiêm tiếp vắc xin phế cầu 13 để phòng được 3 chủng huyết thanh còn lại có trong vắc xin.
Ai nên tiêm vắc xin phế cầu?
Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn nên tiêm vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm do phế cầu. Vắc xin phế cầu dành cho nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là những người có nguy cơ cao nhiễm trùng do phế cầu khuẩn cần được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các bệnh lý, biến chứng, di chứng do phế cầu gây ra. Các đối tượng đó bao gồm: người cao tuổi trên 65, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh nền tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, hen suyễn, hoặc người suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, do cấy ghép tạng, bệnh nhân ung thư, người nghiện rượu nặng.
Bên cạnh chú trọng tiêm phòng cho các đối tượng nguy cơ cao, cần tiêm vắc xin đầy đủ cho mọi thành viên trong gia đình, từ trẻ nhỏ, ba, mẹ, thậm chí người trông trẻ cũng nên tiêm phế cầu để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ. Đó là cách xây dựng miễn dịch cộng đồng. Vào mùa lạnh, phế cầu khuẩn hoạt động mạnh, tỷ lệ mắc bệnh cao, cần tăng cường tiêm phòng phế cầu cho các đối tượng chưa được tiêm trước đó.
Các trường hợp không nên tiêm vaccine phế cầu
Vắc xin phế cầu không khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ nên tiêm vaccine phế cầu trước và sau thai kỳ. Tiêm vacxin phế cầu trước thai kỳ giúp truyền kháng thể thụ động sang thai nhi, bảo vệ trẻ sau khi chào đời cho đến khi trẻ đủ tuổi chủng ngừa. Nếu phụ nữ phát hiện mang thai sau tiêm vắc xin cũng không nên quá lo lắng, mà hãy thông báo cho bác sĩ sản khoa để tiếp tục theo dõi sụ phát triển của thai kỳ. Hiện vẫn chưa có ghi nhận về các biến chứng bất lợi nếu tiêm vắc xin vào những tháng đầu thai kỳ. (2)
Vì sao nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn?
Phế cầu khuẩn có khả năng gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong cao từ 10% đến 20%. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, người già, con số này có thể lên đến 50%. Bệnh thường tiến triển nhanh, để lại các di chứng trầm trọng và kéo dài như mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh,…
Trên thế giới, cứ mỗi 39 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi. Năm 2018, đã có hơn 800.000 trẻ tử vong do căn bệnh này. Việt Nam mỗi năm cũng có hơn 2,9 triệu trẻ mắc viêm phổi, trong đó có khoảng 4.000 trẻ tử vong. Có thể nói, viêm phổi là “bệnh dịch bị lãng quên”, là nguyên nhân cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em nhất thế giới. Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, có khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi có nguy cơ tử vong, 30-50% người bệnh biến chứng nặng như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp nặng, viêm màng ngoài tim.
Viêm màng não được xem là bệnh nguy hiểm nhất gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. Bệnh tiến triển rất nhanh, nguy cơ tử vong cao và để lại những di chứng lâu dài cho người bệnh như: gây tàn tật điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ. Đáng lo ngại, phần lớn các trường hợp viêm màng não do phế cầu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu người bệnh gặp biến chứng phù não, sốc, xuất huyết não, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50-80%.
Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu và gây sốc. Nhiễm khuẩn huyết là bệnh nguy hiểm, nhất là khi người bệnh sẵn có các bệnh lý nền khác. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết cao, có thể lên đến 20% số ca mắc. Các triệu chứng bệnh gồm sốt cao đột ngột, lạnh run, nhịp tim nhanh, rối loạn đông máu, giảm lượng nước tiểu.
