Sáng ngày 30/6/2024, VNVC Ninh Bình chào đón hàng trăm ba mẹ tham dự Lớp học thai, sản với các chủ đề bổ ích: “Những vắc xin cần tiêm trong giai đoạn thai kỳ và trẻ sơ sinh”, “Quản lý thai kỳ - an toàn cho sản phụ và thai nhi”.
Lớp học có sự tham gia của 2 chuyên gia Tiêm chủng và Sản khoa bao gồm BS.CKII Đinh Ngọc Thơm - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình và BS Nguyễn Thị Thanh Hương - Bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Ninh Bình.
Những vắc xin cần tiêm trong giai đoạn thai kỳ và trẻ sơ sinh
Hệ miễn dịch tạo nên sức đề kháng cho mỗi cá thể và nhờ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí những tác nhân không phải vi sinh vật. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, vai trò của hệ miễn dịch càng trở nên quan trọng.
Những thay đổi về sinh lý trong giai đoạn mang thai có thể giảm khả năng đào thải mầm bệnh và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khiến mẹ dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn, tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra dễ mắc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai sau này của con. Điển hình như, thai phụ mắc thủy đậu, sởi, rubella… có thể gây ra dị tật thai nhi như sứt môi, dị tật ống thần kinh…
Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hương - Bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Ninh Bình, khi có kế hoạch mang thai và mang thai, mẹ cần chủng ngừa một số loại vắc xin để củng cố hệ miễn dịch cho bản thân và bảo vệ trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời nhờ vào nguồn kháng thể thụ động truyền qua nhau thai và sữa mẹ.
Tuy nhiên, nguồn kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang con chỉ duy trì trong vài tháng đầu đời của trẻ. 6 tháng sau sinh, nguồn kháng thể này dần suy giảm và mất đi, khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đó là thời điểm trẻ cần được tiêm vắc xin. Các Tổ chức y tế thế giới ước tính, hằng năm có tới 5,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Hầu hết, những ca tử vong này đều do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được. Trong đó, trẻ sơ sinh chiếm khoảng một nửa số ca tử vong. Hầu hết các ca ho gà nhập viện tử vong đều là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hằng năm, ước tính thế giới có khoảng 50 triệu ca mắc ho gà, trong đó 95% ở các nước đang phát triển, xấp xỉ 300.000 ca tử vong.
Các mũi vắc xin quan trọng mẹ cần tiêm trước và trong thai kỳ bao gồm:
GIAI ĐOẠN TRƯỚC MANG THAI
STT Phòng bệnh Tên vắc xin 1 Sởi - Quai bị - Rubella MMR II (3 in 1) (Mỹ) Priorix (Bỉ) MMR (Ấn Độ) 2 Thủy đậu Varivax (Mỹ) Varilrix (Bỉ) Varicella (Hàn Quốc) 3 Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) 4 Viêm gan A, B Twinrix (Bỉ) 5 Các bệnh sinh dục sinh dục do HPV Gardasil (Mỹ) Gardasil 9 (Mỹ) 6 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) 7 Viêm màng não do não mô cầu Menactra (Mỹ) 8 Các bệnh do phế cầu khuẩn (nếu cần thiết) Prevenar 13 (Bỉ) Synflorix (Bỉ)GIAI ĐOẠN TRONG MANG THAI
STT Phòng bệnh Tên vắc xin 1 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) 2 Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan)Với trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên cần tiêm một số loại vắc xin sau:
- Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh: trẻ cần được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt.
- Trẻ từ 2 tháng tuổi: có thể tiêm các loại vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib), tiêu chảy do Rotavirus, các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, các bệnh nguy hiểm do não mô cầu khuẩn nhóm B.
- Trẻ 6 tháng tuổi: có thể tiêm vắc xin cúm, não mô cầu BC.
- Trẻ 9 tháng tuổi: có thể tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella, viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm màng não mô cầu A,C,Y,W.
- Trẻ 12 tháng tuổi: ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu ACYW-135, các bệnh do phế cầu khuẩn và vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A.
