1. Nghề nhân sự là gì, học gì để làm nhân viên nhân sự?
1.1. Nhân viên nhân sự là gì trong doanh nghiệp?
Việc làm nhân sự được ví như nghề hậu cần bởi người làm nhân sự sẽ thực hiện tất cả công việc để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của họ. Người làm nhân sự sẽ thực hiện toàn bộ việc lập kế hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự, quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực (HRM)…. để nhân viên yên tâm làm việc với quyền lợi của mình.
Nhân viên nhân sự có vai trò chiến lược trong việc tuyển dụng, phát triển nhân tài, xây dựng cơ chế đánh giá nhân sự cho toàn bộ doanh nghiệp
1.2. Học gì để làm nhân viên nhân sự?
Hiện nay các trường đào tạo nghề nhân viên nhân sự tuyển sinh theo các khối A, A1, D1, D3. Hiện một số trường đi đầu trong việc đào tạo nhân sự là: Tổ chức giáo dục VNNP Việt Nam, trường đào tạo nhân lực EduViet, Đại học Lao động và Xã hội, đại học Kinh tế quốc dân, đại học kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh,...
Một sinh viên nhân sự mới ra trường sẽ có mức lương tối thiểu khoảng 5 triệu đồng/tháng. Các vị trí giám đốc nhân sự có thu nhập từ 2.500 - 3.000 USD/tháng. Tại các tập đoàn nước ngoài, mức lương cho nhân viên nhân sự vào khoảng 4.000 USD/tháng tại Việt Nam.
1.3. Những lý do bạn nên chọn nghề nhân sự
1.3.1. Nhân viên nhân sự là nghề năng động, chuyên nghiệp
Nhân viên nhân sự thường phải giải quyết những khó khăn, khúc mắc cho nhân viên. Do đó, bạn sẽ có thêm những kỹ năng cần thiết giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hay trong của gia đình bạn. Bạn nên trau dồi thêm tình huống nhân sự và cách giải quyết để xử lí những trường hợp phát sinh. Chính sự chuyên nghiệp, năng động trong quá trình làm việc giúp bạn mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới.
1.3.2. Nghề nhân sự là nghề có tính rộng lớn
Những người làm nghề nhân sự sẽ không giới hạn làm việc với một người mà phải làm việc với nhiều người. Nhân viên nhân sự sẽ phải liên tục nghiên cứu, tìm hiểu nên sự học là yêu cầu bắt buộc để phát triển. Ngoài giỏi về công tác điều hành, người làm nhân sự cần có kiến thức về các lĩnh vực khác như chính trị, pháp luật, kinh doanh, xã hội….
Tuyển chuyên viên nhân sự
1.3.3. Cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân cao
Để trở thành nhân viên nhân sự giỏi, bạn cần rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và chỉ thị, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết khiếu nại của người lao động,… Kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự là cần thiết nếu bạn muốn phát triển lâu dài ở ngành này. Do đó, người làm nhân sự sẽ phải có khả năng chịu áp lực cao và linh hoạt trong khi xử lý các tình huống. Đây chính là môi trường tuyệt vời để người làm nhân sự phát triển bản thân một cách toàn diện nhất. Nếu đã xây dựng tiền đề vững chắc, cơ hội thăng tiến của bạn là vô cùng lớn.
1.3.4. Nghề có cơ hội việc làm cao
Nhân viên nhân sự là vị trí bắt buộc phải có trong mọi công ty, doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay dù hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau là sản xuất, kinh doanh, truyền thông,... phòng nhân sự là không thể thiếu.
Nghề nhân sự trong bối cảnh thị trường nhân lực toàn cầu hiện nay được đánh giá là nghề thú vị, ổn định và có triển vọng phát triển cao. Nếu thực sự đam mê nhân sự, bạn hãy tự tin thử sức mình trong lĩnh vực này!
Việc làm quản lý nhân sự
2. Nhân viên nhân sự làm gì trong doanh nghiệp?
2.1. Xây dựng, triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Những người làm nhân viên nhân sự sẽ thu thập lại nhu cầu tuyển dụng nhân sự của hệ thống các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Sau đó, cùng đồng nghiệp khác lên kế hoạch tuyển dụng, chọn phương thức đăng thông tin tuyển dụng hiệu quả nhất và đưa ra cấp trên phê duyệt. Nhân viên nhân sự cố gắng đăng tin tuyển dụng miễn phí để có thể tiết kiệm chi phí bỏ ra để tuyển dụng.
Tiến hành công tác đăng tuyển nhân sự, sàng lọc hồ sơ các ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Sau đó, phối hợp với trưởng phòng bộ phận tuyển dụng phỏng vấn, sàng lọc những ứng viên đạt yêu cầu.
Với các ứng viên trúng tuyển, nhân viên nhân sự gọi điện thoại hoặc gửi email thông báo đến những ứng viên. Chuẩn bị đầy đủ hợp đồng thử việc để ký kết với nhân viên mới. Đồng thời hướng dẫn nhân sự mới về các quy định, chính sách hiện hành, chính sách nhân sự của công ty.
Khi nhân viên kết thúc quá trình thử việc, nhân sự thực hiện làm báo cáo đánh giá kết quả thử việc trình cấp trên xét duyệt.
Việc làm trưởng phòng nhân sự
2.2. Xây dựng bảng lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ cho nhân viên
Theo từng tháng, nhân viên nhân sự sẽ thực hiện tổng hợp số ngày công, tính lương, thưởng và những khoản phụ cấp đã thỏa thuận với người lao động. Toàn bộ bảng lương này sẽ được bộ phận kế toán kiểm tra.
Nhân viên nhân sự thực hiện những thay đổi trong việc nâng - hạ lương cho người lao động. Tùy thuộc tình hình, điều kiện thực tế mà nhân viên sẽ có phương án điều chỉnh lương, thưởng sao cho phù hợp với người lao động rồi trình cấp trên xem xét.
2.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm cho nhân viên
Nhân viên nhân sự thực hiện chuẩn bị giấy tờ cần thiết, liên hệ với cơ quan bảo hiểm để người lao động được tham gia bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành. Nhân sự đồng thời cập nhật các số liệu tăng giảm bảo hiểm vào hệ thống quản lý nhân sự công ty, tiến hành đối chiếu với các cơ quan liên quan.
2.4. Xây dựng, giám sát hệ thống đánh giá hiệu quả công việc
Nhân viên nhân sự phối hợp với các bộ phận khác trong việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên. Cùng lúc hướng dẫn và khuyến khích các phòng ban trong công ty thực hiện việc đánh giá năng lực nhân sự theo kế hoạch đã đề ra.
Tham khảo ngay: Top phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất
2.5. Quản lý, cập nhật hồ sơ nhân sự của công ty
Theo định kỳ, nhân viên nhân sự tiến hành báo cáo về số lượng, tình hình nhân sự nếu có biến động bất thường. Tiến hành cập nhật, lưu trữ hồ sơ nhân sự lao động theo đúng quy định về lưu trữ hồ sơ nhân sự của công ty.
2.6. Các công việc khác
Nhân sự thực hiện giải đáp các khiếu nại, thắc mắc liên quan tới tiền lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ,... cho người lao động. Đồng thời thực hiện các công việc có liên quan theo phân công của trưởng bộ phận…
3. Những kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự
3.1. Đọc vị người đối diện
Kỹ năng không thể bỏ qua của người làm nghề nhân sự là đọc vị người đối diện. Đặc thù ngành nghề liên quan tới tuyển dụng nên việc nắm bắt đúng, chính xác tâm lý người khác sẽ giúp bạn nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Bộ phận nhân sự sẽ đảm bảo dung hòa giữa người lao động với bên sử dụng lao động. Do đó, họ cần có những nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền lợi đôi bên.
3.2. Khả năng tổ chức, kỷ luật
Kỹ năng tổ chức ở đây bao gồm kỹ năng quản lý thời gian, khả năng hoàn thành hiệu suất công việc được giao. Bên cạnh những cam kết về deadlines, người làm nhân sự cần linh động giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào cần giải quyết sau.
Đặc biệt một người nhân sự giỏi sẽ cần có khả năng tổ chức đa nhiệm vụ, khả năng giữ kỷ luật tốt. Do đó, họ sẽ cần thiết lập hệ thống tiêu chuẩn , kỷ luật hành vi để các thành viên khác thực hiện.
3.3. Đạo đức, công bằng
Người làm nhân sự thường đi kèm với quyền lợi cá nhân trong tập thể. Vì thế, những người làm nhân sự cần có đức tính công bằng. Bạn cần thể hiện lòng yêu nghề, trách nhiệm bản thân cũng như quan tâm tới lợi ích của nhân viên trong công ty.
Hơn thế nữa, nhân sự cần có cái nhìn bao quát về chiến lược phát triển doanh nghiệp và tận dụng nhân lực làm việc sao cho hiệu quả nhất. Một chuyên gia nhân sự tốt sẽ nhận ra nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện quản lý và phân quyền một cách hiệu quả.
3.4. Giao tiếp tốt, biết lắng nghe
Những người làm nhân sự sẽ có tương tác qua lại giúp người lao động làm việc với lãnh đạo được thuận lợi nhất có thể. Giao tiếp bao gồm giao tiếp qua hình thức lời nói và thông qua văn bản.
Nhân sự cần biết cách lắng nghe, đàm phán và giải quyết các xung đột giữa người lao động với nhau, giữa nhân viên với lãnh đạo để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất. Ngoài lắng nghe, nhân viên nhân sự cần đặt ra các câu hỏi để người lao động hiểu và tìm ra mong muốn của họ tốt nhất.
3.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Để hoạt động thuận lợi, các nhân viên nhân sự cầm nắm được những đặc điểm cơ bản trong hệ thống cán bộ nhân viên. Các đặc điểm cần nắm như: tính cách, vị trí, năng lực, ...để có thể dung hòa và hướng các nhân viên cùng nhau làm việc hiệu quả đi tới mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân sự cần có kỹ năng giải quyết mọi xung đột diễn ra trong nội bộ công ty. Hơn tất cả là đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề để mối quan hệ giữa người lao động trong công ty, đơn vị được tốt đẹp.
3.6. Khả năng lãnh đạo
Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiện nay đều sẽ lựa chọn nhân sự có khả năng lãnh đạo tốt. Họ được xem như chuyên gia liên quan tới nhiều vấn đề của doanh nghiệp. Vì thế họ cần có khả năng lãnh đạo để đưa nhân viên vào khuôn khổ, văn hóa doanh nghiệp.
Hầu hết nhân viên nhân sự giỏi đều sẽ đảm bảo sự thân thiện với tính thẳng thắn và quyết đoán khi làm việc. Những người thực hiện được điều này luôn đảm bảo mọi thứ vận hành một cách nhẹ nhàng, trôi chảy nhất có thể. Và đương nhiên họ sẽ được thăng tiến trong công việc, trở thành trưởng phòng nhân sự. Vị trí này cũng đầy áp lực, thử thách nên bạn có thể tham khảo kpi cho trưởng phòng nhân sự để xem bản thân có phù hợp không nhé.
Trên đây là những chia sẻ về vị trí nhân viên nhân sự làm gì. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và định hướng cho công việc này trong tương lai. Đây được đánh giá là công việc vô cùng thú vị, ổn định và có khả năng thăng tiến cao trong tương lai bạn đừng nên bỏ qua.