Hằng năm, thế giới ghi nhận khoảng 350 triệu trường hợp viêm tai giữa cấp ở trẻ dưới 5 tuổi, phần lớn xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm tai giữa có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phế cầu khuẩn chiếm 40-50% trường hợp viêm tai giữa. Hơn ⅓ bệnh nhi viêm tai giữa sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một năm, thậm chí nhiều trường hợp phải can thiệp phẫu thuật. Nếu không được điều trị sớm, viêm tai giữa có thể dẫn đến biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, áp xe não, viêm màng não, viêm xương chũm, liệt mặt.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu, ngăn nguy cơ biến chứng và di chứng kéo dài ảnh hưởng đến suốt phần đời còn lại của người bệnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch là việc mỗi cá nhân và gia đình đều phải thực hiện.
Khi nào nên tiêm vắc xin phế cầu?
Nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt tăng cao vào những tháng mùa lạnh, do đó mọi người dân từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn đều nên tiêm vắc xin phòng phế cầu đúng lịch, đủ mũi theo quy định từ nhà sản xuất và lịch hẹn của bác sĩ khám sàng lọc.
Vaccine phế cầu có tác dụng trong bao lâu?
Vắc xin phế cầu được chỉ định tiêm chủng sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành, người cao tuổi, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch,… Với hiệu quả cao, an toàn và miễn dịch lâu dài, bền vững trọn đời.
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin phế cầu
Vắc xin phòng bệnh phế cầu đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả bảo vệ cao. Tỷ lệ gặp các phản ứng phụ sau tiêm là rất thấp. Đa số các phản ứng phụ thường nhẹ và chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. (3)
- Phản ứng tại chỗ tiêm bao gồm: ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
- Phản ứng toàn thân bao gồm: sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
Khi gặp các phản ứng này, người tiêm chủng có thể áp dụng một số phương pháp như chườm mát và uống thuốc hạ sốt đối với các trường hợp sốt nhẹ. Các phản ứng tại chỗ như sưng đau thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Khi gặp các phản ứng bất thường sau tiêm vắc xin phế cầu, bạn nên nhanh chóng gọi đến Hotline 028 7102 6595. Đây là tổng đài chăm sóc phản ứng sau tiêm của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, sẵn sàng tiếp nhận, hướng dẫn xử trí kịp thời với đội ngũ bác sĩ trực 24/7 phối hợp cùng các đơn vị cấp cứu tại địa phương. Tổng đài dành cho mọi đối tượng cần tư vấn phản ứng sau tiêm, kể cả những người không tiêm vắc xin tại VNVC.
Tiêm vắc xin phế cầu ở đâu?
VNVC tự hào là Hệ thống trung tâm tiêm chủng đi đầu về chất lượng vắc xin và dịch vụ, là nơi có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn trong đó có các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu.
Tất cả vắc xin được lưu trữ trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 - 8 độ C theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo hiệu quả của vắc xin và an toàn cho người sử dụng. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, quy trình an toàn tiêm chủng được đảm bảo ở mức cao nhất. Là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều hãng vắc xin lớn, VNVC được đàm phán trực tiếp và có thể đặt mua vắc xin số lượng lớn đảm bảo cung ứng đầy đủ cho trẻ em và người lớn, cam kết không tăng giá và bình ổn giá, thậm chí hỗ trợ nhiều chương trình ưu đãi, đặc biệt là chương trình tiêm vắc xin trước - trả chi phí sau hoặc chia nhỏ thành nhiều lần thanh toán, mang đến cơ hội tiêm chủng đầy đủ cho mọi đối tượng.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, có nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt như: Tiêm lẻ, tiêm lưu động theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp, các gói vắc xin dành cho từng lứa tuổi, đặt giữ vắc xin theo yêu cầu… VNVC hỗ trợ đăng ký tiêm chủng qua Tổng đài 028 7102 6595, website, fanpage, Mobile App.
Đầu tư cho vắc xin là hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Với hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao, vắc xin phế cầu được khuyến cáo tiêm phòng cho nhiều đối tượng, từ trẻ nhỏ 6 tuần tuổi trở lên cho đến người lớn; đặc biệt là người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh nền. Tiêm vắc xin phế cầu đầy đủ, đúng lịch giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, biến chứng, di chứng và tử vong do các bệnh gây ra bởi phế cầu bao gồm: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…