By In Uncategorized On
TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
- Phần lý thuyết:
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của nó (ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu ).
Thanh âm là ngôn ngữ của âm nhạc.
Màu sắc đường nét là ngôn ngữ của hội họa.
Ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu là hành động sân khấu:
Hành động sân khấu chứa đựng trong các loại đối thoại. Kịch là phải có đối thoại - đó là một nguyên lý đã được kiểm nghiệm từ thời Aristot cách đây 2000 năm. Trong lời thoại nếu không có hành động, thì người diễn viên không có gì để biểu diễn, mà khán giả cũng không có gì để xem. Vậy thế nào là hành động sân khấu? Trước hết cần tìm hiểu thế nào là hành động nói chung. Bất kỳ một cử chỉ hay một động tác nào đều có mục đích để thỏa mãn một nhu cầu, một ước. muốn nhất định.
⇒ Xem lại : BÀI HỌC 9: SỨC MẠNH CỦA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
Hình ảnh học viên hóa thân vào nhân vật trong khóa học
Ví dụ :
- Ta đưa tay lấy một ly nước để uống cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu khát, cẩn hãy tuống.
- Chúng ta giơ tay lên trước hội nghị cũng là nhằm nhu cầu thỏa mãn muốn hát biểu ý kiến của mình.
Nhu cầu ước muốn, bản thân nó chưa phải là hành động - Mà phải thể hiện bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu và đạt được ước muốn. Cái mà gọi là thể hiện bằng mọi cách đó mới là một hành động trọn vẹn.
Vậy thế nào gọi là hành động kịch?
Không phải hành động nào của con người trong đời sống cũng có thể trở thành hành động kịch. Để có thể trở thành hành động kịch, cần có những điều kiện sau:
Hình ảnh không khí buổi thực hành ngoại khóa trong khóa học
.
a) Hành động phải tham gia trực tiếp hoặc giàn tiếp vào cuộc đấu tranh trong kịch. Nói cách khác, hành động phải tham gia trực tiếp vào xung đột kịch.
b) Hành động phải có tính kịch. Nghĩa là hành động đó phải có tác dụng làm thay đổi mối quan hệ vốn có của các nhân vật trong kịch, bộc lộ tính cách của nhân vật kịch.
c) Hành động phải phải phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Hình ảnh BTV - PTV Đinh Xuân Mai hướng dẫn học viên trong khóa học
d) Việc tổ chức hành động của các nhân vật thành một hệ thống thống nhất, có đầu có đuôi, mạch lạc, danh từ chuyên môn gọi là hành động thống nhất.
Sự thống nhất của hành động kịch, chính là sự thống nhất của tư tưởng chủ đề. Có hành động thống nhất của từng nhân vật và có hành động thống nhất của cả vở kịch. Hành động thống nhất của từng nhân vật phụ thuộc và chi phối bởi hành động thống nhất của cả vở kịch.
Hình ảnh học viên thực hành diễn xuất trước ống kính tại phim trường
.
Nói tới kịch phải nói tới hành động. Qua hành động mới bộc lộ được mâu thuẫn. Mâu thuẫn được bộc lộ thì mới để cao tư tưởng. Hành động là do mâu thuẫn và xung đột đẻ ra. Có xung đột trong hành động có nghĩa là do xung đột về mặt:
- Quyền lợi.
- Quan điểm.
- Nhân sinh quan.
- Thế giới quan,
Nguyên nhân nào đẩy hành động tới xung đột: Đó là Sự Kiện
Bất kỳ một vở kịch nào nhất thiết cũng phải từ 1 hoặc nhiều sự kiện có lôgic nối tiếp nhau. Kết thúc mỗi sự kiện bao giờ cũng đẻ ra hành động mới, và cứ thế sẽ tạo nên vở kịch lôi cuốn và hấp dẫn.
Hình ảnh học viên thực hành tập thoại cùng diễn viên Phi Phụng
⇒ Theo dõi bài tiếp theo: BÀI HỌC 10: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 2)
Bạn muốn tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu có thể tham khảo thêm khóa học dưới này:
Khóa đào tạo diễn viên tại TP.HCM
-
Thời gian học và học phí:
THỜI GIAN: 3 - 4.5 tháng
HỌC PHÍ: 6.000.000 - 8.000.000 đ/khóa
-
Mọi thông tin và cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM
Địa chỉ: 213 Cao Đạt, P1, Q5, TPHCM
Điện thoại: 028.6273.3715 - 0916.955.085
Website: taynguyenfilm.vn
Video không khí buổi thực hành diễn xuất trước ống kính của học viên .
Video diễn viên Hữu Nghĩa hướng dẫn học viên phần luyện giọng nói. .