Những câu đố vui toán học là phương pháp giúp kích thích trí não phát triển, tư duy nhanh nhạy và làm toán linh hoạt hơn. Đồng thời, nó còn tạo ra niềm vui trong học tập, giúp xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng sau thời gian học tập căng thẳng ở trường. Vì thế, nếu muốn giúp bé giải tỏa stress mà vẫn bảo đảm có đủ thời gian học tập, ba mẹ hãy cho bé thử sức với những câu đố vui về toán học xem sao nhé!
Câu đố 1: A là người chạy nhanh thứ 50 và cũng là người chạy chậm thứ 50 trong cuộc thi ở trường. Giả sử không có 2 người nào chạy cùng tốc độ thì tổng cộng có bao nhiêu học sinh ở trường A tham gia chạy?
Đáp án: Trường của A có 99 học sinh tham gia chạy.
Nếu A chạy nhanh thứ 50, tức A sẽ tương ứng với số 50 trong dãy từ 1, 2, 3… 50. Để là người chạy chậm thứ 50, A phải là số 50 trong dãy từ 50, 51, 52… 99, vì từ 50 đến 99 có tổng cộng 50 số.
Câu đố 2:
Đáp án: : Con chuột = 12, mặt trời = 0, mũ = 6, điền vào dấu hỏi chấm là = 6.
Câu đố 3: Giả sử 5 con mèo có thể bắt 5 con chuột chỉ trong 5 phút, thì cần có bao nhiêu con mèo để có thể bắt được 100 con chuột trong 100 phút?
Đáp án: vẫn là 5 con mèo. Vì theo bài ra thì 5 con mèo sẽ bắt 5 con chuột 5 phút một lần, liên tục suốt 100 phút thì sẽ được 100 con chuột.
Câu đố 4:
Đáp án: Con sóc = 4; con chó = 4; bể cá = 23; con mèo = 22; Đáp án cần tìm là = 111.
Câu đố 5: B được nghỉ học, ở nhà rủ C giải các bài toán xếp hình bằng que diêm và thách đố: hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một con số lớn hơn 3 và nhỏ hơn 4.
Đáp án: dùng 3 que để xếp thành số pi = 3,14 (3 < 3.14 < 4).
Câu đố 6: A đến nhà B chơi gặp lúc mẹ B đang nấu ăn. Biết mẹ B nấu ăn rất giỏi, nên A tò mò xuống bếp xem.
A chợt thấy trên bàn có 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước, mẹ B mỉm cười nói:
“5 bát này đựng 5 loại gia vị: rượu trắng, dấm, nước muối, nước đường, nước sôi. Điểm chung là đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, nếu cháu chỉ được nếm thử một lần duy nhất có phân biệt được bát nào đựng loại gia vị nào được không?
Bé hãy giúp A vượt qua thử thách nhé!
Đáp án: Không riêng gì vị giác, ba mẹ hãy hướng dẫn bé dùng các giác quan khác để phân biệt như sau:
Câu đố 7: Cô đem bé An đến chơi nhà Bình, bé An chưa đầy 10 tháng tuổi. Mẹ bế bé An khen:
- Bé An nhà mình lớn nhanh nhỉ, chắc phải 9 cân rồi đấy.
- Cô ơi, bé An nặng thế cơ à? - Bình tròn mắt ngạc nhiên. Bình liền nhanh nhẹn lấy cân ra để cân xem bé An chính xác được mấy cân. Thế nhưng bé An còn nhỏ nên rất hiếu động và không chịu ngồi yên. Cô cười nói: “Bình à, thế không cân em con có cách nào biết được em nặng bao nhiêu ki-lô-gam không?”
Đố bé, Bình sẽ làm cách nào để biết được trọng lượng chính xác số cân của bé An?
Đáp án: Đầu tiên cho Bình cân trước, sau đó cho Bình bế bé An lên rồi cùng nhau cân lần hai. Cuối cùng lấy số cân của An và Bình trừ đi số cân ban đầu của Bình là ra số cân của bé An. Ví dụ An bế Bình lên cân được 30 kg. Bình tự đứng lên cân được 20kg. Ta có 30 - 20 = 10 kg. Vậy trong trường hợp này bé An nặng 10 kg.
