Ngày nay, thuốc giảm cân là lựa chọn được nhiều chị em phụ nữ yêu thích giúp lấy lại vóc dáng dễ dàng và hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc giảm cân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nhất là khi người dùng lạm dụng quá nhiều thuốc. Cùng tìm hiểu những tác hại của thuốc giảm cân qua bài viết dưới đây nhé!
1Thuốc giảm cân là gì?
Thuốc giảm cân là loại thuốc giúp người giảm cân kiểm soát cân nặng, hoạt động bằng cách:
- Ức chế sự thèm ăn
- Nâng cao tỷ lệ trao đổi chất
- Ngăn chặn khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể
- Tạo cảm giác no lâu
- Tăng chất thải hoặc loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể
Thuốc giảm cân giúp người dùng kiểm soát cân nặng thông qua các cơ chế khác nhau
2Có nên uống thuốc giảm cân không?
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng thuốc giảm cân mà chưa tìm hiểu cụ thể loại thuốc đó có phù hợp với cơ thể hay không. Trên thực tế, thuốc giảm cân được chỉ định trong một số trường hợp:
- Chỉ số BMI trên 30
- Chỉ số BMI trên 27 đi kèm với các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh lý mạch vành và chứng ngưng thở lúc ngủ.
Các thuốc giảm cân được kiểm soát và chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Một số thuốc giảm cân được FDA chấp thuận:
Thuốc ức chế thèm ăn gây chán ăn tác động lên não làm giảm cảm giác thèm ăn của người sử dụng. Thuốc giảm cân ức chế sự thèm ăn bao gồm:
- Bupropion/ Natrexone: Bupropion và naltrexone được sử dụng làm thuốc giảm cân do kiềm chế cảm giác đói bụng và thèm ăn. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ và đau bụng.
- Saxenda (liraglutide): là loại thuốc tiêm nội tiết tố, hoạt động trong não để kiểm soát lượng đường trong máu. Thuốc cũng được sử dụng để ức chế sự thèm ăn ở người quá cân. Thuốc có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu và chóng mặt.
- Qsymia (phentermine và topiramate ER): Phentermine ngăn chặn sự thèm ăn tương tự như chất kích thích amphetamine, được kết hợp với thuốc kiểm soát cơn động kinh topiramate để ngăn chặn sự thèm ăn. Các tác dụng phụ thường thấy của thuốc như: dị ứng, khó ngủ, táo bón, khô miệng.
- Wego Vy (semaglutide) là thuốc được kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để kiểm soát cân nặng kéo dài ở người trưởng thành thừa cân hoặc người béo phì. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi.
Thuốc ức chế lipase
- Năm 1999, Xenical (dạng kê đơn của Orlistat) lần đầu tiên được FDA chấp thuận, là một chất ức chế lipase, tác động ngoại vi để ngăn chặn sự hấp thụ chất béo từ các thực phẩm được đưa vào cơ thể mà không ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.
- Orlistat có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, đau dạ dày, đi ngoài và nghiêm trọng hơn là tổn thương gan. Bên cạnh đó, orlistat cũng làm giảm hấp thu một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và beta-carotene.[1]
Orlistat giảm cân bằng cách ngăn cản sự hấp thu chất béo
3Tác hại của thuốc giảm cân
Tác dụng phụ của thuốc giảm cân có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cũng như liều lượng mà bạn sử dụng mỗi ngày.
Ảnh hưởng tuyến giáp
Bên cạnh các thuốc được FDA công nhận, một số thuốc chưa được cấp phép vẫn tràn lan trên thị trường với công dụng giảm cân hiệu quả nhưng gây ra các bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể.
Một trong số thuốc giảm cân đó sử dụng tyrosine, thành phần có trong tuyến tụy giúp chuyển hoá chất béo và ức chế tích tụ mỡ thừa. Lượng chất này quá nhiều trong cơ thể có thể gây ức chế tuyến giáp, suy giáp, bướu cổ và các bệnh lý tim mạch khác.
Tyrosine trong các thuốc giảm cân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp
Ảnh hưởng tim mạch
Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Tăng Huyết Áp đã chỉ ra rằng, thuốc giảm cân có thể gây xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết. Do đó, những người có vấn đề về tim được khuyên nên tránh sử dụng các loại thuốc giảm cân.
