Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
a) Nguồn lao động.
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Đặc điểm nguồn lao động:
+ Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
b) Sử dụng lao động.
- Số lao động có việc làm tăng lên.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm
=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.
2. Vấn đề việc làm.
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm
=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
3. Chất lượng cuộc sống.
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng.
+ Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
+ Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
- Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 4 trang 15: Dựa vao hình 4.1, hãy:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
- Nhận xét về chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Trả lời:
- Lao động nước ta chủ yếu lao động ở khu vực nông thôn chiếm 75,8% lao động cả nước. Do dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
- Chất lượng lao động của nước ta còn thấp. Năm 2003, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 78,8% trong tổng lao động của nước ta.
Để nâng cao chất lượng lao động của nước ta cần:
+ Chú trọng đào tạo nghề cho lao động,
+ Mở các trường, lớp đào tạo, các khoa đào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề cho lao động.
Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 4 trang 15: Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
Trả lời:
- Lao động nước ta chủ yếu ở khu vực Nông- lâm- ngư nghiệp, năm 2003 lao động trong khu vực nông - lâm- ngư nghiệp là 60,3% lao động cả nước.
- Từ năm 1989 đến năm 2003 tỉ trọng lao động của nước ta có sự thay đổi:
+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, khu vực công nghiệp 11,2% (1989) lên 16,5%(năm 2003); dịch vụ tăng từ 17,3% (năm 1989) lên 23,2% (năm 2003).
+ Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp từ 71,5%(1989) xuống 60,3% (2003).
Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 4 trang 16: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?
Trả lời:
Để giải quyết vấn đề việc làm cần có những giải pháp:
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
+ Phát triển tiểu thụ công nghiệp ở nông thôn
+ Chú trọng đào tạo nghề cho lao động,
+ Mở các trường, lớp đào tạo, các khoa đào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề cho lao động.
+ ....
Soạn Bài 1 trang 17 ngắn nhất: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Trả lời:
Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta:
+ Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn nước ta.
+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao.
+ Vấn đề việc làm gây sức ép lớn đến nền kinh tế của nước ta
Soạn Bài 2 trang 17 ngắn nhất: Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trả lời:
Những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999)
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng
+ Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt
+ Tuổi thọ trung bình tăng
+ Tỉ lệ trẻ tử vong, suy dinh dưỡng giảm, dịch bệnh đẩy lùi,...
Soạn Bài 3 trang 17 ngắn nhất: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Trả lời:
Cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta rất đa dạng gồm khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Trong đó lao động chủ yếu đang hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước.
Trong giai đoạn 1985-2002, cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi, nhìn chung giảm tỉ trọng lao động ở thành phần kinh tế nhà nước từ 15% xuống còn 9,6%, tăng lao động ở khu vực thành phần ngoài nhà nước từ 85% lên 90,4%.
Ý nghĩa: Phát huy được tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế vói cơ cấu đa dạng nhiều thành phần, nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Câu 1. Tại sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng?
Trả lời
Nước ta phải thực hiện chính sách phân bố dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, vì:
- Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của của nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và vùng núi.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn
- Sự phân bố dân cư không đều dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động.
- Ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng lài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta lại rất dồi dào?
Trả lời
Nguồn lao động nước ta đồi dào là do các nguyên nhân sau:
- Nước ta có số dân dông.
+ Năm 2007, số dân nước ta là 85,17 triệu người.
+ Do đông dân, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên số dân gia tăng hàng năm lớn.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao, số người thôn độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ (dẫn chứng).
+ Dân số trẻ nên có nguồn lao động đồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động còn nhanh.
+ Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Lực lượng lao động chiêm trên 50% tổng số dân, tốc độ tăng nguồn lao động tương đối cao (khoảng m năm), mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động.
Câu 1: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta
A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng Chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
A. Đã qua đào tạo
B. Lao động trình độ cao
C. Lao động đơn giản
D. Tất cả chưa qua đào tạo.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:
A. Nguồn lao động tăng nhanh
B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là :
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông -lâm - ngư - nghiệp
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện .
D. Cả A , B , C , đều đúng
Câu 5: Trong giai đoạn 1989 -2003 , lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào
A . Nông - Lâm - Ngư Nghiệp
B. Công nghiệp Xây dựng
C. Dịch vụ
D. Cả 3 nghành trên
Câu 6: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A . Giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm , ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
B . Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn trong ngành công nghiệp và dịch vụ .
C . Giảm tỷ trọng trong tất cả các nghành .
D . Tăng tỷ trọng trong tất cả các nghành
Câu 7: Để giải quyết vấn đề việc làm , cần có biện pháp gì ?
A . Phân bố lại dân cư và lao động
B . Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn
C . Đa dạng các loại hình đào tạo , hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Cả A , B , C đều đúng
Câu 8: Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người:
A . Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động
B. Chưa đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động
C. Chưa đến tuổi lao động và số nguời quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động
D. Cả A, B , C , đều sai
Câu 9: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động:
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Dịch vụ
D. Cả ba lĩnh vực bằng nhau
Câu 10: Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
B. thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất
D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.
Đáp án
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
A
C
D
D
A
Câu hỏi
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
B
D
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé:
Giải SBT Địa lí 9: Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Giải VBT Địa lí 9: Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/soan-dia-9-bai-4-ngan-nhat-a35882.html