Bộ 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 6.

Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất

Xem thử Đề GK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức các kì bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi KHTN 6 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

- Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi KHTN 6 cả ba sách:

Xem thử Đề GK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Hóa học

B. Sinh học

C. Vật lí

D. Thiên văn học

Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.

B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.

C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.

D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.

B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.

C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.

D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4: Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:

A. Ốc to và ốc nhỏ.

B. Thân kính và chân kính.

C. Vật kính và thị kính.

D. Đèn chiếu sáng và đĩa quay gắn các vật kính.

Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

Đề thi Giữa kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (4 đề)

A. 3cm

B. 4cm

C. 2cm

D. 5cm

Câu 6. Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

A. Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

B. Để vật cân bằng trên đĩa cân.

C. Đọc kết quả khi cân ổn định.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 7: Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. Giờ

B. Giây

C. Phút

D. Ngày

Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 9: Phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?

A. Quạt.

B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.

C. Dùng nước.

D. Dùng cồn.

Câu 10: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

A. Nhựa

B. Thủy tinh

C. Cao su

D. Kim loại

Câu 11. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần làm gì?

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí C. Ngồi học đúng tư thếB. Tập thể dục thể thao thường xuyên D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 12.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá?

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petriB. Nhỏ một ít nước vào đĩaC. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thướcB. Do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.C. Do tăng số lượng tế bàoD. Do tế bào phân chia.

Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Giúp tăng số lượng tế bàoB. Giúp cơ thể lớn lênC. Thay thế các tế bào già, các tế bào chếtD. Cả A, B, C đúng

Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ ở diểm nào?

A. Có màng tế bào C. Có nhânB. Có tế bào chất D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 16. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở điểm nào?

A. Có nhân C. Có thành tế bàoB. Có ti thể D. Có màng tế bào

Câu 17. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào?

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hìnhB. Trùng biến hình, nấm men, con bướmC. Nấm men, vi khuẩn, con thỏD. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 18. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).

B. Sau đó đậy lamen lại rồi đưa lên quan sát.

C. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.

D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào lam kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D C. A → C → B → DB. A → D→ C → B D. B → C → D → A

Câu 19. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là?

A. Màng tế bào, ti thể, nhânB. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thểC. Màng tế bào, chất tế bào, nhânD. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thểB. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quanC. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thểD. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

Câu 21. Một hộp sữa có khối lượng 380g thì có trọng lượng là.

A. 3,8 N.

B. 38 N.

C. 380N.

D. 3800 N.

Câu 22. Lần lượt treo một lò xo có khối lượng m1 , m2 , m3 thì lò xo dãn ra như hình dưới. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.

A. m1 = m2 = m3.

B. m1 > m2 > m3.

C. m2 > m1 > m3

D. m3 > m1 > m2

Câu 23. Người ta biểu diễn lực bằng

A. Đường thẳng

B. Mũi tên

C. Tia

D. Đoạn thẳng

Câu 24. Công dụng của lực kế là

A. Đo khối lượng của vật.

B. Đo lực.

C. Đo trọng lượng riêng của vật.

D. Đo khối lượng riêng của vật.

Câu 25. Giữa Trái Đất và Mặt Trăng tồn tại

A. Lực đẩy.

B. Trọng lực.

C. Lực kéo.

D. Lực hấp dẫn.

Câu 26. Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (5), (4).

C. (1), (3), (2), (5), (4).

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 27. Trong đời sống, vật nào không phải là vật đàn hồi?

A. Nệm lò xo.

B. Quả bóng cao su.

C. Hòn đất sét mềm.

D. Sợi dây thun.

Câu 28. Chỉ ra câu sai khi hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.

A. Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau

B. Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng.

C. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy da

D. Lực tác dụng của con trâu này không đẩy lùi được con trâu kia.

Câu 29. Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì

A. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1.

B. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

C. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1.

D. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Câu 30. Độ dãn của lò xo được tính bằng công thức

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?

A. Cô cạn nước đường thành đường

B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Câu 2: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

A. Dễ dàng nén được

B. Không có hình dạng xác định

C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng

D. Không chảy được .

Câu 3: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 21% B. 79% C. 78% D. 15%

Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm

Câu 5: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.

B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

D. Vì gang giòn hơn thép.

Câu 6: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì?

A. Đất sét B. Cát C. Đá vôi D. Đá

Câu 7: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu khí.

B. Nhiên liệu lỏng.

C. Nhiên liệu rắn.

D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 8: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

A. iodine (iot). B. calcium (canxi).

C. zinc (kẽm). C. phosphorus (photpho).

Câu 9: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. chất tinh khiết. B. dung dịch.

