Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, đa phần bệnh không được phát hiện sớm do triệu chứng không rõ ràng. Tại Việt Nam, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa “thần tốc” về độ tuổi, hy hữu nhất là trường hợp 14 tuổi đã phát hiện mắc ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư xảy ra ở các tế bào lót của cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung (dạ con), nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng được tạo thành từ các tế bào ở cổ tử cung. Ung thư bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung được cấu tạo bởi hai phần và được bao phủ bởi 2 loại tế bào khác nhau. Các tế bào tuyến bao phủ ở phần mở của cổ tử cung dẫn vào tử cung. Tế bào vảy bao phủ phần bên ngoài của cổ tử cung - nơi bác sĩ có thể nhìn thấy khi khám bằng mỏ vịt. Nơi hai loại tế bào này gặp nhau trong cổ tử cung có tên là vùng biến đổi. Hầu hết ung thư ở cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào ở vùng biến đổi.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, thường phát triển âm ỉ trong thời gian dài (mất vài năm), thường do nhiễm virus HPV.

Ung thư sinh ra do đột biến DNA (khiếm khuyết gen) làm xuất hiện các gen sinh ung thư hoặc làm vô hiệu hóa gen ức chế khối u (gen kiểm soát sự phát triển tế bào, làm cho tế bào chết đúng lúc). Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm các chủng khác nhau của virus gây u nhú ở người - Human Papillomavirus (HPV). HPV có nhiều chủng nguy cơ cao gây các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục, amidan

HPV có 2 loại protein là E6 và E7 có tác dụng tắt một số gen ức chế khối u, từ đó cho phép các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển quá mức, phát triển các thay đổi trong gen, dẫn đến tình trạng ung thư.

Phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi dễ mắc ung thư cổ tử cung. Hơn 15% trường hợp mắc mới được ghi nhận là ở phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là ở những trường hợp không được khám sàng lọc ung thư thường xuyên.

⇒ Tìm hiểu ngay: 12 type hpv nguy cơ cao là gì? Cách nào để ngăn ngừa?

Các loại ung thư cổ tử cung phổ biến

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư chủ yếu ở cổ tử cung (chiếm 90%). Loại ung thư này phát triển từ các tế bào vảy, bắt đầu ở vùng biến đổi.

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến cũng là loại ung thư phổ biến ở cổ tử cung, phát triển từ tế bào tuyến sản xuất chất nhờn.

Ung thư biểu mô hỗn hợp

Ung thư biểu mô hỗn hợp ít phổ biến hơn, có đặc điểm của cả ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.

Mặc dù hầu hết tất cả các loại ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc ung thư biểu mô tuyến, một số loại ung thư khác cũng có thể phát triển ở cổ tử cung như saroma, melanoma, ung thư hạch.

Thời gian ủ bệnh ung thư cổ tử cung

Thông thường thời gian ủ bệnh của các loại ung thư là khá lâu, trung bình khoảng 10 năm. Một số loại ung thư có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Đối với ung thư cổ tử cung thời gian ủ bệnh thường hơn 10 năm. Trong thời gian này, những triệu chứng thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn ung thư mô tả mức độ lan rộng của ung thư trong cơ thể, mức độ nghiêm trọng và cách điều trị phù hợp. Giai đoạn ung thư cổ tử cung được xác định dựa trên thông tin khám lâm sàng, các xét nghiệm, kích thước khối u, mức độ xâm lấn của tế bào ung vào các mô xung quanh cổ tử cung, di căn.

Theo phân loại của Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế FIGO, ung thư cổ tử cung chia thành 4 giai đoạn từ I (1) đến IV (4). Con số càng thấp, ung thư càng ít xâm lấn. Con số càng lớn cho thấy tình trạng bệnh ung thư nghiêm trọng.

Giai đoạn I:

Giai đoạn II:

Giai đoạn III:

Giai đoạn IV:

Ung thư đã phát triển vào bàng quang hoặc trực tràng, đến các cơ quan xa như phổi, xương, gan…

Tiên lượng của ung thư cổ tử cung xâm lấn dựa vào các giai đoạn này

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và tiền ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi khối u ác tính trở nên lớn hơn và di căn vào các mô lân cận, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện.

