Uống nước ép có tốt không? Khi nhắc đến việc bổ sung dinh dưỡng từ trái cây, nước ép trái cây thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn hơn việc ăn trái cây trực tiếp. Tuy nhiên, để tận dụng tốt lợi ích từ loại thức uống này bạn cần hiểu rõ về các loại nước ép và công dụng của chúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn danh sách 5 loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Uống nước ép có tốt không?
Nước ép trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cụ thể như:
Cung cấp nhiều dưỡng chất: Trái cây chứa nhiều loại dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi khác: Những thành phần này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động tiêu cực của gốc tự do.
Flavonoid: Hợp chất này thường có trong trái cây họ cam quýt cũng giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.
Ít chất béo và natri: Nước ép trái cây không chứa chất béo và chứa ít natri, điều này rất có lợi cho sức khỏe.
Uống nước ép có tốt không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cơ địa, loại nước ép trái cây được sử dụng và liều lượng uống. Tuy nhiên, nhìn chung việc uống nước ép thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Một lưu ý quan trọng là mặc dù trái cây cung cấp nhiều chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa, nhưng trong quá trình ép nước thường loại bỏ hầu hết lượng chất xơ có trong trái cây. Vì thế, nếu bạn đang muốn bổ sung chất xơ, thì nên lựa chọn ăn trái cây thay vì uống nước ép.
Dưới đây là danh sách một số loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe mà bạn nên thêm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình.
Nước ép cà chua là một thức uống giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, vitamin C giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt, bảo vệ da và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, lượng lycopene trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nguyên liệu:
7 trái cà chua (khoảng 1 kg)
Đường hoặc muối ít
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch cà chua bằng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước lạnh và để ráo.
Bước 2: Ép nước cà chua bằng máy ép hoặc máy xay sinh tố. Cắt cà chua thành đôi hoặc làm thành 4 phần nhỏ để dễ ép.
Bước 3: Nếu dùng máy xay sinh tố, sau khi xay nhuyễn, lọc lại qua rây để có nước cà chua sạch.
Bước 4: Thêm ít đường và đá vào nước cà chua, khuấy đều.
Lưu ý: Những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế hoặc tránh uống, vì cà chua có thể gây kích thích dạ dày.
Nước ép táo là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhờ chứa nhiều kali, một chất điện giải quan trọng cho hệ thần kinh và tim mạch. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn cung cấp hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và axit chlorogenic, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do.
Nguyên liệu:
4 trái táo
4 muỗng canh nước đường
1/2 trái chanh
100 ml nước lọc
Cách chế biến:
Bước 1: Ngâm táo trong nước muối khoảng 10 - 15 phút, rồi rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Cắt táo thành những miếng nhỏ và loại bỏ hạt.
Bước 3: Ép táo bằng máy ép trái cây, thêm nước đường (tùy khẩu vị, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu không cho đường), nước lọc và nước chanh, sau đó ép lấy phần nước táo.
Bước 4: Thêm đá và thưởng thức. Nước ép táo có vị chua, ngọt và mát lạnh.
Lựu có chứa polyphenols - một chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, giúp giảm viêm, loại bỏ gốc tự do. So với những loại trái cây khác, hàm lượng chất chống oxy hóa trong lựu cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nước ép lựu có thể giúp da bạn tươi tắn, đẩy lùi tình trạng lão hóa
Ngoài ra, nước ép lựu cung cấp nhiều vitamin K, hỗ trợ đông máu, tốt cho tim mạch và xương. Bên cạnh đó, loại nước ép này cũng cung cấp anthocyanin và vitamin C cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên liệu:
1 trái lựu
1 trái chanh vàng
mật ong, đá viên.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch quả lựu và lấy hạt.
Bước 2: Ép lựu lấy nước và lọc qua rây.
Bước 3: Pha nước ép lựu, nước cốt chanh, mật ong và khuấy đều. Bạn có thể bỏ qua bước này vì lựu vốn đã có độ chua và ngọt tự nhiên
Bước 5: Thêm đá viên sau đó thưởng thức.
Nước ép lựu mang vị ngọt lịm của lựu kết hợp với vị chua nhẹ của chanh, tạo thành thức uống mát lạnh và thơm ngon giúp giải nhiệt hiệu quả.
Nước ép nho là một lựa chọn không thể bỏ qua trong danh sách các loại nước ép tốt cho sức khỏe. Loại thức uống này chứa nhiều anthocyanin - một chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng não. Nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu đã chỉ ra rằng việc uống nước ép nho hàng ngày trong 12 tuần có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, uống nước ép nho thường xuyên còn có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện mạch máu, thay đổi hàm lượng lipid máu và giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu).
Nguyên liệu:
1 kg nho
2 cốc nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch nho, bứt cuống và để ráo nước.
Bước 2: Cho nho vào máy xay, thêm nước. Xay đều cho đến khi hỗn hợp hoàn toàn mịn.
