Bài 1. Cho bảng số liệu (trang 38 SGK 9):
Bảng 10.1. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, PHÂN THEO NHÓM CÂY (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
2002
Các nhóm câyTổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2173,8
a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm.
b)Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
Cách làm:
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu (%):
- Ta có, cách tính cơ cấu diện tích gieo trồng từng nhóm cây trong tổng số cây như sau:
- % cơ cấu diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác) = (Diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích) x 100% = ?%
- Ví dụ:
- % Cơ cấu diện tích cây Lương thực năm 1990 = (6474,6 / 9040,0) X 100% = 71,6%
- % Cơ cấu diện tích cây Công nghiệp năm 2002 = (2337,3 / 12831,4) X100% = 18,2%
Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Bảng: CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY (Đơn vị: %)
Năm
1990
2002
Các nhóm câyTổng số
100,0
100,0
Cây lương thực
71,6
64,8
Cây công nghiệp
13,3
18,2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15,1
17,0
-
Vẽ biểu đồ
- Lưu ý:
- Bán kính biểu đồ:
- 1990: 20 mm
- 2002: 24 mm
- 1990: 20 mm
- Nên dùng các nét khác nhau nhưng cùng một màu mực để phân biệt các kí hiệu trên biểu đồ và phần chú thích
- Bán kính biểu đồ:
- Lưu ý:
(Biểu đồ: Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002 (%))
b) Nhận xét
- Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
- Cây công nghiệp diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
- Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
→ Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
Bài 2. Cho bảng số liệu (trang 38 SGK 9):
Bảng 10.2. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG (năm 1990 = 100,0%)
Số lượng (nghìn con)
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
Năm1990
2854,1
3116,9
12260,5
107,4
1995
2962,8
3638,9
16306,4
142,1
2000
2897,2
4127,9
20193,8
196,1
2002
2814,4
4062,9
23169,5
233,3
Bảng 10.2 (tiếp theo)
Chỉ số tăng trưởng (%)
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
Năm1990
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
103,8
116,7
133,0
132,3
2000
101,5
132,4
164,7
182,6
2002
98,6
130,4
189,0
217,2
a) Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002.
b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng. Tại sao đàn trâu không tăng.
Cách làm:
a) Vẽ biểu đồ:
(Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng gia súc gia cầm năm 1990-2002)
b) Nhận xét:
- Thời kì 1990 - 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
- Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).
- Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.
- Giải thích:
- Đàn gia súc, gia cầm tăng do:
- Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.
- Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.
- Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
- Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.
- Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:
- Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.
- Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.
- Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.