Dấu hiệu thường gặp

Sau khi di căn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Yếu tố nguy cơ là bất cứ thứ gì có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mỗi loại ung thư có các nguy cơ khác nhau. Nhưng có một hoặc một số yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Ở ung thư cổ tử cung, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển tế bào ung thư. Những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này sẽ hiếm khi bị ung thư cổ tử cung.

Điều quan trọng khi đề cập đến yếu tố nguy cơ là nên tập trung vào những yếu tố nguy cơ mà bạn có thể thay đổi hoặc tránh được như thói quen hút thuốc hoặc nhiễm virus papillomavirus ở người. Một số yếu tố nguy cơ mà chúng ta sẽ không thể thay đổi được là tuổi tác hoặc yếu tố di truyền. Với yếu tố di truyền, việc xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung do mắc HPV, như: nhiều bạn tình, bạn tình quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục dưới 18 tuổi. Một người có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung hay gia đình có người thân từng bị ung thư cổ tử cung cũng là các yếu tố nguy cơ cao. Một số yếu tố nguy cơ cao khác là thói quen hút thuốc lá, bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, hệ thống miễn dịch suy yếu…

Nhiễm virus u nhú ở người (HPV)

Nhiễm virus u nhu ở người (HPV) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung. HPV là một nhóm gồm hơn 150 chủng virus, một trong số các chủng này gây ra u nhú (mụn cóc) trên các bộ phận cơ thể người. HPV có thể lây nhiễm trên các tế bào ở bề mặt da, tế bào lót bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và cổ họng nhưng không lây nhiễm vào máu hay vào các cơ quan nội tạng như tim, phổi. HPV có thể lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc da với da, qua hoạt động tình dục bao gồm đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.

virus gây u nhú ở người HPV

Một số chủng virus HPV gây ra mụn cóc thông thường trên bàn tay, bàn chân, môi hoặc lưỡi; mụn cóc trên hoặc quanh cơ quan sinh dục nam và nữ, vùng hậu môn. Tuy nhiên, thường đây là chủng virus HPV nguy cơ thấp, hiếm khi gây ung thư. Một số chủng virus HPV gọi là loại nguy cơ cao vì liên quan mật thiết đến việc gây ra bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, miệng và cổ họng. Nhiễm HPV được xem là rất phổ biến và hầu hết, cơ thể con người có thể tự loại bỏ virus HPV. Tuy nhiên, đôi khi virus này không thể bị loại bỏ, trở thành nhiễm trùng mãn tính sẽ gây ra một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. Vắc xin ngừa HPV là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng do một số chủng virus HPV cũng như ung thư do HPV gây ra.

Tiền sử tình dục

Những yếu tố liên quan đến tiền sử tình dục cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, gồm: hoạt động tình dục khi còn trẻ (đặc biệt là dưới 18 tuổi), có nhiều bạn tình, có một bạn tình nhưng lại có yếu tố nguy cơ cao (bị nhiễm HPV hoặc người này có nhiều bạn tình).

Nhiễm Chlamydia

Vi khuẩn Chlamydia lây lan qua quan hệ tình dục. Phụ nữ nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng, có thể không biết mình bị nhiễm trừ khi được xét nghiệm khi khám phụ khoa. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn ở những phụ nữ có xét nghiệm máu và chất nhầy ở cổ tử cung có nhiễm Chlamydia. Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Chlamydia có thể giúp HPV phát triển và sống trong cổ tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài

Có bằng chứng cho thấy uống thuốc tránh thai trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ giảm đi khi ngừng thuốc tránh thai.

Đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung, như:

Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu

Virus HIV gây bệnh AIDS làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến con người có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn. Phụ nữ nhiễm HIV, tiền ung thư cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư xâm lấn nhanh hơn bình thường. Nhóm phụ nữ dùng thuốc để ngăn chặn phản ứng miễn dịch như đang điều trị bệnh tự miễn, người cấy ghép nội tạng cũng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Hút thuốc

Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi người không hút thuốc. Các hóa chất do hút thuốc được tìm thấy trong chất nhầy cổ tử cung của những phụ nữ hút thuốc lá, được cho làm hư hỏng DNA của tế bào cổ tử cung, góp phần vào sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Hút thuốc lá cũng làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả khi chống lại virus HPV.

