U xơ tuyến giáp kiêng ăn gì? Cùng giải đáp thắc mắc một cách chính xác và đầy đủ nhất trong bài viết sau đây.
“U xơ tuyến giáp kiêng ăn gì?” là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một chế độ ăn khoa học cho người bệnh. Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề trên.
1. U xơ tuyến giáp là gì?
U xơ tuyến giáp là tình trạng xuất hiện các mô tế bào tuyến giáp tại dưới vùng cổ hoặc đáy họng. Bệnh lý này thường phổ biến hơn đối với phụ nữ. Thực tế, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao gấp 4-5 lần so với nam giới. Loại u tuyến giáp này được chia thành hai loại gồm có: đơn nhân và đa nhân. Đa số các trường hợp mắc u xơ tuyến giáp đều là lành tính và không có triệu chứng cụ thể nào.
2. Người mắc bệnh u xơ tuyến giáp kiêng ăn gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân u xơ tuyến giáp nên kiêng trong quá trình điều trị:
2.1. Chất kích thích và đồ uống có cồn
Sử dụng các loại thực phẩm này sẽ gây tác động tiêu cực lên chức năng tuyến giáp. Theo các chuyên gia, đồ uống có cồn có khả năng ức chế hoạt động tuyến giáp. Đồng thời làm hạn chế phản ứng của hormone giải phóng Thyrotropin, Cũng như giảm hormone tuyến giáp ngoại vi. Vì vậy, người mắc u xơ tuyến giáp nên loại bỏ các chất kích thích và đồ uống có cồn khỏi chế độ ăn hàng ngày.
2.2. Các loại rau họ cải
Đây là một trong những loại thực phẩm mà người mắc u xơ tuyến giáp nên kiêng. Bởi trong đó có chứa thành phần Goitrogens và Glucosinolates. Những chất này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Mặt khác, còn gây rối loạn việc hấp thu iot của tuyến giáp. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều các loại rau họ cải sẽ làm giảm chức năng của tuyến giáp. Điển hình là một số loại rau như bắp cải, rau cải, bông cải xanh,…
2.3. Thực phẩm đóng hộp
Người mắc u xơ tuyến giáp cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng hộp. Thực phẩm đóng hộp thường chứa chất phụ gia và chất bảo quản, không có lợi cho sức khỏe của họ. Hàm lượng natri lớn trong thực phẩm đóng hộp có thể dẫn đến tăng huyết áp. Thêm vào đó, lượng chất béo bão hòa cao trong những thực phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất Thyroxin của tuyến giáp. Đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
2.4. Đậu nành
Đậu nành có chứa chất Isoflavones khiến hoạt động của tuyến giáp bị ức chế. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn ăn hai phần đậu nành mỗi ngày trong vòng 6 tháng. Thì nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp) của bạn sẽ cao hơn so với người không dùng. Đây chính là biểu hiện cụ thể cho thấy tuyến giáp đang hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơ thể của bạn được nạp đủ iot thì chất này sẽ không có tác động tiêu cực đến chức năng của tuyến giáp.
2.5. Bột mì, lúa mạch
Thành phần Gluten có trong bột mì và lúa mạch là một hợp chất có ảnh hưởng xấu đến khối u xơ tuyến giáp. Điều này gây ra các rối loạn tự miễn dịch. Cụ thể đó là Hashimoto (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc Graves (tuyến giáp hoạt động quá mức). Từ đó dẫn đến tình trạng tăng số lượng nhân giáp. Trong một số trường hợp, kích thước nhân giáp bị tăng lên đáng kể. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ hàm lượng Gluten trong từng sản phẩm trên bao bì trước khi sử dụng.
2.6. Nội tạng động vật
Theo một số nghiên cứu, các loại nội tạng động vật như dạ dày,tim, gan,… có chứa thành phần Axit Lipoic. Chất này có khả năng can thiệp vào hoạt động của hormon tuyến giáp. Từ đó khiến cho tình trạng của bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp trở nên xấu đi. Hơn nữa, Axit Lipoic cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Do đó, người mắc bệnh này nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa Axit Lipoic.
2.7. Đường và các chất tạo ngọt
Tiêu thụ nhiều đường và các chất tạo ngọt là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, thừa cân ở người mắc u xơ tuyến giáp. Bởi khi đó, tuyến giáp hoạt động kém hiệu quá. Dẫn đến việc quá trình trao đổi chất, chuyển hóa đường thành năng lượng bị chậm hơn. Vậy nên, khi mắc u xơ tuyến giáp, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ đường và các chất tạo ngọt trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt nên kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm như bánh ngọt, bánh kẹo, đường hóa học,…
2.8. Trái cây mọng
Trong các loại quả mọng chứa rất nhiều vitamin A, C và các khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, nó còn rất giàu chất xơ. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều chất xơ sẽ khiến việc hấp thu thuốc điều trị bị hạn chế. Bởi vậy, bệnh nhân mắc u xơ tuyến giáp nên hạn chế ăn quả mọng hàng ngày. Hoặc có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn khoa học hơn.
3. Người mắc bệnh u xơ tuyến giáp nên ăn gì?
Để xây dựng một chế độ ăn hợp lý, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm sau:
3.1 Rong biển
Rong biển chứa nhiều iod tự nhiên. Chất này có khả năng sản sinh hormone tuyến giáp. Đồng thời có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển u xơ tuyến giáp. Tuy nhiên cũng do giàu iod nên bệnh nhân nên cẩn trọng về liều lượng. Bạn chỉ nên tiêu thụ 100g/ngày và chia nhỏ khẩu phần. Như vậy có thể tránh gây ra các vấn đề về tim mạch.
3.2 Các loại hạt khô
Lượng magie dồi dào trong các loại hạt khô giúp kích thích sự trao đổi chất của tuyến giáp. Từ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của khối u. Không chỉ vậy, các loại hạt còn chứa nhiều vitamin E, B. Cùng với đó là nhiều khoáng chất khác giúp nâng cao tình trạng sức khỏe người bệnh. Một số loại hạt tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày đó là hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt óc chó,…
3.3 Trứng
Người mắc bệnh u xơ tuyến giáp nên bổ sung trứng trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt là lòng đỏ trứng. Bởi nó rất giàu iod và Selen. Những khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Đồng thời duy trì sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra, trứng cũng giàu protein, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe cơ. Cũng như giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và hỗ trợ trong việc điều trị tuyến giáp.
3.4 Hải sản
Hải sản là loại thực phẩm rất tốt đối với người mắc bệnh u xơ tuyến giáp. Bởi chúng chứa đầy đủ các chất cần thiết để kích thích hoạt động của hormone tuyến giáp. Cụ thể gồm có: iod, kẽm và Selen. Hải sản còn cung cấp cả Omega-3 cùng với các Vitamin A, D và khoáng chất như Magie, sắt. Nhờ đó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Điều này giúp bệnh nhân bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của khối u tuyến giáp.
4. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, Loukas đã giải đáp được cho bạn thắc mắc “U xơ tuyến giáp kiêng ăn gì?”. Từ đó biết cách chọn lọc thực phẩm phù hợp với quá trình điều trị tuyến giáp của mình. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.