Một trong những khó khăn lớn nhất của người nước ngoài khi học tiếng Việt có lẽ là phát âm. Để có thể học và nói tiếng Việt một cách tự nhiên, bạn không thể chỉ nhại theo người bản xứ mà cần hiểu được quy tắc phát âm vì chỉ cần phát âm sai 1 từ nó có thể mang một ý nghĩa khác. Vậy làm sao để phát âm tiếng Việt?
Để phát âm tiếng Việt một cách chính xác, bạn cần nắm được 2 vấn đề cơ bản nhất là: Các thanh điệu trong tiếng Việt và phiên âm của nguyên âm, phụ âm.
1. Các thanh điệu trong tiếng Việt - Cách phát âm tiếng Việt
Khác với hầu hết các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có đến 6 thanh điệu. Trong đó sử dụng 5 dấu thanh. Chỉ cần khác nhau về thanh điệu, nghĩa của từ có thể hoàn toàn thay đổi. Do đó mà khi phát âm tiếng Việt cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.
6 thanh điệu trong tiếng Việt gồm:
- Thanh ngang: Không có dấu. Ví dụ: Ca, Co, Cu,…
- Dấu sắc (´): Dấu gạch chéo được đặt trên nguyên âm. Đây là thanh điệu cao nhất
Ví dụ: Á, Ó, Ố, Ú, Ứ, Ý, Í,…., Cá, Có, Cú,….
- Dấu huyền (`): Dấu gạch chéo theo chiều ngược lại với dấu sắc và cũng được đặt trên nguyên âm. Khi đọc thanh điệu này bạn hãy thấp giọng xuống.
Ví dụ: À, Ò, Ồ, Ù, Ừ, Ì,…, Cà, Cò, Cù,…
- Dấu ngã (~): Được đặt trên nguyên âm.
Ví dụ: Ã, Õ, Ỗ, Ũ, Ữ, Ỹ, Ĩ,…, Cỗ, Cũ, Kỹ,…
- Dấu hỏi (?): Đặt phía trên nguyên âm
Ví dụ: Ả, Ỏ, Ổ, Ủ, Ử, Ỷ, Ỉ,…, Cả, Cỏ, Củ,…
- Dấu nặng (.): Đặt phía dưới nguyên âm.
Ví dụ: Ạ, Ọ, Ộ, Ụ, Ự, Ị,…, Dạ, Cọ, Cộ, Cụ, Kị,…
Bạn có thể xem hình minh họa dưới đây để hình dung sự khác nhau giữa những thanh điệu này:
Chỉ cần khác nhau về dấu thanh, nghĩa của từ có thể thay đổi:
- Ca (Thanh ngang): Có nghĩa là hát hoặc cái cốc nhựa trong tiếng Việt
- Cá (Dấu sắc): Có nghĩa là con cá
- Cà (Dấu huyền): Quả Cà
Lưu ý: Tiếng Việt có tới 3 phương ngữ tương ứng với 3 miền. Giọng miền Nam sẽ chỉ có 5 thanh điệu vì có 2 âm phát âm giống nhau (vẫn khác cách viết). Đó là dấu hỏi và dấu ngã.
2. Các phiên âm trong tiếng Việt?
Tương tự như khi học tiếng Anh, để có thể phát âm đúng, bạn cần phải hiểu được quy tắc phát âm của nguyên âm và phụ âm. Vì tiếng Việt có rất nhiều nguyên âm, phụ âm nên sẽ khá phức tạp.
2.1. Phát âm các nguyên âm tiếng Việt - Cách phát âm tiếng Việt cho người nước ngoài
Về mặt chữ viết, tiếng Việt có 12 nguyên âm. Tuy nhiên, về ngữ âm, tiếng Việt có đến 11 nguyên âm đơn và các nguyên âm đôi, nguyên âm 3. Dưới đây là bảng IPA Tiếng Việt cơ bản để bạn tham khảo:
a. Phiên âm quốc tế tiếng Việt - Nguyên âm đơn
Single vowels Vietnamese IPA Similar sound in English Example a /a:/ father Ba (Father), Xa (Far) ă /a/ cut ăn (eat) â /ə/ but mất (lost) e /ɛ/ set xe (vehicle) ê /e/ day, say cây (tree) i,y /i/ tea, me ti vi (TV) o /ɔ/ law no (full) ô /o/ bowl cái ô (umbrella) ơ /ə:/ sir bơ (butter, avocado) u /u/ too bún (rice noodle) ư /ɨ/ /ɯ/ uh-uh (US) vứt (throw away)b. Các nguyên âm đôi trong tiếng Việt - Cách phát âm tiếng Việt
Theo lý thuyết có 32 nguyên âm đôi và 13 nguyên âm ba. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải nguyên âm nào cũng được sử dụng khi viết và khi giao tiếp thông thường.