C. nhũ tương. D. huyền phù.

Câu 10: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.

D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 11: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 12: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đơn bào là?

A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4)

Câu 13: Cho hình ảnh sau:

Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên khoa học B. Tên địa phương

C. Tên dân gian D. Tên phổ thông

Câu 14: Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4)

C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)

Câu 15: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh lao B. Bệnh tiêu chảy

C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu

Câu 16: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi

Câu 17: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô

Câu 18: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 19: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường

B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn

C. Dạ dày hoạt động tốt hơn

D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét

Câu 20: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 21: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách 1 xô nước.

B. Nâng một tấm gỗ.

C. Đẩy một chiếc xe.

D. Đọc một trang sách.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó

Câu 24: Hãy sắp xếp thứ tự đúng các bước dùng lực kế để đo lực?

(1) Chọn lực kế thích hợp

(2) Ước lượng độ lớn của lực

(3) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo

(4) Điều chỉnh lực kế về số 0

(5) Đọc và ghi kết quả đo

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (2), (1), (3), (4), (5)

C. (2), (1), (4), (3), (5)

D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 25: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

A. Vẫn đứng yên.

B. Chuyển động nhanh dần.

C. Chuyển động chậm dần.

D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Câu 26: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Hai thanh nam châm hút nhau.

B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

Câu 27: Lò xo không bị biến dạng khi

A. dùng tay kéo dãn lò xo

B. dùng tay ép chặt lò xo

C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

D. dùng tay nâng lò xo lên

Câu 28: Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.

D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Câu 29: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 96 cm

B. 100 cm

C. 0,1 cm

D. 0,96 cm

Câu 30: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.

C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.

D. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương.

B. Nấm bụng dê.

C. Nấm mốc.

D. Nấm men.

Câu 2: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

A. Cây bưởi.

B. Cây vạn tuế.

C. Rêu tản.

D. Cây thông.

Câu 3: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.

B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.

C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.

D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 4: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu.

B. Cung cấp đất phi nông nghiệp.

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.

D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 6: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 7: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch.

B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.

C. Vì chúng sống trên cạn.

D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 8: Nhóm các loài chim có ích là?

A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi.

B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.

C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.

D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

Câu 9: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

B. Xây dựng nhiều đập thủy điện.

C. Trồng cây gây rừng.

D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 10: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 11: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.

D. Rễ cây.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 13: Địa y được hình thành như thế nào?

A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.

B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.

C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.

D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.

Câu 14: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu… .

B. Cung cấp thức ăn.

C. Dùng làm thuốc.

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.

Câu 15: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Rắn, cá heo, hổ.

C. Ruồi, muỗi, chuột

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 16: Chọn đáp án đúng?

A. 1 J = 1000kJ.

B. 1kJ = 100J.

C. 1cal ≈ 4,2J.

D. 1 J ≈ 4,2 cal.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời?

A. Năng lượng từ Mặt Trời là năng lượng không có sẵn.

B. Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời có giá thành và chi phí lắp đặt cao.

C. Thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời, khi hết hạn sử dụng vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.

D. Cả B và C.

Câu 18: Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình:

A. chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. chuyển hóa từ vật này sang vật khác.

C. cả A và B.

D. trường hợp khác.

Câu 19: Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ:

A. sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

B. thực vật, gỗ, rơm và chất thải.

C. sức chảy của dòng nước.

D. cả ba đáp án trên.

Câu 20: Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

A. nguồn năng lượng hữu ích.

B. nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.

C. nguồn năng lượng không tái tạo.

D. nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 21: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?

A. Động năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hóa năng.

D. Quang năng.

Câu 22: Vì sao trong quá trình chơi xích đu, ta thường xuyên phải đẩy vào xích đu mới lên được độ cao như ban đầu?

A. Vì năng lượng tự mất đi trong quá trình xích đu chuyển động.

B. Vì một phần năng lượng bàn đầu chuyển thành nhiệt năng trong quá trình xích đu chuyển động.

C. Vì lực tác dụng lên xích đu trong quá trình chuyển động bị biến mất.

D. Vì năng lượng luôn tự mất đi và không tự sinh ra.

Câu 23: Thế nào là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

B. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

C. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.

D.Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 24: Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

A. Động năng sang thế năng.

B. Thế năng sang năng lượng âm.

C. Động năng sang năng lượng âm.

D. Thế năng sang nhiệt năng.

Câu 25: Nguồn năng lượng nào được sử dụng để tạo ra điện năng mà không sử dụng bất kỳ bộ phận nào?

A. Địa nhiệt.

B. Thủy điện.

C. Năng lượng hạt nhân.

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 26: Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được từ:

A. sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

B. thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải.

C. sức chảy của dòng nước.

D. cả ba đáp án trên.

Câu 27: Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo.

B. Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo.

C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

D. Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

Câu 28: Trong quá trình quả bóng rơi, sự chuyển hóa năng lượng tuân theo định luật nào?

A. Định luật bảo toàn động năng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Định luật bảo toàn thế năng.

D. Định luật bảo toàn nhiệt năng.

Câu 29: Cho các câu dưới đây:

a) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.

b) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.

c) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.

d) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.

e) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.

Số phát biểu đúng là?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự … từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được không bao giờ … hoặc được tạo ra thêm.

A. bảo toàn, chuyển hóa, tự mất đi.

B. chuyển hóa, bảo toàn, tự mất đi.

C. bảo toàn, bảo toàn, tự mất đi.

D. chuyển hóa, chuyển hóa, bảo toàn.

PHÒNG GD - ĐT …

TRƯỜNG THCS …

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Năm học: ..........

Bộ sách: Kết nối tri thức

Thời gian làm bài: ..... phút

Câu 1: Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?

A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.

C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và oxygen cho quá trình hô hấp của con người và động vật.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 2: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?

A. Đều có rễ, thân, lá thật sự.

B. Đều sống chủ yếu trên cạn.

C. Đều sinh sản bằng hạt.

D. Đều có mạch dẫn.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là

A. không có xương sống.

B. hình thái đa dạng.

C. kích thước cơ thể lớn.

D. thời gian sống lâu.

Câu 4: Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm (4) Ruột khoang

(2) Bò sát (5) Chân khớp

(3) Lưỡng cư (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (4), (5), (6).

C. (2), (3), (5), (6).

D. (2), (3), (4), (6).

Câu 5: Ngành Thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?

A. Tốc độ di chuyển nhanh.

B. Có nọc độc.

C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể.

D. Có bộ xương ngoài bằng kitin.

Câu 6: Động vật có xương sống bao gồm

A. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

C. cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

D. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?

A. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

B. Thường hoạt động vào ban đêm.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Câu 8: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

A. (1), (2), (3), (5).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

Câu 9: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

B. Trồng cây gây rừng.

C. Xây dựng nhiều đập thủy điện.

D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng.

Câu 10: Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?

A. Voi.

B. Bò xám.

C. Sao la.

D. Gấu.

Câu 11: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là

A. Thiên hà.

B. Vũ Trụ.

C. hệ Mặt Trời.

D. dải Ngân hà.

Câu 12: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta

B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta

C. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.

B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.

C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.

D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 14: Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?

A. Các mùa trong năm.

B. Sự luân phiên ngày, đêm.

C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.

D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 15: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

A. Trăng khuyết đầu tháng

B. Trăng khuyết cuối tháng

C. Trăng bán nguyệt cuối tháng

D. Trăng bán nguyệt đầu tháng

Câu 16: Sao chổi là

A. vệ tinh

B. hành tinh

C. ngôi sao

D. tiểu hành tinh

Câu 17: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Câu 18: Dải Ngân Hà là:

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.

D. dải sáng trong vũ trụ.

Câu 19: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.

B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.

C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.

D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Câu 20: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.

Câu 21: Chọn câu phát biểu không đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính thiên văn.

D. Kích thước của hệ Mặt Trời nhỏ hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Câu 22: Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?

A. để tiết kiệm chi phí

B. bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

C. góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường

D. Cả 3 phương án trên

Câu 23: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thực?

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó.

D. Cả B và C.

Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.

A. hành tinh.

B. ngôi sao.

C. vệ tinh.

D. tiểu hành tinh.

Câu 25: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?

A. Kính thiên văn.

B. Kính viễn vọng.

C. Kính hiển vi.

D. Kính lúp.

Câu 26: Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

A. Kim tinh - Mộc tinh - Thiên Vương tinh.

B. Thủy tinh - Hỏa tinh - Mộc tinh.

C. Kim tinh - Hỏa tinh - Thổ tinh.

D. Thủy tinh - Hỏa tinh - Thổ tinh.

Câu 27: Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?

A. 24 giờ.

B. 27,32 giờ.

C. 27,32 ngày.

D. 27,32 năm.

Câu 28: Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:

A. các thiên thể, khí, bụi.

B. các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.

C. các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.

D. các hành tinh và các vệ tinh của nó.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.

C. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

D. Cả A, B, C.

Câu 30: Chọn phát biểu không đúng:

A. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có một số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

B. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

C. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

D. Cả A, B, C.

- HẾT -

Xem thử Đề GK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK1 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề GK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/de-khoa-hoc-tu-nhien-lop-6-a32853.html