Dừa Nước là gì? Tác dụng, Giá trị dinh dưỡng và Giá bán

Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe.

tác dụng của dừa nước
Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ

Mô tả dược liệu dừa nước

1. Đặc điểm của cây dừa lá

Dừa nước là loài cây sinh sống thành dãy ở ven sông, kênh rạch nước lợ. Cây có hệ thống rễ chằng chịt, thân ngầm và lá to. Thân và rễ cây mọc ở dưới lòng đất, chỉ có phần cuống hoa và lá nổi bên trên. Lá thì có hình lược như lá dừa, kích thước từ 5 - 8m, lá chét thuôn dài, nhỏ, cuống lá to, tròn, cứng chắc và bẹ lá phình to.

tác dụng của dừa nước
Dừa lá là loài cây sinh sống thành dãy ở ven sông, kênh rạch nước lợ, rễ và thân mọc chìm ở bên dưới

Hoa mọc thành cụm có hình cầu, dài khoảng 60 - 90cm. Khi thụ phấn, các trái nhỏ mọc ép vào nhau tạo thành buồng lớn, mỗi buồng có từ 40 - 60 quả. Quả có cơm màu trắng, mềm thơm và ăn được, bên trong chứa nhân cứng. Cây sinh sôi bằng cách rụng hạt khô và phân tán theo dòng thủy triều.

Thông thường loại cây này mất khoảng 10 năm tuổi trở lên mới nở hoa và kết quả.

2. Bộ phận sử dụng

Dừa lá có thể dùng vào nhiều việc nhờ các bộ phận như:

3. Phân bố

Dừa nước phát triển mạnh trong những vùng đầm lầy ven sông hoặc ven biển. Loài thực vật này phân bố nhiều ở ven biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở nước ta, dừa lá mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nam Bộ.

4. Thu hái - sơ chế

Trái thì mọc quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 8 - 10 hoặc tháng 2. Nhân dân thường thu hái khi thấy cuống dừa cúi xuống.

cây dừa nước
Thu hái quả dừa nước quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 8 - 10 hoặc tháng 2

Khi thu hái về, đem tách riêng từng quả, sau đó chẻ đôi rồi sử dụng thìa nạo phần cơm bên trong. Cùi của quả thì thường được dùng ăn để giải khát và thanh nhiệt.

5. Giá trị dinh dưỡng của dừa nước

Dừa nước chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn dừa thông thường, bao gồm: chất béo, protein, đường, vitamin C, khoáng chất,…

6. Dừa nước giá bao nhiêu?

Thông thường mỗi buồng dừa nước có khoảng 40 đến 80 trái, cân nặng khoảng trên 15kg, giá bán thì phụ thuộc vào từng cách chế biến. Trên thị trường hiện nay đang có cơm và nước uống giải khát từ loại quả này, có giá như:

Vị thuốc dừa nước (dừa lá)

1. Tính vị

Vị ngọt, thơm, tính mát và không có độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Bàng Quang.

3. Tác dụng của dừa nước

- Tác dụng của dừa nước theo Đông Y:

- Tác dụng của dừa nước theo y học hiện đại:

- Tham khảo thêm tác dụng của dừa nước:

4. Cách sử dụng

Dừa lá thường được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn giải khát và thanh nhiệt. Do dừa lá không có độc nên bạn có thể sử dụng từ 100 - 300g/ ngày.

Các món ăn bồi bổ sức khỏe

tác dụng của dừa nước
Dừa nước thường được dùng để làm mứt, chè hoặc chế biến thành nước giải khát

1. Dừa nước đá đường

Với vị thanh ngọt thanh của đường và một số gia vị khác. Uống một miếng dừa nước đá đường sẽ giúp cơ thể bạn mát mẻ hơn.

Cách thực hiện dừa nước đường đá:

2. Mứt dừa nước

Mứt dừa nước có thể sử dụng vào các dịp lễ tết thay cho một số loại mứt khác. Nhâm nhi một miếng mứt dừa vừa dẻo, vừa thơm kèm thêm ly trà cũng có thể khiến bạn mãi không ngưng.

Cách thực hiện dừa nước đường đá:

3. Chè dừa nước

Hương vị của chè dừa nước khó lòng chê được. Bởi việc chế biến cần trải qua nhiều công đoạn chế biến với các thành phần khác nhau. Ăn một chén chè, cắn một miếng dừa giòn ngọt, vừa bùi vừa béo thì còn gì tuyệt vời bằng.

Cách thực hiện dừa nước đường đá:

Ngoài ra, cùi của quả còn được dùng thêm vào các món chè khác như chè mỹ, chè thái, chè đậu,… để tăng hương vị và kích thích vị giác.

Lưu ý khi dùng

Với thành phần dinh dưỡng và tác dụng dược lý đa dạng, dừa nước không đơn thuần là loại quả thông thường mà còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cần tránh ăn loại quả này quá nhiều, thay vào đó nên cân bằng các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

  • Cây Dừa Cạn (Bông Dừa) - Đặc Điểm & Công Dụng Trị Bệnh
  • 20+ Tác Dụng Của Dầu Dừa Trong Làm Đẹp Và Trị Bệnh

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/dua-nuoc-a43560.html