Câu đố 8: Một chàng thanh niên quý tộc vào một tiệm yêu cầu:
“Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, nhưng chỉ được đựng vào 4 cái hộp bánh, và mỗi hộp chỉ được đựng đúng 3 cái bánh!”
Ông chủ đang ngơ ngác thì một cậu bé tên Gauss - người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng người Đức - chạy ra giúp ông chủ:
“Xin ngài cứ yên tâm, bánh của ngài sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ạ”.
Vậy cậu bé Gauss đã làm cách nào?
Đáp án: Xếp 9 cái bánh với số lượng đều nhau vào 3 hộp bánh nhỏ (mỗi hộp 3 bánh). Sau đó đặt 3 hộp bánh đó vào trong một cái hộp to hơn. Vậy là chúng ra đã có tổng cộng 4 cái hộp mà vẫn đáp ứng yêu cầu đựng 9 cái bánh.
Câu đố 9: Bố năm nay 45 tuổi, con 15 tuổi. Suy ra tuổi gấp 3 lần tuổi con.
Vậy nếu ông gấp 720 lần tuổi của cháu thì ông bao nhiêu và cháu bao nhiêu tuổi?
Đáp án: Bố gấp 3 lần tuổi con là tính số lần theo năm - gọi là năm tuổi. Nhưng trong thực tế không chỉ có mỗi năm tuổi. mà còn cả tháng tuổi. Vì thế, trong trường hợp này nếu ông 60 tuổi, cháu mới sinh ra được tròn 1 tháng thì vẫn có thể tính là ông gấp 720 lần tuổi cháu. Lý do vì 60 năm = 720 tháng.
Câu đố 10:
Đáp án: Quy luật của mỗi hàng là lấy số thứ nhất x số thứ hai, lấy kết quả đó trừ đi số đầu tiên để ra số thứ 3. Cụ thể như sau:
(2 x 11) - 2 = 20
(4 x 9) - 4 = 32
(7 x 8) - 7 = 49
(4 x 10) - 4 = 36
Theo quy luật này, ta có đáp án là cần tìm là 36.
Câu đố 11:
Đáp án:Gấu Koala = 7; Lạc đà = 3; Gà = 11; Khỉ = 4. Vậy đáp án cần tìm là 3.
Câu đố 12:
Đáp án:TV = 4; Máy ảnh = 8; iPhone = 4; Kính hiển vi = 6; Đáp án cần tìm là: 6
Câu đố 13:
Đáp án: Xe màu xanh = 9; Xe tay ga = 7; Máy bay trực thăng = 8; Máy bay phản lực = 4. Đáp án cần tìm là: 4
Câu đố 14:
Đáp án:Bowling = 50; Bóng rổ = 25; Mũi tên = 5; Vợt = 5. Đáp án cần tìm là: 50
Câu đố 15:
Đáp án:Dứa = 4; Dâu = 12; Nho = 12; Dưa hấu = 2; Đáp án cần tìm là = 26
Câu đố 16: Bạn Khiêm là người chạy nhanh thứ 50 đồng thời là thí sinh chạy chậm thứ 50 khi tham gia trong một cuộc thi ở trường. Giả sử không có 2 thí sinh nào chạy cùng tốc độ thì tổng cộng có tất cả bao nhiêu vận động viên nhí ở trường Khiêm tham gia chạy?
Đáp án:
Trường của khiêm có tổng cộng 99 thí sinh tham gia thi chạy.
Nếu Khiêm chạy nhanh thứ 50 thì cậu ấy sẽ tương ứng với số 50 trong dãy đếm từ 1, 2, 3… 50. Để là thí sinh chạy chậm thứ 50 thì Khiêm phải là số 50 nằm trong dãy từ 50, 51, 52… 99 (bởi từ 50 - 99 có tổng cộng 50 số).
Câu đố 17: Chiếc bàn cao bao nhiêu?
Đáp án: Bàn cao 150 cm.
Từ hình bên trái, ta có phương trình: Mèo + Bàn - Rùa = 170.
Từ hình bên phải, ta có: Rùa + Bàn - Mèo = 130.
Cộng hai phương trình, ta có: 2 Bàn = 300.
Suy ra ta có chiều cao của bàn là: 300 : 2 = 150 cm.