Dưới đây là một số nguyên âm đôi và nguyên âm ba thường được sử dụng:
ai âu êu oe ua ưi ay ây ia oi ưu uôi ao uây iêu oo uê ươi au oay iu ôi ui uya oai eo oai ơi uy ươuVí dụ cách phát âm của một số nguyên âm đôi/ba (vowels clusters):
- (a) + (o) => (ao). Ví dụ: cao, sao, dao,…
- (e) + (o) => (eo). Ví dụ: heo, keo,…
- (i) + (ê) + (u) => (iêu). Ví dụ: tiêu, diêu, kiêu,…
- (o) + (a) + (i) => (oai). Ví dụ: xoài, hoài,…
Các nguyên âm đôi/ba rất nhiều, thêm vào đó lại có những trường hợp đặc biệt không theo quy tắc nhất định. Bạn nên tìm học với một giáo viên người bản xứ có kinh nghiệm chứ không nên tự học vì rất dễ nhầm lẫn khiến bạn mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.
Một số trường hợp đặc biệt phổ biến như:
- Nguyên âm “i” và “y” đều được phát âm là /i/, nhưng khi ghép với “a” và “u” cách đọc sẽ rất khác nhau.
- Chữ “a” phát âm khác với “ă”. Nhưng nguyên âm đôi “au” lại có cách phát âm tương tự (ă + u).
Tham khảo các khóa học dành cho bạn:
- Tiếng Việt cho người mới bắt đầu
- Khóa giao tiếp tiếng Việt
2.2. Phát âm các phụ âm tiếng Việt - Cách phát âm tiếng Việt cho người nước ngoài
Cũng giống như nguyên âm tiếng việt, phụ âm tiếng Việt cũng bao gồm nhiều phụ âm đơn và phụ âm đôi. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết các phụ âm này có cách đọc khá giống trong tiếng anh.
Dưới đây là bảng phiên âm quốc tế tiếng Việt dành cho phụ âm tiếng Việt. Bạn có thể tham khảo luyện tập phát âm tiếng Việt theo bảng sau:
Vietnamese consonants Vietnamese transliteration Similar sound in English Example b /ɓ/ blue, best ba (farther), bay (fly) đ /ɗ / day, done đi (go), đẹp (beautiful) d /z/ zero, zoo dao (knife) gi /j/ yes, jump giày (shoes), gió (wind) c, k /k/ come, cut cao (tall), kem (cream) g/gh /ɣ/ go, get gà (chicken) ghế (chair) h /h/ hi, hello hên (lucky),ho (cough)
l /l/ law, love lo (nervous) m /m/ my, mind ma (ghost) n /n/ number, no no (full) p /p/ pen, push pin (battery) s /ʂ/ she, show sò (scallop) x /s/ so, some xa (far) t /t/ stay to (big), tim (heart) v /v/ van, very và (and) r /r / run, red rau (vegetable) kh /kʰ/ /x/ loch (Northern dialect) khô (dry) nh /ɲ/ nho (grape) ng /ŋ/ sing ngu (stupid) ph /f/ form, fun phở qu /kw/ (Northern, Central) queen quên (forget) /w/ wow th /tʰ/ thin thầy (teacher) tr /ʈʂ/ try, trend trơn (slippy)Hầu hết các phụ âm đều có cách phiên âm gần giống trong tiếng Anh. Tuy nhiên, để áp dụng vào đánh vần và phát âm trong tiếng Việt thì bạn cần có người hướng dẫn vì khi các phụ âm đứng phía sau nguyên âm, nhiều từ sẽ khác với tiếng Anh.
3. Lời khuyên cho bạn khi học phát âm tiếng Việt
Nếu như bạn chưa biết phát âm và chưa đánh vần được tiếng Việt thì nên tìm hiểu trước và sau đó tìm học với một giáo viên người bản xứ có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn luyện tập và chỉ ra các trường hợp đặc biệt, dễ nhầm lẫn.
Việc ôn tập cần được thực hiện mỗi ngày, hãy luyện tập thường xuyên cách phát âm tiếng Việt, việc lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn có thể tự đánh vần như một phản xạ.
Hiện nay, hầu hết các từ điển tiếng Việt vẫn chưa có phiên âm tiếng Việt để bạn có thể học theo. Bạn có thể tham khảo các từ điển trực tuyến có kèm theo nội dung âm thanh để nghe và mô phỏng theo âm thanh đó.
Trên đây là những chia sẻ về cách phát âm tiếng Việt cũng như bảng phiên âm tiếng Việt, giúp bạn có thể tự tập phát âm với các từ đơn giản. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!
Xem thêm: Làm sao để học nói tiếng Việt như người bản xứ?
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
Jellyfish Vietnam - Hotline: 0961.106.466