Bước 3: Nếu muốn, bạn có thể sử dụng lưới lọc để loại bỏ vỏ và phần bã còn lại.
Bước 4: Rót nước ép vào ly và thưởng thức, bạn cũng có thể thêm đá lạnh hoặc bảo quản trong ngăn mát.
Nước ép dưa hấu không chỉ giúp thanh lọc và giải độc cơ thể, mà còn cung cấp hàm lượng kali cao giúp tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nước ép dưa hấu còn giúp lợi tiểu và loại bỏ chất thải trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong nước ép còn giúp giảm đau nhức cơ bắp, tăng cường sức khỏe cho làn da và ngăn ngừa lão hóa.
Nguyên liệu:
1 trái dưa hấu (khoảng 1 kg)
¼ muỗng cà phê muối
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa dưa hấu, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ và lọc bỏ hạt.
Bước 2: Cho thịt dưa hấu đã cắt vào máy xay và xay nhuyễn ở mức lớn trong khoảng 3 - 5 phút. Cho tiếp 1 ít muối vào và xay thêm khoảng 1 phút.
Bước 3: Cho dưa hấu, nước cốt chanh, đường và đá viên vào máy xay sinh tố. Xay hỗn hợp khoảng 2 - 3 phút cho đến khi nhuyễn.
Bước 4: Để giúp nước ép mịn hơn, bạn có thể lọc qua rây để loại bỏ bã.
Bước 5: Rót nước ép vào ly thủy tinh, có thể trang trí thêm lát dưa hấu hoặc lá húng chanh.
Lưu ý rằng, nếu bạn đang mắc các bệnh về đường huyết thì không nên uống quá nhiều nước ép dưa hấu để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao.
Khi uống nước ép trái cây bạn cần chú ý một số điều sau đây để có thể tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế các tác động xấu không mong muốn.
Dưới đây là những sai lầm mà chúng ta thường vô tình mắc phải khi uống nước ép khiến cho sức khỏe ngày càng xấu đi. Gồm:
Uống vào sáng sớm hay khi đói bụng: Đừng uống nước ép khi vừa thức dậy hoặc khi đói bụng. Acid trong nước ép có thể gây tổn hại dạ dày, bạn nên uống khoảng 30-40 phút trước bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn.
Hâm nóng: Tránh hâm nóng nước ép vì nhiệt độ cao làm mất vitamin C có trong thức uống.
Cho đường vào nước ép: Hầu hết các loại trái cây đều đã có sẵn độ chua ngọt tự nhiên, vì vậy, bạn nên hạn chế dùng đường để tốt cho sức khỏe hơn
Pha với sữa: Axit có trong nước ép sẽ phản ứng với protein trong sữa, gây trở ngại trong việc hấp thụ dưỡng chất và khiến bạn bị đau bụng. Nên uống hai loại thức uống này cách nhau ít nhất 30 phút.
Uống quá nhiều: Uống nhiều nước ép có thể gây béo phì và bệnh tim mạch do hàm lượng đường cao.
Sử dụng thìa kim loại: Kim loại phản ứng với các chất có trong nước ép, phá vỡ vitamin và khoáng chất. Vì thế bạn nên dùng thìa gỗ hoặc nhựa khi sử dụng.
Những thời điểm uống nước ép có thể giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích, như:
Buổi sáng: Đây là thời điểm tốt nhất để hấp thụ vitamin và khoáng chất từ nước ép trái cây. Bạn nên uống trước bữa ăn sáng 20-30 phút giúp dạ dày hấp thụ dinh dưỡng nhanh nhất.
Giữa các bữa ăn hoặc sau khi tập: Giúp bổ sung nước và năng lượng.
Buổi tối: Bạn nên uống nước ép trước 7 giờ tối để cơ thể có đủ thời gian hấp thụ và tiêu hóa.
So với ăn trái cây nguyên chất, nước ép thường ít chất xơ hơn và nhiều đường và calo hơn. Thế nên, việc uống quá nhiều nước ép có thể gây tăng cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do đó bạn cần tuân thủ các khuyến nghị về giới hạn lượng nước ép nên uống mỗi ngày như sau:
Trẻ 1-3 tuổi: Dưới 100ml/ngày.
Trẻ 4-6 tuổi: 100 - 170ml/ngày.
Trẻ 7 tuổi trở lên và người lớn: Dưới 220ml/ngày.
Hãy lưu ý rằng, trong tất cả các trường hợp việc sử dụng nước ép không được xem là một phương thức điều trị bệnh. Bạn chỉ có thể nhận được các lợi ích từ việc uống nước ép khi kết hợp với một lối sống lành mạnh và chế độ ăn phù hợp.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Ăn gì cho làn da sáng đẹp?
Uống cần tây có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?
Rạng rỡ đón Tết với mẹo làm đẹp da trong thời gian ngắn
8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Uống lá diếp cá có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/nuoc-em-a32845.html