Câu đố 18: Giả sử 5 chú mèo có thể bắt 5 con chuột trong vòng 5 phút thì cần có bao nhiêu chú mèo để có thể bắt được 100 con chuột trong vòng 100 phút?
Đáp án: tổng cộng là 5 con mèo
Giải thích: vì 5 con mèo đó sẽ vẫn tiếp tục bắt 5 con chuột 5 phút một lần trong suốt 100 phút.
Câu đố 19: Em hãy khoanh tròn 4 số sao cho tổng của chúng phải bằng 12.
Đáp án: Em hãy xoay ngược hình lại và vòng vào 4 số như hình sau:
Câu đố 20: A được nghỉ học, qua nhà rủ B giải một số bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau những câu đầu khá dễ, A đố một câu mới cho B:
- Em xem này, câu đố về que diêm này khá thú vị đấy chứ.
B ghé mắt vào nhìn đề bài rồi đọc to:
- Em hãy dùng 3 que diêm và xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng lại nhỏ hơn 4.
B loay hoay một lúc lâu vẫn chưa tìm ra đáp án, đành nhờ anh A giải giúp câu đố. Vậy A đã làm cách nào nhỉ?
Đáp án: A dùng 3 que và xếp thành số pi tức 3,14 (3 < 3.14 < 4).
Câu đố 21: Có một viên tướng nọ muốn tuyển chọn cho mình một người lính thông minh nhất nhằm đề bạt lên làm sĩ quan chỉ huy. Viên quan đã tập trung tất cả lính của mình lại trong sân tập rồi nói:
- Ai có cách nào để cho anh lính gác cho ra khỏi sân một cách đường hoàng, vui vẻ thì sẽ lập tức được thăng chức.
Khi mọi người đang đau đầu suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra cách nào thì có một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu mà được lính gác cho ra ngoài ngay. Em hãy thử đoán xem anh lính này đã nói gì với người lính gác để bản thân mình được ra ngoài?
Đáp án: Anh lính đã nói rằng: “Thôi, mình chả tham gia nữa”. Thế là anh ta được ra ngoài.
Câu đố 22: Trên đồng cỏ có 6 con bò đang gặm cỏ, đếm đi đếm lại thì chỉ có 12 cái chân. Hỏi lý do tại sao?
Đáp án: Vì con bò này cưỡi lên lưng con bò kia và đứng theo dây chuyền vòng tròn nên 6 con chỉ có 2 chân!
Câu hỏi 23: có 2 con gà đi trước 2 con gà, 2 con gà đi sau 2 con gà, 2 con gà đi giữa 2 con gà. Hỏi có tổng cộng mấy con gà?
-> Đáp án: 4
Câu hỏi 24: Bác T cần tới 8 phút để có thể cưa một khúc gỗ thành 3 đoạn bằng nhau. Hỏi bác T phải tốn mất bao nhiêu phút thì mới cưa khúc gỗ đó thành 9 đoạn có chiều dài bằng nhau?
Đáp án: 32 phút
Câu đố 25: Có một nhà tư bản nọ rất giàu đồng thời cũng rất giỏi làm ăn. Ông ta quyết định đầu tư một phần vào bất động sản. Cứ mỗi tháng, số tiền đầu tư lại sinh lãi ra gấp đôi. Sau một năm (tức 12 tháng) thì số tiền đã chạm mốc tới 100 triệu. Em hãy tính xem vào lúc nào thì nhà tư bản có số tiền là 50 triệu?
Đáp án: Tới tháng 12 thì nhà tư bản có 100 triệu. Vì cứ sau mỗi tháng thì số tiền lại sinh lãi gấp đôi (tức x2), nên tới tháng 11 thì ông ta đã có số tiền vừa bằng một nửa số tiền thu được vào tháng thứ 12, tức là được 50 triệu đôla.
Câu đố 26: Bé C năm nay vừa vào lớp 1 và được mẹ dạy biết đọc, biết viết tất cả chữ cái. Và mẹ bé C còn mua cho bé 1 chiếc bảng tự xóa để C học vẽ kèm 1 bộ đồ chơi xếp chữ. Chỉ còn thiếu một cái balo và bộ quần áo đồng phục nữa thôi là đủ cho năm học mới. Mẹ C hứa mai sẽ dẫn bé đi chợ mua nên phải dậy sớm.
