Bạn đã bao giờ thử xông hơi mặt bằng lá ngải cứu chưa, đây là loại lá thơm quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Lá ngải cứu không chỉ là một gia vị mà còn là một thần dược giúp bạn sở hữu làn da sáng hồng, mịn màng. Cùng khám phá những bí mật của phương pháp làm đẹp truyền thống này nhé!
1. Sử dụng lá ngải cứu xông hơi mặt có lợi ích gì?
Những lợi ích và tác dụng khi xông hơi mặt bằng lá ngải cứu như sau:
Làm sạch lỗ chân lông: Xông hơi mặt bằng ngải cứu có thể giúp lỗ chân lông thông thoáng, thúc đẩy quá trình thải bụi bẩn và tạp chất, làm sạch da mặt.
Thúc đẩy tuần hoàn máu: Đặc tính làm ấm của ngải cứu có thể giúp làm sáng tông màu da và cải thiện làn da xỉn màu bằng cách thúc đẩy lưu thông máu và cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào da.
Kháng khuẩn và chống viêm: Ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nhất định, có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trên mặt và giảm phản ứng viêm.
Cải thiện các vấn đề về da: Hút ngải cứu lên mặt có thể cải thiện và giảm bớt một số vấn đề về da như mụn trứng cá, mụn trứng cá, mẩn ngứa, v.v., đồng thời giúp kiểm soát tình trạng viêm và đỏ da.
Thúc đẩy quá trình giải độc da: Sự kích thích ấm áp của mặt xông khói ngải cứu có thể thúc đẩy quá trình giải độc cho da, đẩy nhanh quá trình thải độc tố và chất thải, đồng thời giúp làm sạch các lớp sâu của da.
Sử dụng lá ngải cứu để xông hơi có rất nhiều tác dụng tốt cho da
2. Hướng dẫn cách xông hơi mặt bằng lá ngải cứu
Có nhiều cách để xông hơi mặt bằng lá ngải cứu, mỗi cách đều có những ưu điểm và phù hợp với điều kiện khác nhau, dưới đây là một số cách phổ biến:
2.1 Hướng dẫn xông hơi mặt với lá ngải cứu trực tiếp bằng nồi:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lá ngải cứu tươi: Khoảng một nắm nhỏ
Nồi inox
Nước sạch 3-4 lít
Khăn bông lớn đủ để trùm toàn bộ đầu
Nấu nước xông hơi
Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước, nếu lá ngải cứu quá nhiều, bạn có thể cắt nhỏ để dễ sử dụng.
Bước 2: Đun sôi nồi cùng với nước đã chuẩn bị từ trước
Bước 3: Khi nước bắt đầu sôi, cho lá ngải cứu vào nồi sau đó đun dưới lửa nhỏ từ 10-15 phút
Hướng dẫn xông hơi mặt
Đặt nồi nước lên một bề mặt bằng phẳng, chắc chắn.
Cúi mặt vào phía trên nồi, cách khoảng 20-30cm.
Dùng khăn bông trùm kín đầu và nồi để giữ hơi nước không thoát ra ngoài.
Thư giãn và hít thở sâu trong khoảng 10-15 phút.
Kết thúc xông hơi.
Sau khi xông hơi mặt với nước lá ngải cứu xong bạn có thể rửa mặt lại bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
2.2 Hướng dẫn xông hơi mặt bằng lá ngải cứu với máy xông hơi
Chuẩn bị
Máy xông hơi: Chọn loại máy xông hơi phù hợp, có thể điều chỉnh nhiệt độ.
Lá ngải cứu khô hoặc tươi đều được, tốt nhất nên sử dụng lá ngải cứu tươi vì thành phần dược tính sẽ cao hơn.
Nước tinh khiết: Nước tinh khiết sẽ giúp giữ cho máy xông hơi sạch hơn và không để lại cặn.
Các bước thực hiện
Bước 1: Đổ một lượng nước tinh khiết vừa đủ vào bình chứa của máy xông hơi, nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Cho một lượng lá ngải cứu khô vừa đủ vào bình chứa nước của máy xông hơi, bạn có thể điều chỉnh lượng lá ngải cứu tùy theo sở thích về độ đậm đặc của hơi.
Bước 3: Bật máy xông hơi và điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải sau đó đặt máy xông hơi ở vị trí cách mặt khoảng 30-40cm.
Bước 4: Dùng khăn trùm kín đầu và máy xông hơi để giữ hơi nước không thoát ra ngoài, thư giãn và hít thở sâu trong khoảng 10-15 phút.
Kết thúc
Sau khi xông hơi, rửa mặt lại bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
2. 3 Hướng dẫn xông hơi mặt bằng lá ngải cứu với túi vải
Xông hơi mặt bằng lá ngải cứu với túi vải là một phương pháp đơn giản, tiện lợi và không cần quá nhiều dụng cụ.
Chuẩn bị
Lá ngải cứu tươi, nên chọn lá ngải cứu tươi, bánh tẻ để đảm bảo lượng tinh dầu cao nhất.
Túi vải, bạn có thể sử dụng túi vải mỏng, sạch để đựng lá ngải cứu.
Chuẩn bị một nồi nước sôi vừa đủ.
Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo. Sau đó, cho một lượng lá ngải cứu vừa đủ vào túi vải, buộc chặt miệng túi
Bước 2: Nhúng túi vải chứa lá ngải cứu vào nồi nước sôi trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
Bước 3: Vớt túi vải ra khỏi nồi nước sôi, để nguội bớt cho vừa tay sau đó cúi mặt vào túi vải, trùm một chiếc khăn bông lớn để giữ hơi nước, thư giãn và hít thở sâu trong khoảng 10-15 phút.
Lưu ý: Không để túi vải quá nóng để tránh bị bỏng.
Bước 4: Sau khi xông hơi, rửa mặt lại bằng nước sạch và có thể thoa kem dưỡng ấm và chống nắng nếu đi ra ngoài
Xem thêm>> Tiết Kiệm Tiền Mỹ Phẩm Nhờ Xông Hơi Mặt Bằng Lá Tía Tô
3. Cần Chú Ý Gì Khi Xông Hơi Mặt Bằng Lá Ngải Cứu?
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất khi xông hơi mặt với ngải cứu, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý trước khi xông hơi
Trước khi xông hơi, bạn nên rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và lớp makeup, điều này giúp lỗ chân lông được mở rộng, sẵn sàng hấp thụ các dưỡng chất từ tinh dầu ngải cứu.
Nếu bạn chưa từng sử dụng lá ngải cứu, hãy thử một lượng nhỏ lên vùng da cổ tay để kiểm tra xem có bị kích ứng hay không.
Nước dùng để xông hơi không nên quá nóng để tránh gây bỏng, nên sử dụng hiệt độ vừa phải sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở mà không gây tổn thương da.
Trong khi xông hơi
Giữ khoảng cách hợp lý giữa mặt và nồi nước hoặc máy xông hơi để tránh bị bỏng.
Thời gian xông hơi lý tưởng là khoảng 10-15 phút, không nên xông hơi quá lâu vì có thể làm khô da.
Trong khi xông hơi, hãy hít thở sâu và đều để tinh dầu ngải cứu thẩm thấu vào da và đường hô hấp sâu hơn.
Tận dụng thời gian xông hơi để thư giãn, giảm stress.
Sau khi xông hơi
Sau khi xông hơi, rửa mặt lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.
Thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mịn và khỏe mạnh hơn.
Sau khi xông hơi, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên hạn chế ra ngoài hoặc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao.
4. Những trường hợp nào không nên sử dụng lá ngải cứu để xông hơi mặt?
Dưới đây là một số trường hợp nên cân nhắc trước khi sử dụng ngải cứu để xông hơi mặt:
Dị ứng với ngải cứu: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thảo mộc, đặc biệt là ngải cứu, việc xông hơi có thể gây ra các phản ứng như ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy...
Da đang bị tổn thương: Khi da đang bị tổn thương như vết thương hở, bỏng, mụn viêm sưng... việc xông hơi với lá ngải cứu có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người có mạch máu giãn nở: Những người có mạch máu giãn nở nên thận trọng khi xông hơi mặt với lá ngải cứu.
Trẻ em: Da của trẻ em thường mỏng và rất nhạy cảm, vì vậy không nên xông hơi mặt cho trẻ quá nhỏ.