Mẹ bầu ơi, trong giai đoạn 3 tháng giữa này của thai kỳ, mẹ nên làm những điều sau:
- Khám thai: tuần 14-18, tuần 19-23 và tuần 24-28.
- Dinh dưỡng: giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đã bắt buộc phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước mẹ nhé.
- Theo dõi những thay đổi của cơ thể: trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt ở phần bụng, ngực. Ngay lúc này, mẹ đã nên chú ý đến việc chăm sóc cho làn da và mái tóc. Khi thai được 19-23 tuần, thai phụ sẽ được tiến hành siêu âm 3D/4D và thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống lúc 24 - 28 tuần .
- Tập thể dục trong thai kỳ: đây là cách tốt để mẹ duy trì sức khỏe, sức đề kháng, mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Mẹ nên tham gia các lớp yoga cho bà bầu hoặc tập thể dục sàn chậu với chuyên gia.
- Đọc sách: đây là cách thai giáo hữu hiệu nhất mà mẹ bầu nên áp dụng để giúp phát triển trí thông minh của bé.
- Tiêm chủng phòng uốn ván: để mẹ bầu không bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập trong lúc sinh nở và bảo vệ bé tại vị trí cắt dây rốn. Mẹ bầu cũng có thể tiêm phòng cúm để phòng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tam cá nguyệt thứ ba: Mẹ ơi,chuẩn bị đón con thôi!
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 có nghĩa là mẹ bầu đã bước tới đoạn cuối của hành trình mang thai đầy khó khăn và chuẩn bị để chào đón một thiên thần bé nhỏ đến với gia đình. Bên cảnh cảm xúc hào hứng và hạnh phúc vì sắp được thấy được tình yêu bé nhỏ của gia đình thì cũng có rất nhiều điều mà mẹ bầu cần phải lưu ý đấy nhé!
Tiếp tục những thay đổi ở chặng đường 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy cùng nhau tìm hiểu để bảo vệ cho cả mẹ và bé “vượt cạn” an toàn nhé!
1. Tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp trong quá trình mang thai gây nhiều biến chứng. Các dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, chân tay sưng phù do giữ nước, đau mỏi cơ thể, tăng cân đột ngột, đau đầu dữ dội,…
Nguyên nhân gây ra tiền sản giật chủ yếu là do mạch máu của người mẹ không phát triển đầy đủ và hẹp hơn mạch máu thông thường. Dẫn đến bánh nhau có trong tử cung mẹ sẽ tiết ra SFlt-1 và sEng do thiếu oxy cho thai nhi. Yếu tố này làm ảnh hưởng tới chức năng mạch máu ở người mẹ, gây tổn thương nhiều cơ quan.
Tiền sản giật có thể dẫn đến sinh non, bé sinh ra nhẹ cân. Do đó mẹ bầu cần thường xuyên đó huyết áp để kịp thời điều trị tiền sản giật nhé!
2. Mất ngủ trầm trọng
Tình trạng mất ngủ diễn ra trầm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu là bụng của mẹ to hơn khiến mẹ không thể nằm ngủ thoải mái. Các nguyên khác cũng có thể là do thay đổi các nội tiết tố bên trong cơ thể, thai nhi liên tục di chuyển hoặc đi tiểu nhiều lần khiến mẹ bầu khó lòng mà có được giấc ngủ ngon.