Bé C vặn đồng hồ báo thức đúng 8h và lúc nào đồng hồ cũng kêu rất đúng giờ. Nhưng mẹ lại bảo C không được đặt báo thức như vậy vì bé thường đi ngủ vào lúc 7h. Theo em, tại sao mẹ bé C lại bảo như vậy?
Đáp án: Vì bé C đi ngủ lúc 7h, nếu bé C báo thức 8h thì ngay lập tức 1 tiếng sau đồng hồ báo thức sẽ kêu.
Câu đố 27: Bé hãy nhìn hình sau và cho biết đáp án
Đáp án: kẹo = 12; ngôi nhà = 36; bánh quy hình người = 6; bánh quy đỏ = 12; đáp án điền vào dấu hỏi chấm là 66.
Câu đố 28: Vào giờ học, cô giáo chỉ vào một chiếc bình trong suốt, bên trong có nến và hỏi:
- Hôm nay chúng ta sẽ làm thí nghiệm đốt nến. Nhưng các em nên cẩn thận và không được để bị thương hay bị cháy đâu đấy!
- Vâng ạ!
Học sinh trong lớp đồng thanh trả lời, cô giáo bèn châm nến rồi lần lượt cho nến vào bốn cái bình được ký hiệu là A, B, C, D. Bình A được đặt một cái nến lùn, bình B được đặt một cái nến dài. Bình C được đặt 2 cái gồm một nến dài một nến ngắn. Bình D được cô giáo đổ nước lưng lửng bình rồi mới cho nến dài vào.
- Xong rồi, các em đoán xem bình có nến nào sẽ tắt trước tiên? Bạn nào biết thì giơ tay phát biểu nhé!
Tuy nhiên tất cả học sinh lại lắc đầu im lặng và không biết câu trả lời.
Vậy cây nến nào sẽ tắt trước tiên? Và cây nến nào sẽ cháy được lâu nhất?
Đáp án: Nến trong bình có ký hiệu C sẽ tắt trước tiên vì đây là bình thiếu oxy nhất; khi cháy, oxi nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên trên và lượng oxi duy trì sự cháy của 2 cây nến luôn nhiều hơn mức của 1 cây nến. Do đó, nến cao sẽ tắt nhanh hơn nến lùn. Nến trong bình có ký hiệu D sẽ cháy lâu nhất vì oxi trong nước gặp nóng sẽ được giải phóng lên mặt nước và CO2 thải ra sẽ được nước hấp thụ hết.
Câu đố 29: Câu hỏi 23: Năm 2014 có đặc điểm là chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng nghìn. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì sẽ lại có 1 năm có tính chất như vậy?
Đáp án: Sau 10 năm nữa, đó là năm 2024
Câu 1: Một cây gậy luôn có 2 đầu. Vậy đố bé biết
a) 2 cây gậy sẽ có mấy đầu?
b) 1/2 (nửa) cây gậy có mấy đầu?
Đáp án:
Câu 2:
“Đàn cò baу lả baу la
Baу qua cửa ѕổ lớp 3 chúng mình
Số cò cộng ѕố học ѕinh
Bằng tám mươi mốt đố mình, đố ta
Số cò, ѕố học ѕinh là
Hai ѕố liên tiếp đâу mà bạn ơi!
Đố ᴠui ᴠừa học ᴠừa chơi
Số cò là mấу, trả lời nhanh nhanh?”
Đáp án: Theo đề bài ta tính được: 81 = 40 + 41. Vậу ѕố cò là 40 con, ѕố học ѕinh là 41 em. Và tổng của chúng đúng bằng 81 mà vẫn thỏa mãn yêu cầu là 2 số liên tiếp.
Câu 3: Năm 2014 có một điều rất đặc biệt đó là chữ ѕố hàng đơn ᴠị có giá trị gấp 2 lần chữ ѕố hàng nghìn. Đố bé ѕau bao nhiêu năm nữa thì lại có 1 năm đặc biệt như ᴠậу?
Đáp án: Sau 10 năm nữa, đó là năm 2024
Câu 4: Bé Hoa mua một gói kẹo vị tổng hợp có 120 ᴠiên kẹo gồm các vị: kẹo hương dâu, kẹo hương cam ᴠà kẹo vị ѕữa. Số kẹo hương dâu thì gấp đôi ѕố kẹo hương cam. Số kẹo hương cam hơn ѕố kẹo vị ѕữa là 4 ᴠiên. Hỏi bé Hoa có bao nhiêu viên kẹo hương cam?
Đáp án: 31 ᴠiên kẹo hương cam
Câu 1: Có 2 rổ đựng táo, 3 rổ đựng cam. Trong đó, số táo và quả cam có trong 5 rổ là: 60; 45; 75; 65; 55.
Không cho biết rổ nào đựng táo, rổ nào đựng cam. Chỉ biết rằng số quả cam gấp đôi số táo. Hỏi rổ nào đựng cam?
Đáp án:
Số quả cam gấp 2 lần số quả táo. Nên tổng số quả cam và táo gấp 3 lần số quả táo.
Số quả táo có là:
(60 + 45 + 75 + 65 + 55) : 3 = 100 (quả)
Dễ thấy trong dãy số có 45 + 55 = 100 (quả)
Vậy hai rổ đựng táo là rổ đựng 45 quả và rổ đựng 55 quả.
Câu 2:
Một con sâu phải leo lên ngọn của cái cây cao 10m. Mỗi ngày chú sâu leo được 4m thì ban đêm nó bị tuột xuống 3m. Vậy khi nào chú sâu kia leo lên đến ngọn cây nếu nó bắt đầu vào sáng thứ 2?
Đáp án: chú sâu mất 6 ngày đầu để leo được độ cao 6m. Cứ như vậy thì đến chiều ngày chủ nhật chú sâu sẽ leo được đến ngọn cây.
Câu 3:
Bạn An mỗi ngày đều giúp mẹ thu hoạch táo trong vườn. Để ra khỏi khu vườn, bạn An phải đi qua 4 cái giỏ đựng táo và mỗi giỏ bạn An phải để lạ 1 nửa số táo mình có. Cuối ngày, bạn An mang được 10 quả táo về nhà. Hỏi số táo An đã bỏ vào 4 giỏ là bao nhiêu quả?
Đáp án: Tổng số táo mà bạn An đã hái: 10 x 2 x 2 x 2 x 2 = 160 quả.
Số táo có trong 4 cái giỏ là: 160 - 10 = 150 quả
Câu 1:
Ở một thành phố nọ có một gia đình sinh được 3 người con trai. Mỗi người con trai lại có một người chị gái và một người em gái.
Các em thử đoán xem gia đình đó có tổng cộng bao nhiêu người con?
Đáp án:
Gia đình đó phải có một người con gái và đó là con cả để 3 người con trai cùng có một chị gái.
Gia đình đó phải có thêm một người con gái nữa là con út để 3 người con trai có một em gái.
Vậy gia đình đó sẽ có tổng số người con là:
1 + 3 + 1 = 5 (người con)
Đáp số: 5 người con.
Câu 2: Em hãy cho biết kim đồng hồ trùng nhau bao nhiêu lần trong một ngày?
Đáp án:
Trong một ngày có số phút là:
24 x 60 = 1440 (phút).
Số lần hai kim giờ và phút trùng nhau là:
1440 : 65 = 22,15 (lần).
Vì số lần gặp nhau phải là số nguyên dương nên đáp án hai kim gặp nhau là 22 lần.
Câu 1:
Một người đàn ông mua một con bò với giá 60 đô la. Anh ta bán con bò với giá 70 đô la để kiếm lời. Sau đó, anh ta tiếc con bò nên mua lại với giá 80 đô la. Sau đó, anh ta lại bán con bò với giá cao hơn là 90 đô la. Hỏi người đàn ông đã kiếm được bao nhiêu tiền?
Đáp án: Người đàn ông kiếm được 10 đôla cho mỗi lần bán bò, do đó anh ta đã lời được tổng cộng 20 đôla.
Câu 2: Ba bạn Huyền, Thúy, Thơm mặc ba chiếu áo màu đỏ, vàng, xanh và cài ba cái nơ cũng màu đỏ, vàng, xanh.
Biết rằng:
Thơm cài nơ màu xanh. Chỉ có bạn Huyền là có màu áo và màu nơ giống nhau. Màu áo và màu nơ của Thúy cũng đều không phải màu đỏ.