Mang thai nhiều lần hoặc mang thai quá sớm

Phụ nữ từng mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ dễ nhiễm HPV hoặc phát triển ung thư. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có hệ thống miễn dịch yếu hơn, dễ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ dưới 20 tuổi khi mang thai có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung hơn so với những phụ nữ mang thai khi từ 25 tuổi.

Tình trạng thu nhập thấp, chế độ ăn

Phụ nữ có thu nhập thấp khó khăn khi được chăm sóc sức khỏe đầy đủ như tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, dẫn đến không phát hiện sớm, điều trị tiền ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, chế độ ăn ít trái cây, ít rau quả cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Thuốc nội tiết tố DES

DES là loại thuốc nội tiết tố được dùng cho một số phụ nữ từ năm 1938 đến 1971 để ngăn sảy thai. Những phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai có nguy cơ phát triển ung thư trong âm đạo hoặc cổ tử cung. (1)

Có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung

Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái bị ung thư cổ tử cung thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có ai trong gia đình mắc bệnh này. Yếu tố di truyền có thể khiến một số phụ nữ chống lại nhiễm trùng HPV kém hơn những người khác.

⇒ Xem thêm:

di truyền trong ung thư cổ tử cung

Các biến chứng của ung thư cổ tử cung

Giống như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, tăng khả năng sảy thai trong những lần mang thai sau này. Ung thư cổ tử cung cũng có thể dẫn đến việc bệnh nhân không thể có con do phải cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trí có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ.

Phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung - Pap smear

Các bác sĩ sẽ lấy các tế bào từ cổ tử cung để làm xét nghiệm Pap (kỹ thuật viên quan sát các tế bào cổ tử cung dưới kính hiển vi). Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là một phần trong quá trình khám phụ khoa. Ngoài ra, có thể kết hợp xét nghiệm tìm HPV cùng lúc với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu không dùng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung nhưng được thực hiện để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Soi cổ tử cung

Khi kết quả xét nghiệm Pap cho thấy có các tế bào bất thường hoặc xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định soi cổ tử cung để tìm những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết. Bác sĩ soi cổ tử cung bằng cách sử dụng camera có gắn đèn ở đầu một ống nhỏ để quan sát kỹ bên trong âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ dùng kính hiển vi phóng đại cổ tử cung từ 8-15 lần để tìm kiếm các tế bào bất thường.

Các loại sinh thiết cổ tử cung

Sinh thiết được sử dụng để chẩn đoán tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, gồm: sinh thiết nội soi cổ tử cung, nạo nội mạc cổ tử cung, sinh thiết chóp cổ tử cung.

Soi bàng quang, nội soi đại tràng và khám có gây mê

Các xét nghiệm, thủ thuật này này thường được thực hiện ở những phụ nữ có khối u lớn, thường không thực hiện nếu ung thư được phát hiện sớm.

Chẩn đoán hình ảnh

Một số chẩn đoán hình ảnh được thực hiện để xác định tế bào ung thư đã di căn hay chưa, giúp cho việc lên kế hoạch điều trị. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định, gồm:

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến gồm:

Phẫu thuật

Nếu ung thư chỉ ở trên bề mặt cổ tử cung, bác sĩ có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thủ thuật như LEEP hoặc cấy dao lạnh. Nếu tế bào ung thư đã đi qua một lớp gọi là màng đáy (ngăn cách bề mặt cổ tử cung các lớp bên dưới), có thể phải cần phẫu thuật. Nếu bệnh đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn của cổ tử cung nhưng chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể, có thể phải phẫu thuật để lấy khối u ra ngoài. Nếu tế bào ung thư lan vào tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung.

Một số phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung, như: phẫu thuật lạnh, phẫu thuật bằng tia laser, phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, cắt bỏ tử cung.

Xạ trị

Xạ trị là dùng các tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Xạ trị gồm xạ trị ngoài (bắn tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể) và xạ trị trong (đưa nguồn phóng xạ vào âm đạo, gần cổ tử cung).

Hóa trị

Hóa trị là điều trị bằng thuốc, thường được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị được thực hiện theo từng đợt, kéo dài nhiều tháng.

Dùng thuốc nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là dùng những loại thuốc nhắm vào các tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh bình thường.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư.

Tùy vào loại ung thư và giai đoạn ung thư, có thể có nhiều hơn một phương pháp điều trị. Ở giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, xạ trị kết hợp hóa trị. Ở giai đoạn sau, phương pháp điều trị phổ biến là xạ trị kết hợp với hóa trị. Kế hoạch điều trị ung thư do đó phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, loại ung thư, tuổi, các vấn đề sức khỏe trước đó, tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư.

điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ăn gì, kiêng gì?

Việc ăn uống đầy đủ giúp cơ thể bệnh nhân ung thư cổ tử cung duy trì sức mạnh, năng lượng và khả năng đề kháng chống lại tình trạng nhiễm trùng trong quá trình điều trị, vượt qua các tác dụng phụ của hóa xạ trị. Một số phương pháp điều trị ung thư sẽ hiệu quả hơn ở những người có chế độ dinh dưỡng đủ calo và protein.

Chăm sóc người bệnh ung thư cổ tử cung

Gia đình sẽ là chỗ dựa tốt nhất để người bệnh an tâm điều trị.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Hai yếu tố quan trọng nhất theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) là chủng ngừa HPV và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm những thay đổi của tế bào cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu với những thay đổi tiền ung thư. Do đó, có thể ngăn chặn ung thư bằng cách phát hiện và điều trị tiền ung thư hoặc thực hiện các biện pháp ngăn chặn tiền ung thư.

phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc xin

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang triển khai tiêm 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung gồm vắc xin Gardasil và Gardasil 9. Vắc xin Gardasil có hiệu quả trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý gây ra do 4 tuýp virus HPV gồm 6, 11, 16, 18. Trong khi đó vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 là vắc xin phòng HPV đầu tiên dành cho Nam và Nữ từ 9 đến 45 tuổi có hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra do 9 tuýp HPV tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.

Dinh dưỡng

Không hút thuốc là cách phòng ngừa rất quan trọng để giảm nguy cơ tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.

Vận động

Một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa khả năng bị ung thư cổ tử cung. Nên có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Không quan hệ tình dục quá sớm, không lạm dụng thuốc tránh thai. Vệ sinh âm đạo sạch sẽ ngăn ngừa virus HPV.

Tầm soát tiền ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap và xét nghiệm tìm virus gây u nhú ở người (HPV) được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn đều được phát hiện ở những phụ nữ không làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Nếu kết quả xét nghiệm HPV dương tính, cần phải tái khám thêm, làm các xét nghiệm khác để tìm tiền ung thư hay ung thư. Nên làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần từ tuổi 21. Nếu từ 30 đến 65 tuổi, nên thực hiện xét nghiệm Pap và xét nghiệm virus HPV 5 năm một lần.

Hạn chế tiếp xúc với HPV

HPV truyền từ người này sang người khác khi da tiếp xúc với vùng da bị nhiễm HPV. Điều này có nghĩa là virus HPV có thể lây lan mà không cần quan hệ tình dục. Thậm chí bộ phận sinh dục có thể bị lây nhiễm HPV khi tiếp xúc với bàn tay. HPV cũng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể. Nghĩa là virus HPV có thể bắt đầu ở cổ tử cung và sau đó lan đến âm đạo, âm hộ. Hạn chế số lượng bạn tình và tránh quan hệ tình dục với những người đã có nhiều bạn tình khác và sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với HPV. Mặc dù vậy, HPV rất phổ biến, quan hệ tình dục chỉ với một người cũng vẫn có thể bị lây nhiễm HPV.

Nếu bạn đang hoạt động tình dục và có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên đi xét nghiệm tìm chlamydia, lậu và giang mai mỗi năm. Nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần hoặc thường xuyên nếu bạn có nguy cơ cao.

Tỷ lệ sống sót là gần 100% khi phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, điều trị kịp thời các biến đổi tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung và tiêm vắc xin ngừa virus HPV là cách duy nhất hiệu quả để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-phong-chong-ung-thu-co-tu-cung-a34503.html