Điểm nhấn chính:
- Kiến thức đầu tư tài chính: Trung tâm tài chính là thành phố hoặc khu vực có vị trí chiến lược cho hoạt động thị trường, là nơi tập trung dân cư đông đúc và hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Các trung tâm này thường bao gồm các tổ chức tài chính, sở giao dịch chứng khoán, một số lượng lớn các ngân hàng và công ty bảo hiểm và có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính thế giới.
- Các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới đều được hình thành trên cơ sở tập trung của số lượng lớn các ngân hàng và sàn giao dịch chứng khoán.
Các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, dù là New York, London hay Bắc Kinh, đều được hình thành trên cơ sở tập trung một số lượng lớn các ngân hàng và sàn giao dịch chứng khoán.
Đây là các thành phố hoặc khu vực có vị trí chiến lược cho hoạt động thị trường, còn được hiểu là nơi có sự tập trung đông đúc của dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng. Các trung tâm này thường bao gồm các tổ chức tài chính, sở giao dịch chứng khoán, một số lượng lớn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và tư nhân, cũng như các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm.
Các trung tâm tài chính thường được trang bị cơ sở hạ tầng cao cấp, hệ thống thương mại, truyền thông và một hệ thống chính trị ổn định. Nơi đây cũng thường đông dân cư hơn do mức sống cao và cơ hội phát triển mà chúng mang lại cho các thành phố.
Dưới đây là 10 trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới.
1. Trung tâm tài chính: New York, Mỹ
Khi tìm hiểu đầu tư tài chính, không thể bỏ qua trung tâm tài chính New York. Theo Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu, thành phố New York giữ vị trí top 1 trong các trung tâm tài chính của thế giới.
Lịch sử phát triển thị trường tài chính New York có thể bắt nguồn từ chiến tranh thế giới thứ nhất khi Mỹ là quốc gia có tỷ lệ mắc nợ lớn nhất thế giới vì các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu rất nhiều tài sản của Mỹ. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã nỗ lực vượt bậc khi chuyển mình từ con nợ lớn nhất trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới và duy trì vị thế của mình cho đến hiện tại với tư cách là trung tâm tài chính của thế giới.
Phố Wall là thị trường chứng khoán sôi động nhất quốc gia này và Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường, đạt 25.85 nghìn tỷ đô la vào tháng 6 năm 2022.
Thành phố New York là nơi tọa lạc của một số công ty lớn (chẳng hạn như các công ty thuộc danh sách Fortune 500 và Fortune 1000), các ngân hàng lớn nhất (Morgan Stanley, JP Morgan) - và các ngành công nghiệp.
2. Trung tâm tài chính: London, Anh
Không thể bỏ qua London khi tìm hiểu đầu tư tài chính. London là một trong những trung tâm thương mại và kinh doanh bậc nhất thế giới. Ngoài ra, đây còn là trung tâm nổi tiếng về giao dịch ngoại hối và trái phiếu bên cạnh các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm.
Đặc biệt, London tạo sức ảnh hưởng vượt trội trong một số lĩnh vực trên trường quốc tế. Ví dụ, London đã tăng tỷ lệ trụ sở chính của các công ty trong danh sách Fortune Global 500 lên hơn 1/3 trong năm nay. Do đó, London và Vương quốc Anh nói chung được đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu của châu Âu khi có nhu cầu đầu tư vào các dịch vụ tài chính.
Ngay cả sau khi rời khỏi khối Liên hiệp Châu Âu (EU), London vẫn duy trì một kế hoạch hành động như ban đầu. Đó là vào ngày 19/07/2022, thủ tướng đã công bố giới thiệu Bộ Dự luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính năm 2022), đánh dấu một bước quan trọng hướng tới các dịch vụ tài chính trong tương lai. Mục tiêu của dự luật này là nâng cao khả năng cạnh tranh của các dịch vụ tài chính, mở cửa cho tăng trưởng và đầu tư trên khắp Vương quốc Anh, đồng thời đảm bảo lĩnh vực này tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp của Anh.
Sàn giao dịch chứng khoán London là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai ở châu Âu. Ngoài ra, Thị trường Vàng London được đánh giá là thị trường giao dịch vàng thỏi và bạc thỏi lớn nhất thế giới.
3. Trung tâm tài chính: Hồng Kông, Trung Quốc
Hồng Kông không chỉ là nơi hội tụ một số lượng lớn các tổ chức ngân hàng mà còn là trụ sở của nhiều công ty quản lý quỹ. Đặc khu hành chính này được hưởng lợi khi nằm trong vị trí chiến lược trong hơn một thế kỷ qua. Trên thực tế, thành phố này từ lâu đã là cầu nối thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, trong nhiều thập kỷ, thành phố này được coi là một nơi giao thương ổn định giữa các thị trường phía đông và phía tây do chính sách 'Một quốc gia, hai chế độ’ được thực hiện với Vương quốc Anh sau khi giành được độc lập. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đầu tư tài chính thì câu hỏi đã được đặt ra trong những năm gần về những lo ngại liên quan đến các quyền tự do được quy định bởi Luật An ninh Quốc gia và mối quan hệ ngày càng khăng khít với Trung Quốc. Mặt khác, Hồng Kông được hưởng lợi từ mức thuế suất thấp cũng như sở hữu sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông - lớn gần bằng sàn giao dịch chứng khoán New York.
4. Trung tâm tài chính: Thượng Hải, Trung Quốc
Thị trường chứng khoán nổi bật nhất của Trung Quốc về doanh thu, giá trị giao dịch thị trường và tổng giá trị thị trường nằm ở Thượng Hải, cụ thể là Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (SSE). Tính đến tháng 7 năm 2021, SSE có vốn hóa thị trường đạt 7.63 nghìn tỷ USD và chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Năm 2009, chính phủ Trung Quốc tuyên bố tham vọng đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu vào năm 2020, song tính tới nay, tham vọng này vẫn chưa đạt được. Cụ thể, hai mục tiêu chính của tham vọng này bao gồm:
- Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, tránh sự phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ
- Nâng cao tính minh bạch của trong hệ thống Internet
Những mục tiêu này vẫn chưa hoàn toàn đạt được kết quả, nhưng nhiều biện pháp đã được đưa ra để duy trì mục tiêu này. Ví dụ, khu vực thương mại tự do của trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải đã sẵn sàng. Hệ thống định giá và thanh toán bù trừ bằng Nhân dân tệ được phát triển tốt. Với tư cách là một trung tâm tài chính, các mô hình hoạt động của Thượng Hải ngày càng được quốc tế hóa.
5. Trung tâm tài chính: Los Angeles, Mỹ
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính, lựa chọn mở rộng hoạt động của họ sang Los Angeles vì nơi đây có nguồn nhân tài dồi dào và chi phí bất động sản thấp. Los Angeles thực sự đang trên đà trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.
GDP bình quân hàng năm của Los Angeles đạt khoảng 1 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, nơi đây không có trụ sở của bất kỳ một ngân hàng lớn nào. Các ngân hàng thương mại ở Los Angeles đã được thay thế bởi một loạt các công ty cho vay thay thế, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Los Angeles nổi lên như một trung tâm logistics và vận chuyển hàng đầu của quốc gia, và cũng là khu vực sản xuất lớn nhất. Nó đã tận dụng một cách hiệu quả các lợi thế trong các lĩnh vực truyền thông và sáng tạo, hàng tiêu dùng và du lịch.
6. Trung tâm tài chính: Singapore
Singapore có điểm mạnh là một trung tâm tài chính ổn định về kinh tế và chính trị. Hòn đảo nhỏ này tự hào khi tự khẳng định mình là một trong bốn con rồng châu Á và là một trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới.
Đây là một quốc gia nhỏ, chỉ có 1% diện tích đất dành cho sản xuất lương thực. Mặc dù chịu những bất lợi về đất đai và tài nguyên, Singapore vẫn luôn phát triển và thích ứng nền kinh tế của mình. Trên thực tế, nó tập trung và đa dạng các ngành công nghiệp như hóa chất, khoa học y sinh, lọc dầu, điện tử và cơ khí.
Singapore có thị trường vốn lớn và dẫn đầu thế giới về thị trường bảo hiểm và quản lý tài sản tổng thể và trong những năm gần đây ngày càng lớn mạnh và vượt qua nhiêu trung tâm tài chính khác.
7. Trung tâm tài chính: San Francisco, Mỹ
Cũng giống như Los Angeles, San Francisco là nơi tập trung nhiều lĩnh vực tài chính, bao gồm cả fintech. Thành phố này đã khẳng định danh tiếng của mình trong ngành công nghiệp đang phát triển với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới, từ đó trở thành một trung tâm khởi nghiệp toàn cầu.
San Francisco tập trung nhiều trụ sở, công ty luật, công ty bất động sản, công ty bảo hiểm, ngân hàng tiết kiệm và cho vay, và các tổ chức tài chính quan trọng khác. Trên thực tế, cả 6 công ty trong danh sách Fortune 500 của San Francisco đều nằm trong trung tâm tài chính quốc gia này:
- McKesson
- Wells Fargo
- Gap
- Charles Schwab
- Pacific Gas & Electric Company
- Salesforce.com
Theo dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ , tính đến năm 2012, trung tâm tài chính San Francisco có 372,829 việc làm và đóng vai trò là khu trung tâm thương mại chính của thành phố.
8. Trung tâm tài chính: Bắc Kinh, Trung Quốc
Bắc Kinh là trung tâm quản lý dịch vụ tài chính tại Trung Quốc, đồng thời là trụ sở của các cơ quan quản lý tài chính, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Quỹ Con đường Tơ lụa và bốn ngân hàng quốc gia lớn, bao gồm Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.
Tất cả các tổ chức tài chính này đều nằm trên Phố Tài chính Bắc Kinh - 'Phố Wall' mới của Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, Phố Tài chính Bắc Kinh đã giới thiệu mô hình phát triển hỗn hợp mới cho Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế khu vực trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chính và bán lẻ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây là do sự phát triển và chuyển hóa của các trung tâm tài chính ở Bắc Kinh, Hồng Kông và Thượng Hải.
9. Trung tâm tài chính: Tokyo, Nhật Bản
Tokyo không chỉ là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới mà còn là một trung tâm tài chính lớn. Thành phố này có trụ sở của nhiều ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, ví dụ như công ty bảo hiểm Japan Post Holding và Tokio Marine Holdings.
Bên cạnh đó, Tokyo cũng là trung tâm của các ngành công nghiệp viễn thông, điện tử, phát thanh truyền hình và xuất bản của Nhật Bản.
Tập đoàn các Sở Giao dịch chứng khoán Nhật Bản (JPX) được thành lập vào ngày 1/ 1/ 2013 bằng cách kết hợp sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Osaka. Tính đến tháng 7/ 2022, JPX có vốn hóa thị trường đạt 7.3 nghìn tỷ đô la.
10. Trung tâm tài chính: Thâm Quyến, Trung Quốc
Khu tài chính của Thâm Quyến, còn được gọi là Ping An, là một tòa nhà chọc trời 115 tầng, cao 559m. Đây là nơi đặt trụ sở của những gã khổng lồ công nghệ như Huawei và Tencent. Đặc biệt, GDP khu vực này năm 2018 đã vượt qua GDP của Hồng Kông.
Thâm Quyến là nơi thường được sử dụng để tiến hành các thử nghiệm. Chẳng hạn, nó đã trở thành nơi thử nghiệm cho đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc. Đây là phiên bản kỹ thuật số của đồng tiền chính thức của Trung Quốc, đánh dấu một phần trong nỗ lực thúc đẩy một xã hội không dùng tiền mặt của quốc gia này. Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể được sử dụng cho các giao dịch bán lẻ kỹ thuật số trong hệ thống tài khoản thanh toán tập trung cũng như đóng góp vào sự ổn định và toàn diện trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Ngoài ra, Thâm Quyến cũng giành được quyền tự chủ trong các vấn đề pháp lý và hành chính.