Ephedra cũng là một chất kích thích có nguồn gốc thảo dược gây ra một số bệnh lý tim mạch như đau tim, đột quỵ. Loại thuốc này hiện nay không được phép sử dụng nhưng vẫn có một số người tìm đến với hy vọng cải thiện vóc dáng nhanh chóng.
Sử dụng thuốc giảm cân gây hậu quả nghiêm trọng lên tim mạch
Tác động lên gan
Gan là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể. Sử dụng thuốc giảm cân kéo dài tạo gánh nặng cho gan.
Bên cạnh đó, việc hạn chế ăn uống và hấp thu dưỡng chất trong bữa ăn kiêng có thể khiến gan suy yếu, không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động quá mức, lâu dài khiến gan tổn thương nghiêm trọng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc chống béo phì Orlistat liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khi lạm dụng quá mức. Người bệnh có thể bị nhiễm độc gan, suy gan không hồi phục.[2]
Gan tổn thương do tác động của thuốc giảm cân
Tác động lên thận
Thận cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều do những tác động của thuốc giảm cân gây ra. Các chất ức chế hấp thu và tăng đốt cháy mỡ thừa khiến thận phải làm việc nhiều để lọc cũng như đào thải các chất cặn bã.
Sử dụng thuốc giảm cân kéo dài tạo gánh nặng cho thận, gây hậu quả nghiêm trọng như suy thận cấp, suy thận mạn không phục hồi.
Thận bị suy giảm do lạm dụng thuốc
Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa
Các thuốc giảm béo ức chế lipase có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hệ tiêu hoá. Các chất này khi vào cơ thể làm giảm khả năng hấp thu chất béo, thay đổi quá trình trao đổi chất.
Những loại thuốc giảm cân có thành phần methylcellulose và sterculia không được hấp thu vào máu mà nằm ở trong lòng ruột, tạo cảm giác đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón là các tác dụng phụ hay gặp do thuốc giảm cân
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Các thuốc chống béo phì bằng cách ức chế sự thèm ăn có chứa amphetamin, một chất gây hưng phấn và tăng cường năng lượng. Người sử dụng có thể bị phụ thuộc vào thuốc và có các triệu chứng tâm lý như:
- Thay đổi tâm trạng
- Hoang tưởng và rối loạn tâm thần
- Bồn chồn, lo lắng
- Trần cảm
- Dễ nóng nảy, cáu gắt
- Né tránh các tương tác xã hội
- Khó duy trì các mối quan hệ lành mạnh
- Tham gia vào các hành vi tìm kiếm sự mới lạ như thử các chất kích thích khác.
Thuốc giảm cân tác động đến sức khỏe tâm thần
Có khả năng gây nghiện thuốc
Thuốc giảm cân là phương pháp được nhiều người lựa chọn sử dụng vì giúp bản thân lấy lại vóc dáng nhanh chóng và thay thế cho các bài luyện tập kéo dài. Điều này khiến cho bạn có tâm lý phụ thuộc vào thuốc và dùng chúng không đúng cách.
Bên cạnh đó, nhóm thuốc ức chế thèm ăn cũng có thành phần chứa chất gây nghiện dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Vậy nên, hãy cẩn thận trước khi sử dụng loại thuốc này và tuân theo liều lượng, chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ.
Người nghiện thuốc giảm cân tìm đến các chất kích thích mới lạ
Gây đau đầu
Các thuốc giảm cân ức chế sự thèm ăn bằng cách tác động lên não bộ, từ đó giúp cơ thể hạn chế lượng thức ăn đi vào và khả năng hấp thu chất béo. Sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác động trên thần kinh trung ương như đau đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
Đau đầu, mệt mỏi do thuốc giảm cân gây ra
Gây mất ngủ
Một số thành phần có trong thuốc giảm cân bao gồm phentermine, orlistat, methamphetamine,... đều là các thuốc kích thích thần kinh khiến cơ thể hưng phấn, lo âu, hoang tưởng và rối loạn giấc ngủ. Vì vậy các thuốc này cần hạn chế sử dụng trước khi ngủ.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm cân vào buổi tối để tránh mất ngủ
Gây dị ứng
Phản ứng dị ứng không thường xuyên xuất hiện do sử dụng thuốc giảm cân. Tuy nhiên, một số thuốc như Qsymia, kết hợp giữa phentermine và topiramate có thể gây cảm giác ngứa ran hoặc tê liệt.
Hơn nữa, người sử dụng có thể bị dị ứng do mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc sử dụng chúng trong một thời gian dài.
Thuốc giảm cân gây ngứa, dị ứng ở một số người mẫn cảm với thuốc
Gây viêm da
Viêm da cũng là một tác dụng không mong muốn của thuốc giảm cân khi sử dụng kéo dài hoặc không đúng liều lượng chỉ định.
Gan bị tổn thương trong quá trình dùng thuốc do không còn đủ khả năng để chuyển hoá và đào thải, dẫn tới da vàng và tình trạng viêm da do các phản ứng dị ứng.
Viêm da do cơ thể không có đủ khả năng chuyển hoá và đào thải các chất
Gây suy giảm miễn dịch
Những người sử dụng thuốc giảm cân quá lâu thường gặp các vấn đề về suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch. Nguyên nhân có thể do tác động của các thuốc giảm cân gây cảm giác chán ăn, khiến người dùng duy trì chế độ ăn uống thiếu chất kéo dài, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Những người này cũng có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hoá do không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Vì vậy, bạn cần kết hợp uống thuốc giảm cân với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục hợp lý để đạt hiệu quả giảm cân.
Tác động của thuốc giảm cân gây suy giảm sức khoẻ và hệ miễn dịch của cơ thể
Gây tăng cân trở lại sau khi ngưng thuốc
Các thuốc giảm cân tác dụng lên não gây cảm giác chán ăn. Do vậy, lượng dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể bị giảm đi trong quá trình sử dụng thuốc. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể tác động lên quá trình trao đổi chất, khiến nó diễn ra nhanh và cần nhiều năng lượng hơn.
Bạn sẽ thấy đói bụng và cần bổ sung thức ăn để cân bằng lại cảm giác thèm ăn. Điều này làm cân nặng của bạn không được kiểm soát hoặc tăng lên nhiều.
Tăng cân trở lại sau khi ngưng sử dụng thuốc giảm cân
Không có tác dụng giảm cân thật sự
Một số loại thuốc giảm cân thảo dược có thể là lựa chọn ưu tiên của bạn với mong muốn lấy lại vóc dáng từ các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Tuy vậy, hãy cẩn trọng với một số thực phẩm chức năng được phù phép với công dụng như đánh bay mỡ bụng, tan chảy chất béo và giảm vài cân trong một thời gian ngắn. Những thực phẩm chức năng này không mang lại hiệu quả mà thậm chí gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như đau đầu, suy gan, thận, suy giảm miễn dịch.
Một số thực phẩm chức năng không mang lại hiệu quả giảm cân
4Uống quá liều thuốc giảm cân có bị gì không?
Các loại thuốc giảm cân có sử dụng thành phần amphetamin, chất có khả năng gây nghiện khiến bạn khó kiểm soát việc sử dụng thuốc.
Thậm chí, một số người chủ động sử dụng chúng với liều lượng lớn hơn hoặc kéo dài hơn với mong muốn đẩy nhanh quá trình giảm béo. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới các cơ quan khác nhau của cơ thể.
- Tăng nhịp tim và huyết áp: sử dụng quá liều thuốc giảm cân không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch. Nghiêm trọng hơn, người dùng có thể bị suy tim sung huyết, suy hô hấp, đột quỵ và tử vong.
- Gây nôn mửa: thuốc giảm cân ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra các bệnh lý về hệ tiêu hoá, gây đầy hơi, trướng bụng, nôn và buồn nôn.
- Giãn đồng tử và mờ mắt: phentermine khi dùng với hàm lượng lớn hơn 360mg có thể gây ngộ độc và một số triệu chứng như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hưng phấn, giãn đồng tử, mờ mắt,...Vì vậy, người sử dụng các thuốc giảm cân có chứa phentermine cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.
