Điều kiện mở tài khoản ngân hàng
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định về việc mở tài khoản thanh toán ngân hàng như sau:
Mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, thanh toán bằng đồng Việt Nam (áp dụng cho cả cá nhân trong nước và người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam).
Người mở tài khoản phải có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Trong trường hợp cá nhân chưa đủ 18 tuổi, phải thuộc trường hợp từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chưa đủ 15 tuổi thì phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người Việt kiều có thể mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam bằng cách thực hiện theo quy trình thông thường được áp dụng cho người dân trong nước. Quy trình này bao gồm việc điền đơn đăng ký mở tài khoản, cung cấp các giấy tờ cá nhân cần thiết và tuân thủ các quy định về hạn mức giao dịch và thông tin cá nhân.
Người Việt Nam ở nước ngoài có được mở tài khoản trong nước?
Khoản 3 Điều 14 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) về việc mở tài khoản thanh toán, trình tự và thủ tục mở tài khoản thanh toán được quy định như sau:
Người mở tài khoản cần hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ theo quy định của ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ để đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sau khi hồ sơ được kiểm tra, ngân hàng ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng. Đối với chủ tài khoản là cá nhân, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc người giám hộ theo quy định pháp luật khi ký hợp đồng.
Đối với cá nhân đang cư trú ở nước ngoài, nếu không thể gặp mặt trực tiếp, ngân hàng có thể thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian. Quá trình xác minh phải đảm bảo chính xác về thông tin chủ tài khoản và tuân thủ quy định về phòng chống rửa tiền.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm đối với việc xác minh, nhận biết chủ tài khoản thanh toán thông qua bên trung gian, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo quy định pháp luật.
Khách hàng phải tuân thủ quy định trong việc lựa chọn bên trung gian thực hiện xác minh thông tin khách hàng.
Như vậy theo quy định này, người Việt Nam ở nước ngoài có thể mở tài khoản ngân hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian. Tuy nhiên việc này phải được thực hiện đồng thời với việc xác minh chính xác và tuân thủ quy định của pháp luật.
Cách lựa chọn bên trung gian khi mở tài khoản ngân hàng
Điều 10 của Nghị định 116/2013/NĐ-CP về hoạt động kinh doanh qua giới thiệu, quy định rõ về các yêu cầu và điều kiện cụ thể đối với bên trung gian khi tham gia hoạt động này.
Bên thứ ba, bên trung gian phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin nhận biết khách hàng theo quy định.
Tổ chức Việt Nam tham gia hoạt động trung gian phải chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, phải áp dụng các biện pháp nhận biết và cập nhập thông tin khách hàng theo quy định. Lưu trữ hồ sơ báo cáo và tài liệu theo quy định tại Điều 27 Luật phòng, chống rửa tiền.
Tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động qua giới thiệu phải chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền ở nước đó. Áp dụng biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và lưu giữ hồ sơ theo quy định của luật pháp nước đó. Trong trường hợp luật pháp nước này chưa đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, đối tượng báo cáo cần cân nhắc đến yếu tố rủi ro quốc gia để quyết định có dựa vào bên trung gian hay không.
Nếu bên trung gian là một bộ phận trực thuộc tập đoàn tài chính và đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định, thì được coi là đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.