Hãy xác định xem ba bạn Huyền, Thúy, Thơm mặc áo màu gì và cài nơ màu gì?
Đáp án:
Từ a) và b) có màu áo của Thơm là đỏ hoặc vàng.
Từ c) có màu nơ, màu áo của Thúy là xanh hoặc vàng. Suy ra:
Màu áo của Thơm là màu vàng.
Màu áo và màu nơ của Huyền là màu đỏ. Còn lại Thúy có áo màu xanh và có nơ màu vàng. Chốt lại là Huyền mặc áo đỏ và cài nơ màu đỏ. Còn Thúy mặc áo xanh và cài nơ vàng.
Câu 3:
Em hãy tìm số còn thiếu trong hình trong sau với 4 đáp án lựa chọn dưới đây nhé!
A: 7
B: 9
C: 22
D: 15
Câu trả lời là A: 7
Câu 4: Sử dụng tư duy logic và trí thông minh của em để hoàn thành dấu ? có giá trị là bao nhiêu:
A: 9
B: 6
C: 3
D: 1
Đáp án C: 3
Vì áp dụng theo quy tắc trong nhóm có 3 số, số thấp hơn sẽ bằng trung bình cộng của 2 số ở trên do đó ta sẽ có (4+2) / 2 = 3
Câu 1: Số nào khác với những số còn lại?
Đáp án: C vì tất cả các con số còn lại đều chia hết cho 5, còn 256 thì không chia hết hco 5.
Câu 2: Phép tính nào khác với những phép tính còn lại?
Đáp án: 56 : 7 vì đây là đáp án duy nhất không có số dư
Câu 3: Dịch chuyển que diêm để cho phép tính đúng
Đáp án:
Câu 4: Điền số thích hợp vào dấu hỏi chấm?
Đáp án:
Câu 5: Điền số thích hợp vào dấu hỏi chấm?
Đáp án:
Câu 6: Tìm ra quy luật của các phép tính và điền số thích hợp vào dấu hỏi chấm
Đáp án:
Câu 7: Điều số thích hợp vào ô trống trong hình vuông trên sao cho đúng quy luật
Đáp án:
Câu 8: Dịch chuyển 3 que diêm để cho phép tính đúng
Đáp án:
Câu 9: Có tất cả bao nhiêu hình vuông trong hình vẽ trên?
Đáp án: Có tất cả 14 hình vuông
Câu 10: Có tất cả bao nhiêu hình tam giác trong hình vẽ dưới đây?
Đáp án: có tất cả 35 hình tam giác.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thích thú với những câu đố vui về toán học. Nhưng nhìn chung, POPS Kids Learn thấy rằng có 3 nguyên nhân chính khiến các bé e ngại với bộ môn đố vui toán, đó là:
Để giải những câu đố vui toán học, các em học sinh phải có khả năng đọc hiểu cực kỳ tốt thì mới tổng hợp và phân tích các dữ liệu đã cho. Vậy nên, một trong những lý do đầu tiên khiến các bé gặp vấn đề với câu đố toán học rất có thể do chưa có kỹ năng đọc - hiểu đề bài.
Vậy làm sao để biết bé đang gặp vấn đề về đọc hiểu câu đố vui toán học? Ba mẹ hãy để thử đọc cho bé nghe một đề bài toán đố vui đơn giản. Nếu bé không thể tự tìm ra câu trả lời đúng hoặc không thể hiểu đề bài muốn con đi tìm cái gì, thì rất có thể bé đang gặp khó khăn ở kỹ năng đọc hiểu.
Đối với những bé đã có kỹ năng đọc hiểu khá tốt thì vẫn có thể gặp khó khăn khi gặp những từ vựng hay thuật ngữ toán học trong những câu hỏi toán học vui. Các từ vựng này thường chính là từ khóa mà trẻ cần phải hiểu thì mới giải được bài toán.
Theo đó, ba mẹ hãy hướng dẫn bé hải “dịch” những từ khóa này thành một phép tính dễ hiểu hơn. Ví dụ:
Cho đề bài đố vui toán học sau: “Năm chị 6 tuổi, chị gấp đôi tuổi em. Hỏi năm chị 70 thì em bao nhiêu tuổi?”. Trong trường hợp này, nếu không đọc kỹ thì rất nhiều bé sẽ trả lời là 35. Tuy nhiên đây là là câu trả lời sai.