- Hồi hộp, lo lắng: là một trong số những dấu hiệu tâm lý được tìm thấy ở những người dùng thuốc giảm cân quá mức. Tâm trạng của những người này cũng không ổn định và dễ thay đổi, cảm thấy bản thân bị cô lập và có xu hướng né tránh xã hội.
- Vã mồ hôi: nghiên cứu của Hiệp hội Chất độc lâm sàng Hàn Quốc chỉ ra rằng, uống phentermine có thể gây vã mồ hôi, tăng thông khí, mệt mỏi và suy nhược.
- Thở gấp: khi cơ thể ở trạng thái hưng phấn, năng lượng trong cơ thể tăng, các bộ phận cần lượng lớn oxy cho các hoạt động mạnh, dẫn tới việc thở gấp, thở liên tục. Trạng thái này duy trì trong thời gian dài có thể dẫn tới suy hô hấp.
- Kích thích, vật vã: nhịp tim nhanh, không đều và cảm giác hưng phấn, kích thích thường được tìm thấy ở những bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm cân. Sau giai đoạn hưng phấn, cơ thể thường vật vã, bơ phờ, mệt mỏi và trầm cảm.
Những dấu hiệu này khiến người dùng hướng đến những chất gây nghiện và kích thích mạnh hơn. Gây ra các biểu hiện nặng như hoang tưởng, rối loạn tâm thần hay cáu gắt và hành động theo bản tính.[3]
Uống thuốc quá liều có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ cho sức khỏe
5Ngưng đột ngột thuốc giảm cân có bị gì không?
Các thuốc giảm cân hầu hết đều có các chất kích thích não bộ và thay đổi quá trình chuyển hoá của cơ thể. Việc đột ngột ngừng sử dụng thuốc có thể dẫn đến một số triệu chứng cai thuốc nghiêm trọng bao gồm: mệt mỏi, co giật, đau cơ, cáu gắt, thèm ăn, tăng cân, suy giảm trí nhớ, tâm trạng dễ biến đổi và dễ bị trầm cảm.
Bạn nên giảm từ từ hàm lượng và tần suất sử dụng thuốc trước khi ngưng hoàn toàn hoặc tham vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Đột ngột dừng thuốc khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, rối loạn cảm xúc
6Lời khuyên dành cho người muốn giảm cân
Việc sử dụng thuốc giảm cân ngày càng phổ biến và xuất hiện rộng rãi trên thị trường, khiến người dùng dễ dàng sở hữu mà không cần thông qua bác sĩ hay chuyên gia.
Tuy nhiên, sử dụng quá liều hoặc sai cách có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Bạn cần hiểu cơ thể mình thông qua các đánh giá chuyên môn để có một lộ trình giảm cân đúng và phù hợp.
Việc giảm cân bằng thuốc không thể thay thế hoàn toàn được các phương pháp ăn kiêng và tập luyện thể dục. Hãy kết hợp các phương pháp này với nhau để có thể lấy lại vóc dáng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Một số loại thực phẩm bạn nên ưu tiên trong thực đơn giảm cân của mình:
- Giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể bằng cách thực hiện chế độ ăn thâm hụt calo.
- Các thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng và nhiều chất xơ như bơ, táo, trứng, hải sản,... Các thực phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho bạn mà không sợ béo hay lên cân.
- Tính toán lượng đồ ăn tiêu thụ mỗi ngày và duy trì thói quen này trong thời gian dài để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.
- Hạn chế đồ uống và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, các thực phẩm nhiều dầu mỡ và calo.
Một số phương pháp luyện tập giúp bạn nâng cao sức khoẻ và loại bỏ mỡ thừa:
- Các bài tập như chạy bộ, bơi, gym,.. đều giúp cơ thể bạn đốt cháy calo và lượng mỡ thừa tốt hơn.
- Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để quá trình giảm cân của bạn không bị gián đoạn.
Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thể dục giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng
Việc sử dụng thuốc giảm cân kết hợp với chế độ ăn uống và các bài tập luyện hợp lý có thể là một cách kiểm soát cân nặng và các chứng rối loạn ăn uống khác nhau. Tuy nhiên, để có thể sử dụng các loại thuốc này một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ để bạn bè và những người xung quanh bạn được biết nhé!