“Mẹ bầu ăn cua được không” là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã từng dị ứng với cua hoặc gặp phải một số vấn đề khi mang thai, thì mẹ bầu không nên ăn cua. Ngược lại, nếu không bị dị ứng với cua, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cua bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, không được ăn quá nhiều bởi những lý do như sau:
Cua có chứa nhiều canxi và protein
- Cua có chứa nhiều đạm: Nếu ăn quá nhiều cua, mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa và tạo áp lực lớn cho thận. Để tránh gây hại cho sức khỏe, không chỉ mẹ bầu mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều cua.
- Cua cũng giống như các loại hải sản khác, có thể chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn gây bệnh khác. Nếu không được nấu chín kỹ, cua có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi và mẹ bầu.
- Cua chứa nhiều chất béo và cholesterol, vì thế những mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp cũng như một số bệnh khác, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ, viêm túi mật,… cũng cần hạn chế tiêu thụ cua.
- Cua có chứa nhiều purin, do đó bà bầu ăn nhiều cua có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Cua có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn cua đúng cách, mẹ bầu có thể nhận được những lợi ích như sau:
- Cua là thực phẩm giàu dưỡng chất: Trong cua không chỉ có nhiều canxi mà còn có chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác có thể kể đến như đồng, kẽm, sắt, mangan,… Bên cạnh đó, cua còn có chứa nhiều protein và axit béo.
Cua cung cấp sắt cho mẹ bầu, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Axit béo omega-3 trong cua là một dưỡng chất quan trọng giúp mẹ bầu cải thiện tinh thần, loại bỏ căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn. Vì thế, bổ sung thịt cua một cách hợp lý trong chế độ ăn của mẹ bầu sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
- Là nguồn canxi dồi dào: Trong thịt cua có chứa một hàm lượng canxi đáng kể. Đây là một loại khoáng chất đặc biệt tốt cho mẹ bầu và sự phát triển hệ thống xương khớp, tai và hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung đầy đủ canxi cũng giúp phòng tránh tình trạng loãng xương ở bà bầu.
Cua giúp cải thiện tâm lý mẹ bầu
- Giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng mẹ bầu: Mẹ bầu thường dễ xúc động, tâm lý thay đổi thất thường và hay lo lắng thái quá. Thậm chí, nếu không biết cách cân bằng có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, những dưỡng chất từ cua có thể góp phần giúp mẹ bầu suy nghĩ tích cực, vui vẻ hơn.
- Cung cấp sắt: Để phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Trong một số trường hợp cần thiết, mẹ bầu không chỉ cần bổ sung qua thực phẩm mà còn bổ sung bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Cua cũng là một thực phẩm có chứa nhiều sắt giúp mẹ bầu phòng tránh thiếu máu, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và tốt cho việc sinh nở của mẹ.
- Kiểm soát huyết áp: Tâm lý căng thẳng trong thời gian mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng tăng huyết áp, gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Việc bổ sung thịt cua vào chế độ ăn có thể giúp mẹ bầu cung cấp magie cho cơ thể và kiểm soát tăng huyết áp rất hiệu quả. Ngoài ra, lượng magie trong thịt cua cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, ngủ ngon hơn và cân bằng nội tiết.
- Giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch: Axit béo Omega-3 không chỉ tốt cho não của trẻ mà còn góp phần giảm đáng kể nguy cơ các bệnh về tim mạch.
- Bổ sung vitamin B9: Đây là một loại vitamin rất cần thiết đối với mẹ bầu, để phòng tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Vitamin B9 có nhiều trong một số loại trái cây, rau củ và cũng có nhiều trong thịt cua. Vì thế mẹ bầu cũng có thể bổ sung thịt cua trong thực đơn để bữa ăn thêm đa dạng, hấp dẫn.
Khi ăn cua, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không nên ăn vào buổi tối vì cua có chứa nhiều calo. Nếu ăn cua vào bữa tối, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn cua vào bữa trưa.
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cua
- Trong cua có chứa một lượng nhỏ thủy ngân và một số chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, do đó chỉ nên ăn lượng vừa phải. Trong một tuần chỉ nên ăn 168g cua và chia cho 2 bữa ăn. Với những mẹ bầu có thể trạng sức khỏe không tốt, có nguy cơ dị ứng,… thì không nên ăn hoặc tham khảo bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Khi chọn cua, mẹ nên lưu ý không nên mua cua sống ở những vùng nước có chứa thủy ngân cao hoặc bị ô nhiễm.
- Không nên ăn thịt cua sống để tránh bị ngộ độc và nhiễm khuẩn. Chỉ nên ăn cua khi đã được nấu chín hoàn toàn.
- Không nên ăn thịt cua đông lạnh.
- Trong cua có chứa rất nhiều đạm. Sau khi cua đã được nấu chín, mẹ bầu nên ăn cua ngay. Không nên bỏ phần thịt cua thừa bảo quản trong tủ lạnh và hôm sau lại lấy ra để chế biến lại.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “mẹ bầu ăn cua được không” và một số lưu ý quan trọng khi ăn cua để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Để được tìm hiểu thêm về vấn đề dinh dưỡng dành cho mẹ bầu hoặc đăng ký kiểm tra sức khỏe thai kỳ, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhân viên tổng đài của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/m-bu-n-cua-c-khng-v-nhng-lu-khng-th-b-qua-a31518.html