Đáp án đúng là 67 tuổi. Để giai bài toán này, ba mẹ hãy hướng dẫn bé chuyển các dữ liệu trên thành phép tính đơn giản là:
Với bài toán này, ba mẹ có thể cho bé tự hình dung phép tính trong đầu hoặc dùng giấy bút để viết phép tính. Nhưng dù là dùng cách nào thì các con cũng phải tự suy nghĩ để có thể tìm được phép tính đúng và cho ra đáp số là 67. Do đó, để “dịch” được đề một câu đố vui toán học thành một phép tính toán học, nhất thiết bé phải hiểu được các thuật ngữ thường dùng trong toán như: “gấp đôi” là nhân 2; “có tất cả bao nhiêu” nghĩa là làm phép cộng để tìm tổng; “còn lại” là làm phép trừ,….
>>> Tham khảo thêm cách Học toán Finger Math - Đây là một trong những phương pháp dạy con học toán mới mẻ giúp các bé trong độ tuổi mẫu giáo hoặc mới chập chững bước vào lớp 1 có thể học toán tốt hơn cũng như gia tăng niềm hứng thú với bộ môn khó nhằn này.
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một lý do khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giải các câu đố vui toán học đó là không thể tập trung chú ý. Trẻ nhỏ luôn hiếu động, rất dễ mất tập trung khi phải ngồi học dẫn đến việc hiểu sai đề bài.
Bên cạnh đó, còn có những bé gặp vấn đề trong việc tự kiểm soát bản thân, đó là đọc đề một cách cẩu thả. Do vậy mà các bé thường bỏ qua những chi tiết quan trọng, hoặc tính sai những phép tính rất đơn giản. Bên cạnh đó, những câu hỏi đố vui toán học thường có đặc trưng là dùng câu chữ để “đánh lừa” nên nếu không chú ý, bé sẽ giải sai ngay, ba mẹ nhớ nhé!
Những bài toán đố quá nhiều dữ liệu hoặc đề bài quá dài không chỉ khiến trẻ không có hứng thú học mà còn khiến con ngày càng sợ môn toán. Do vậy, để kích thích tình yêu đối với toán học nói chung, toán đố nói riêng, tại sao ba mẹ không thử cho bé học toán bằng thơ? Những bài thơ toán học vui sẽ giúp xua tan không khí căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn học, những vần thơ vui tai, dễ nghe sẽ là động lực để bé chú ý đọc đề kỹ hơn, từ đó có thể cải thiện khả năng giải toán nhanh và chính xác hơn.
Nếu bé đã thuộc thơ về toán đố vui thì ba mẹ có thể thay đổi phương pháp dạy bằng cách thêm các bài toán có dữ liệu chính là những hình ảnh. Những hình ảnh ngộ nghĩnh hoặc có các con vật, nhân vật hoạt hình bé thích chắc chắn sẽ khiến bé không thể rời mắt và có nhiều hứng thú hơn khi học toán.
>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm các App học toán cho bé - Những ứng dụng học toán này được đánh giá là khá bổ ích và giúp nâng cao kiến thức cho các em học sinh.
Nếu bé đang gặp vấn đề trong việc giải toán đố, phụ huynh hãy thử hướng dẫn con các bước tư duy logic để giúp bé từ từ hình dung được những bước cần làm khi giải một bài toán đố. Ví dụ như:
Một khi bé đã tập được thói quen đi theo các bước cơ bản trên mỗi khi giải các câu đố vui toán học, ba mẹ sẽ thấy quá trình giải bài toán của bé trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Để giúp bé thực sự thành thạo giải các bài toán đố, không có cách nào hiệu quả hơn việc thực hành mỗi ngày. Các bé được luyện tập nhiều với toán đố vừa giúp con rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy logic mà còn có thể trau dồi các kỹ năng quan trọng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, lập luận,…
Trên đây là tuyển tập những câu đố vui toán học đáp án mà POPS Kids Learn muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ và các em học sinh sẽ có thêm những trải nghiệm tuyệt vời với bộ môn thú vị này.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/toan-do-a33572.html