1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
D. năng lượng từ biển và đại dương.
Câu 2. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là
A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.
B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. năng lượng các phản ứng hóa học.
D. sự chuyển dịch của các dòng vật.
Câu 3. Nội lực có xu hướng nào sau đây?
A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Câu 4. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Động đất, núi lửa.
B. Sóng thần, xoáy nước.
C. Lũ lụt, sạt lở đất.
D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động vận động kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 6. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?
A. Hang động caxtơ.
B. Các đỉnh núi cao.
C. Núi lửa, động đất.
D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 7. Vận động tạo núi là vận động
A. nâng lên - hạ xuống.
B. phong hóa - sinh học.
C. uốn nếp - đứt gãy.
D. bóc mòn - vận chuyển.
Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
A. Xâm thực.
B. Bồi tụ.
C. Đứt gãy.
D. Nấm đá.
Câu 9. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:
A. Miệng
B. Cửa núi
C. Mắc-ma
D. Dung nham
Câu 10. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là
A. vành đai lửa Địa Trung Hải.
B. vành đai lửa Ấn Độ Dương,
C. vành đai lửa Đại Tây Dương.
D. vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 11. Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở
A. vỏ Trái Đất
B. Thạch quyển
C. lớp Man-ti
D. nhân Trái Đất
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 3. Quá trình tạo núi là kết quả tác động
A. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
B. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
C. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
D. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
Câu 4. Các dạng địa hình nào sau đây được hình thành do gió?
A. Hàm ếch sóng vỗ.
B. Vách biển, vịnh biển.
C. Bậc thềm sóng vỗ.
D. Các cột đá, nấm đá.
Câu 5. Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là
A. các hang động caxtơ
B. đỉnh núi cao
C. núi lửa
D. vực thẳm dưới đáy đại dương
Câu 6. Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?
A. Nâng cao địa hình
B. Xâm thực.
C. Xói mòn
D. Phong hoá.
Câu 7. Dạng địa hình nào dưới đây do quá trình ngoại sinh tạo nên?
A. Các dãy núi trên lục địa.
B. Các sống núi dưới đáy đại dương.
C. Các đứt gãy lớn trên mặt đất.
D. Các cồn cát trong sa mạc.
Câu 8. Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?
A. Băng hà.
B. Gió.
C. Nước chảy.
D. Sóng biển.
Câu 9. Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình tạo núi?
A. Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa.
B. Ở những vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên núi vẫn tiếp tục được nâng cao.
C. Ở những vùng núi già, tác động của quá trình nội sinh mạnh hơn nên sự bào mòn diễn ra mạnh.
D. Khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.
Câu 10. Núi chịu tác động nhiều hơn của lực ngoại sinh là:
A. Núi già
B. Núi trẻ
C. Núi trung bình
D. Núi lửa
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành
A. các dãy núi ngầm.
B. các dãy núi trẻ cao.
C. đồng bằng.
D. cao nguyên.
Câu 2.Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy Himalaya được hình thành do
A. Mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu - Á.
C. Mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á.
D. Mảng Phi xô vào mảng Âu - Á.
Câu 3. Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên
A. dãy núi trẻ An-đet.
B. vành đai lửa Địa Trung Hải.
C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.
Câu 4. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 5. Đâu là tên một đỉnh núi cao ở Việt Nam
A. Eversest
B. Fansipan
C. An-đet
D. Uran
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phun trào của núi lửa?
A. Khí hậu, áp suất không khí ở khu vực có núi lửa
B. Áp suất từ bầu khí quyển và các yếu tố ngoại sinh
C. Sự gia tăng áp suất magma
D. Áp lực từ lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất
Câu 2. Theo em, đâu không phải nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở miền Trung?
A. Tác động của ngoại lực (do mưa lớn, bão, lũ) làm phân rã liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật.
B. Do con người khai thác rừng quá mức khiến đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
C. Do sự bất ổn của các nguồn lực nội sinh bên trong lòng Trái Đất
D. Do cấu trúc đất đá tạo nên lớp địa tầng trong khu vực
Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích quá trình hình thành các hang động đá vôi ở nước ta.
A. Tác động của quá trình phong hóa khiến đá vôi bị bào mòn, kết hợp với sự kết tủa của nước tạo nên các hang động với hình nhiều dạng khác nhau.
B. Sự bào mòn đá của nước: Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt thẳng đứng và nằm ngang. Nước mưa chảy theo khe nứt này hòa tan đá vôi, mở rộng thành các hang động.
C. Tác động của các lực nội sinh làm bề mặt đất đá trở nên gồ gề, tạo ra các khe rãnh, nứt gãy, kết hợp với các yếu tố ngoại lực (gió, nước,..) tạo nên các hang đá với nhiều hình thù khác nhau.
D. Sự va chạm của các địa mảng cùng quá trình bồi tụ vật chất khiến các hang động dần được hình thành.
Câu 4. Chỉ ra nguyên nhân khiến vết nứt ở phía Đông Phi không ngừng mở rộng, gây nguy cơ chia cắt mảng kiến tạo châu Phi thành 2 phần.
A. Thạch quyển của Trái Đất chia thành nhiều mảng kiến tạo. Những mảng này không ổn định mà di chuyển tương đối với nhau ở tốc độ khác nhau.
B. Tác động của các yếu tố nội sinh trong lòng Trái Đất.
C. Tách giãn Đông Phi được mô tả là rất dễ tách giãn do áp lực phân bố theo vòng tròn ở lớp phủ bên dưới.
D. Cả A, B, C