Mời ba mẹ xem thêm bài viết: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi chi tiết theo Bộ Y Tế
Quản lý thai kỳ - an toàn cho sản phụ và thai nhi
Mang thai và làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ thường phải đối mặt với nhiều nỗi lo về sức khỏe, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân người mẹ và thai nhi. Để có một thai kỳ an toàn, thai nhi có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh, bên cạnh việc chủng ngừa vắc xin, mẹ cần biết cách quản lý thai kỳ.
Quản lý thai kỳ bao gồm chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khám thai định kỳ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Việc khám thai định kỳ giúp mẹ bầu chủ động trong việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ, nắm được những giai đoạn phát triển của trẻ, phát hiện sớm bệnh lý di truyền, dị tật, xử lí kịp thời những biến chứng khi mang thai, tạo cơ sở cho trẻ ra đời an toàn, khỏe mạnh.
BS.CKII Đinh Ngọc Thơm - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình đã chỉ ra 10 mốc khám thai mẹ cần phải nhớ bao gồm:
CỘT MỐC THỜI GIAN THÔNG TIN CẦN KIỂM TRA 1 Tuần thứ 5-8 - Kiểm tra cân nặng, chiều cao để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Kiểm tra huyết áp, đánh giá và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.- Xét nghiệm máu về hormone HCG để chắc chắn việc có thai.
- Siêu âm để biết được thai đã vào buồng tử cung hay chưa.
2 Từ tuần thứ 11 - 13 tuần 6 ngày - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.- Tính ngày dự sinh qua siêu âm thai.
- Xét nghiệm Double Test và siêu âm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là đánh giá nguy cơ hội chứng Down ở thai nhi thông qua đo độ mờ da gáy. Trong trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ có thể tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT hoặc sinh thiết gai nhau.
3 Từ tuần 16 - 22 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.- Các xét nghiệm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể được chỉ định: Triple Test, chọc ối.
4 Từ tuần 22-28 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu.- Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose nhằm phát hiện tiểu đường thai kỳ.
5 Từ tuần 28-32 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.- Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi.
6 Từ tuần 32-34 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.- Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi.
7Từ tuần 34 - 36
- Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.- Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi.
8, 9 và 10
Từ tuần 36 đến tuần 39 - Siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung.- Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần vì đây là giai đoạn rất quan trọng khi thai phụ chuẩn bị bước vào thời kỳ chuyển dạ.
Các mốc khám thai giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Để đạt được hiệu quả theo dõi và bảo vệ tốt nhất, thai phụ nên theo dõi sát sao lịch khám và các mốc khám không thể bỏ lỡ. BS.CKII Đinh Ngọc Thơm cũng đã khuyến cáo mẹ bầu cần chú ý bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ, vì đây là yếu tố quyết định sức khỏe người mẹ và liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi.
Dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức để “vượt cạn” an toàn, mau phục hồi sức khỏe sau sinh và có đủ sữa cho con bú; giúp con tăng cân tốt, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Ngược lại, thiếu dinh dưỡng trong thời gian mang thai có thể là điều kiện thuận lợi cho nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, khó sinh, sinh non/nhẹ cân, và một số tai biến khác.
Thông thường, trong một kỳ mang thai bà mẹ tăng 10-12kg bao gồm bào thai, rau thai, nước ối, máu, dịch mô, tử cung, vú. Nếu người mẹ tăng cân ít trong thai kỳ dễ có nguy cơ đẻ con nhẹ cân, thiếu vi chất (thiếu sắt, thiếu máu, can xi…). Nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ sinh khó, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Do đó, trong thai kỳ, mẹ cần cân bằng dinh dưỡng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá ít, đặc biệt ưu tiên bổ sung các dưỡng chất giúp con thông minh như DHA, ARA, omega-3, omega-6, Lutein, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, I-ốt, Acid Folic, các vitamin nhóm B cùng nhiều hoạt chất khác để giúp kích thích và thúc đẩy quá trình phát triển bổ não, tăng cường nhận thức, khả năng chú ý, học hỏi, ghi nhớ của trẻ.
Tóm lại, khi có kế hoạch mang thai, mẹ cần chủ động tiêm đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin quan trọng để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cần biết cách quản lý thai kỳ bằng việc khám thai định kỳ, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng cân đối. Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
- Hotline: 028 7102 6595
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các loại vắc xin cho mọi lứa tuổi, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn;