Cách vẽ biểu đồ tròn bằng thước đo độ; cách vẽ biểu đồ tròn nhân 3,6, cách tính % biểu đồ tròn. Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý dễ dàng, nhanh và chính xác nhất. Trong bài tập Địa lý thường xuất hiện bài tập vẽ biểu đồ hình tròn. Vậy khi nào cần vẽ biểu đồ hình tròn, vẽ biểu đồ tròn như thế nào? Bài viết này Sơn Ca sẽ hướng dẫn các bạn cách đơn giản Vẽ biểu đồ tròn bằng đo độ và cách nhân 3,6 chính xác bất ngờ.
1/ Cần chuẩn bị những gì trước khi vẽ biểu đồ hình tròn
- Compa: Dùng để vẽ hình tròn nhanh, chuẩn
- Bút chì (hoặc bút mực), màu sáp: Bút chì dễ xóa đi khi kẻ sai, nhưng nếu bạn muốn biểu đồ tròn của mình rõ nét, tự tin không sai thì có thể vẽ bằng bút mực, bút bi. Có thể dùng màu sáp để tô nan quạt, phân biệt các thành phần trong biểu đồ. Nếu không, bạn có thể dùng ngay bút chì, bút bi tự tạo kí hiệu kẻ ngang, kẻ dọc, chấm tròn… để phân biệt thành phần. Tuy vậy, dùng màu sáp sẽ sinh động hơn, dễ nhìn hơn.
- Thước Đo độ: sau khi tính độ cho từng thành phần, dùng đo độ để đo chính xác tỉ lệ nan quạt của mỗi thành phần.
- Máy tính: Để tính % và tính độ nhanh chóng, chuẩn xác.
Mua Máy tính - Compa - Đo độ - Bút chì- Bút màu chất lượng cao, giá rẻ ở đâu?
Tất cả những đồ dùng học tập này dễ dàng mua được trên Văn phòng phẩm Sơn Ca. Vừa rẻ hơn so với tại cửa hàng bán lẻ, vừa tiết kiệm công sức đi mua, tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà còn đảm bảo chất lượng. Sơn Ca là VPP trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam về giá cả, chăm sóc tư vấn khách hàng, đảm bảo gửi đồ không thiết, không hư hỏng, bảo đảm đổi trả nhanh chóng nếu có khiếu nại.
2/ Khi nào cần sử dụng biểu đồ tròn- Cách vẽ biểu đồ tròn
Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Đề bài thường xuất hiện cụm từ: cơ cấu, tỉ trọng, quy mô, tỉ tệ, quy mô và cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,…
Đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
3/ Tính số %, cách tính độ trong biểu đồ tròn
a. Trước khi vẽ biểu đồ tròn
- Xử lí số liệu: Chuyển tất cả số liệu thô mà đề bài cung cấp như triệu người, triệu đồng,…sang số liệu tính % bằng qua công thức: %Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.
Công thức tính số độ cần phải vẽ cho mỗi thành phần là: % Giá trị A x 3,6 (độ). Cứ 1% tương ứng với 3,6 độ trên biểu đồ tròn.
Ví dụ cụ thể:
Một trung tâm giải trí muốn so sánh những hoạt động nào thường được khách hàng chọn khi họ đến trung tâm. Thông tin được hiển thị trong bảng dưới đây. Vẽ biểu đồ hình tròn chính xác để hiển thị thông tin này.
Hoạt động Số khách hàng chọn Bơi lội 26 Gym 17 Lớp tập yoga 20 Xông hơi 9Đầu tiên, tính tổng số khách hàng: 26 + 17 + 20 + 9 = 72.
Bây giờ hãy tính số % đại diện cho khách hàng:
Khách hàng Bơi lội chiếm 26/72 x100 = 36,1%
Khách hàng G;ym chiếm: 17: 72 x100 = 23,6%
Khách hàng tập yoga chiếm 20: 72 x100 = 27,8%
Khách hàng xông hơi chiếm: 9: 72 x100 = 12,5%
Tiếp theo, tính số độ tương ứng với mỗi tệp hành động khách hàng chọn bằng cách lấy số % vừa tính nhân với 3,6. Theo thứ tự trên ta tính ra được số độ tương ứng như sau: 130 độ - 85 độ - 100 độ - 45 độ
Ta có biểu đồ thể hiện như sau:
b. Cách vẽ biểu đồ tròn
- Dùng compa vẽ một hình tròn.
- Kẻ một đường thẳng đi từ tâm đường tròn lên hướng 12h để làm mốc đo.
- Lấy thước đo độ sao cho đường thẳng biên thước đo độ trùng với đường 12h vừa kẻ. Tâm thước đo độ trùng với tâm đường tròn.
- Đo số độ tương ứng với tỷ trọng (số % của từng thành phần) ta vừa tính bên trên (nhân giá trị % từng thành phần với 3,6 ra số độ)
Xem thêm: Cách sử dụng thước đo độ
Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
- Sau khi vẽ được nan quạt thứ nhất ứng với tỷ trọng thành phần thứ nhất. Ta đo đường biên thước đo độ tại đường kẻ kết thúc nan quạt thứ nhất.
Cứ như thế cho tới khi hết các % cần đo. Nếu đo các thành phần chính xác, nan quạt cuối cùng sẽ tự động chính xác.
Nếu có 2 -3 hình tròn trong một bài tập
Nếu có 2 -> 3 hình tròn với tỉ lệ khác nhau (thường là năm sau lớn hơn năm trước).
Cách vẽ 2 - 3 hình tròn có bán kính, kích cỡ khác nhau như sau:
Gọi R1, R2, R3 là bán kính đường tròn cần vẽ
Nếu R1 (năm đầu tiên dữ liệu đưa) là 2cm thì R2 = 2cm x (Căn bậc hai (Tổng thông số 1 chia cho tổng thông số năm 2)
(Công thức tính tỉ lệ giữa cách hình tròn - nếu bài tập có đưa tổng số giữa các năm cụ thể)
c. Hoàn thiện biểu đồ, chú thích và nhận xét
Sau khi vẽ xong biểu đồ, chúng ta phải nhớ làm chú thích với màu (hoặc kí tự) trong từng nan quạt để tránh nhầm lẫn các thành phần. Các thành phần giống nhau giữa các năm phải được đánh dấu, chú thích giống nhau.
Cách nhận xét:
Trường hợp biểu đồ chỉ có 1 đường tròn:
Bắt đầu với câu nhận xét tổng quát về cơ cấu về các thành phần: chúng đều nhau hay có sẽ sự thay đổi, dịch chuyển?
Tiến hành so sánh thành phần lớn nhất, nhỏ nhất,… theo thứ tự tỷ trọng các thành phần. Kết hợp đưa ra số liệu giữa chúng hơn kém nhau hoặc tăng, giảm ra sao.
Sử dụng kiến thức bạn tích lũy được trong quá trình học. Để giải thích cho sự chênh lệch giữa các thành phần và có thể nhận xét thêm về 1,2 ý bên ngoài nếu bạn có kiến thức nâng cao.
Trường hợp biểu đồ có từ 2-3 đường tròn:
Bắt đầu với câu nhận xét chung về cơ cấu các thành phần qua mỗi năm có tăng/giảm nhiều không? Liên tục hay không?
Nhận xét chi tiết từng yếu tố trong các năm, cao nhất và thấp nhất khi nào. Giảm mạnh năm bao nhiêu. Đặc biệt là bài đạt điểm cao cần phải đưa ra các lý do giải thích cho những sự biến chuyển đó.
Đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các thành phần và bạn có thể thêm 1 đến 2 ý khác nếu bạn có kiến thức nâng cao.
Cách vẽ biểu đồ tròn nhân 3,6 dễ dàng mà Sơn Ca vừa nêu. Hi vọng sẽ giúp các bạn hoàn thành các bài tập vẽ biểu đồ tròn đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng.