Xương là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể con người, giúp nâng đỡ và vận động một cách nhịp nhàng. Khi nhắc tới xương, câu hỏi: ở xương dài màng xương có chức năng gì được nhiều người đặt ra và mong muốn đi tìm câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, mời bạn đọc theo dõi.
Màng xương là gì?
Màng xương hay còn được gọi là màng ngoài của xương. Nó là một lớp mỏng, bọc ở bên ngoài các xương dài, bao phủ toàn bộ bề mặt của xương, giúp bảo vệ, hỗ trợ cho quá trình xương hình thành.
Cấu tạo màng xương gồm có 2 lớp:
Lớp ngoài: Được gọi là màng sợi, có nhiệm vụ bảo vệ xương khỏi các tổn thương ở bên ngoài.
Lớp trong: Gọi là màng tế bào, chứa các tế bào có chức năng sản xuất mô xương mới.
Màng xương chỉ nhìn thấy được khi siêu âm hoặc chụp MRI
Không thể nhìn thấy được màng xương thông qua chụp phim X-quang. Cách duy nhất bạn có thể nhìn thấy là siêu âm hoặc thực hiện chụp cộng hưởng từ.
Ở xương dài màng xương có chức năng gì?
Xương dài màng xương có chức năng gì? Theo các chuyên gia xương khớp, màng xương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp bảo vệ xương khỏi các tổn thương bên ngoài. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ các cơ quan và mô mềm xung quanh xương thông qua việc hấp thụ và phân tán các lực tác động.
Ngoài ra, màng xương còn có tác dụng giúp phục hồi xương sau các chấn thương như bị gãy xương, rạn xương. Khi có các tổn thương xảy ra, các tế bào trong màng xương sẽ bắt đầu sản xuất mô xương mới, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Màng xương cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cho xương phát triển, nổi bật như canxi và các loại khoáng chất khác. Qua đó, giúp xương cứng hơn, khỏe hơn. Các chuyên gia cho biết, có tới 9(% canxi trong cơ thể nằm trong răng và xương.
Màng xương có khả năng tác động để xương to ra theo chiều ngang theo cơ chế phân chia tế bào xương thành nhiều tế bào mới. Các tế bào cũ sẽ bị đẩy vào trong hóa thành xương, giúp xương to và dài ra.
Các nghiên cứu chỉ ra, trong màng xương có chứa protein collagen, tạo thành một chiếc khung mềm.
Phản ứng của màng xương
Ngoài việc tìm hiểu ở xương dài màng xương có chức năng gì, thông tin về các phản ứng của màng xương xảy ra như thế nào cũng đặc biệt quan trọng và được nhiều người quan tâm.
Phản ứng màng xương xuất hiện khi phần vỏ xương phản ứng với những tổn thương. Khi xương có chấn thương hoặc gãy, màng xương sẽ kích hoạt quá trình phục hồi bằng cách sản xuất mô xương mới để thay thế cho mô xương đã bị hư hại.
Các hiện tượng ở xương như nhiễm trùng, tạo thành u, chấn thương và một số bệnh lý khác ở xương khớp có thể khiến màng xương nâng cao từ vỏ xương. Từ đó, tạo thành những phản ứng màng xương khác nhau.
Cách để quan sát được hình thái phản ứng của màng xương chính xác, cụ thể nhất là xác định vào cường độ, tính xâm lấn hoặc thời gian tổn thương của màng xương.
Thông thường, các phản ứng màng xương thường xảy ra nhiều và rõ rệt hơn ở đối tượng người lớn bởi màng xương đối tượng này ít linh hoạt và dính nhiều hơn.
Xương dài màng xương giúp xương phát triển về bề ngang
Thành phần cấu tạo của xương
Xương được cấu tạo thành từ một số thành phần chính như sau:
Collagen: Đây là một loại protein giúp xương mềm dẻo và hạn chế nguy cơ gãy xương.
Khoáng chất: Canxi và phosphorus là hai khoáng chất quan trọng hàng đầu trong cấu trúc xương. Chúng tạo nên một hệ thống lưới khoáng chất chắc chắn, cứng cáp để xương chịu được các lực tác động lớn.
Tế bào: Các tế bào chính ở trong xương là osteoblasts (Giúp sản xuất mô xương mới) và osteoclasts (hỗ trợ hủy hoại mô xương cũ để mở rộng không gian cho mô xương mới phát triển).
Máu: Máu di chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho các tế bào xương, giúp sản xuất các tế bào máu.
Dựa vào cấu tạo và hình dạng xương, có các loại xương chính là:
Xương dài: Trong xương dài có xương xốp, nan xương, sụn nối với những xương khác ở 2 đầu. Xương dài chỉ các phần xương tứ chi như cẳng tay, cánh tay, cẳng chân phù hợp với những động tác vận động.
Xương ngắn và xương dẹt: Xương có dạng ống, cứng và nhiều nan xương và hốc xương nhỏ có chứa tủy đỏ. Xương ngắn chỉ các vị trí xương như cổ tay, cổ chân. Xương dẹt chỉ xương ở bả vai, vòm họng hay xương chậu có chức năng bảo vệ cơ thể.
Xương vừng: Chỉ phần xương nằm ở những gân cơ và cấu tạo nhỏ, giúp giảm ma sát giữa xương và gân, tăng khả năng hoạt động cho màng xương.
Xương bất định hình: Là phần xương có cấu trúc phức tạp, nó có hình dạng không cố định. Ở những vị trí khác nhau, hình dạng của xương bất định hình có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Cấu tạo của xương dài màng xương
Thành phần hóa học của xương
Xương được cấu tạo chủ yếu từ hai chất cơ bản là: Chất hữu cơ và chất vô cơ. Cụ thể:
Chất hữu cơ (cốt giao): Chiếm khoảng 30% trọng lượng khô của xương, gồm có các thành phần chính là protein, mucopolysaccarid, lipid. Trong đó, các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là collagen và phức hợp của protein.
Chất vô cơ (khoáng chất): Chiếm khoảng 70% trọng lượng khô của xương, gồm có muối canxi, magie, silic, mangan, kẽm, đồng,...
Tỷ lệ của các thành phần hóa học trong xương mỗi người là khác nhau. Chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác và các hiện tượng bệnh lý của người đó. Cơ thể càng non, các chất hữu cơ trong xương càng nhiều và ngược lại. Chính vì thế mà thường xương ở người trẻ mềm dẻo hơn, xương người già giòn và dễ gãy hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: Ở xương dài màng xương có chức năng gì chúng tôi tổng hợp chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về xương dài màng xương.
Xem thêm: