a) Thí nghiệm về tính tan của chất
- Thí nghiệm 1: Hòa tan cát và muối vào nước
Hình 1: So sánh tính tan của cát và muối trong nước
Nhận xét: Muối tan tốt trong nước, cát không tan trong nước.
Kết luận: Có chất tan, có chất không tan trong nước.
- Thí nghiệm 2: Thử tính tan ít hay nhiều của đá vôi (CaCO3) trong nước
Hình 2: Sự tan nhiều hay ít của chất tan
Kết luận: Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước
b) Tính tan trong nước của một số axit, bazơ và muối
Hình 3: Bảng tính tan của các chất
- Hầu hết axit tan trong nước trừ axit silixic (H2SiO3)
- Bazơ hầu hết không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 còn Ca(OH)2 ít tan
Hình 4: Màu sắc của một số kết tủa
- Muối:
- Muối của Na, K đều tan như KCl, NaNO3, ...
- Muối nitrat đều tan như Ba(NO3)2, Mg(NO3)2
- Phần lớn muối clorua, sunfat tan. Muối cacbonat đều không tan. Muối CuCl2 (tan), AgCl (không tan), K2SO4 (tan), BaSO4 (không tan)...
a) Định nghĩa
-
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
-
Ví dụ: Ở 250C khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 250C là 36 gam.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì độ tan càng lớn
Hình 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chẩt rắn
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn.
Hình 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí
- Ví dụ: Ta tiến hành thí nghiệm hòa tan của chất khí khi tăng áp suất. Với cùng lượng chất khí và nước nhưng ta lần lượt giảm thể tích ở bình 2 và 3 theo mức độ tăng dần như hình vẽ:
Hình 7: Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan của chất khí
Nhận xét: Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn ⇒ Lượng khí hòa tan trong bình 3 là nhiều nhất.