Tin tức

Bạn có kế hoạch du lịch đến mảnh đất Tây Ninh tươi đẹp để trải nghiệm văn hoá cũng như phong cảnh thiên nhiên nơi đây nhưng chưa biết Tây Ninh có gì chơi? Bài viết dưới đây sẽ hé lộ thông tin chi tiết về 28 địa điểm nổi tiếng nhất Tây Ninh, từ những ngôi chùa linh thiêng đến những vườn trái cây thơ mộng, hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách ấn tượng khó quên. Cùng theo dõi để có chuyến du lịch Tây Ninh đầy ý nghĩa bạn nhé!

Tổng hợp những toạ độ ăn chơi nổi tiếng ở Tây Ninh
Những tọa độ ăn chơi nổi tiếng ở Tây Ninh

1. 4 điểm đến mang tính trải nghiệm du lịch & tâm linh tại Tây Ninh

Vốn được mệnh danh là “vùng đất thánh”, Tây Ninh sở hữu rất nhiều công trình đền chùa linh thiêng và cổ kính. Những điểm đến sau không chỉ mang lại trải nghiệm du lịch tâm linh độc đáo mà còn đưa du khách khám phá cảnh đẹp Tây Ninh và nền văn hóa địa phương.

1.1. Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain

Tọa lạc trên đỉnh núi Bà Đen linh thiêng, Sun World Ba Den Mountain là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng bậc nhất mảnh đất Đông Nam Bộ. Không chỉ tạo dấu ấn trong lòng du khách với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn sở hữu hệ thống cáp treo hiện đại và nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới.

Được đầu tư xây dựng bài bản bởi tập đoàn Sun Group, Sun World Ba Den Mountain xuất sắc giành được không ít kỷ lục danh giá như điểm du lịch tâm linh có Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi hay gần đây nhất là danh hiệu Khu du lịch có thiết kế cảnh quan đẹp nhất Việt Nam 2023…

Khoảng cách từ Sun World Ba Den Mountain đến thành phố Tây Ninh khi nhìn trên bản đồ
Sun World Ba Den Mountain nằm cách thành phố Tây Ninh chỉ hơn 10km

Cuộc chiêm bái của du khách từ chân núi lên “nóc nhà” Nam Bộ được ví như hành trình thức tỉnh và kết nối với các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả” bên trong mỗi người. Hệ thống công trình mang đậm màu sắc văn hóa Phật giáo như tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, trụ kinh Bát Nhã, khu Vườn Vô Ngã… sẽ đưa du khách đến miền tiên cảnh - nơi bạn có thể rũ bỏ mọi muộn phiền và tìm về với “bản ngã” của chính mình.

Vườn hoa nở rộ dưới chân tượng Phật Bà
Vườn hoa nở rộ dưới chân tượng Phật Bà làm say lòng bao du khách

Không chỉ là điểm du lịch tâm linh quen thuộc của Phật tử và các tín đồ sùng đạo, Sun World Ba Den Mountain còn thu hút không ít du khách đam mê trải nghiệm, đi cáp treo, hay săn mây… Từ trên đỉnh núi Bà Đen nhìn xuống, bạn có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những phiến đá là chứng nhân lịch sử qua các thời kỳ, một vùng đồng bằng rộng lớn ôm trọn ngoại ô thành phố Tây Ninh

Đỉnh núi Bà Đen là địa điểm lý tưởng cho các tín đồ săn mây
“Nóc nhà của Nam Bộ” là địa điểm mà các tín đồ săn mây chắc chắn không thể bỏ qua
Sun World Ba Den Mountain huyền diệu khi đêm xuống
Vẻ đẹp huyền diệu của Sun World Ba Den Mountain khi đêm xuống

Sau đây là một vài lưu ý nhỏ cho những du khách có ý định du lịch đến Sun World Ba Den Mountain:

1.2. Tòa thánh Cao Đài

Nhắc đến đạo Cao Đài, chắc chắn phải kể đến công trình tôn giáo hàng đầu tại Tây Ninh - Tòa thánh Cao Đài. Mặc dù là tôn giáo có “tuổi đời” còn rất trẻ (mới du nhập vào Việt Nam từ năm 1926) nhưng sự tồn tại và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Cao Đài tại “vùng đất thánh” Tây Ninh là không thể phủ nhận.

Bản đồ khoảng cách từ toà thánh Cao Đài tới trung tâm thành phố Tây Ninh
Tòa thánh Cao Đài là một trong những điểm đến nằm ngay gần trung tâm thành phố Tây Ninh

Toà Thánh Cao Đài được xây dựng ngay từ những ngày đầu đạo Cao Đài xuất hiện ở Việt Nam nhưng phải đến năm 1947, công trình này mới chính thức được khánh thành. Công trình toà thánh dài 97,5m, rộng 22m, được xây dựng bằng bê tông cốt tre - chất liệu đặc trưng cho các công trình Tòa Thánh thuộc đạo Cao Đài. Điểm độc đáo nhất của công trình này là hai tháp vươn cao 36m, nhìn về phía Tây.

Toàn cảnh Toà thánh Cao Đài nhìn từ xa
Toàn cảnh Tòa thánh Cao Đài khi nhìn từ bên ngoài (Nguồn: Internet)

Khi bước vào bên trong, du khách sẽ như lạc vào một thế giới tâm linh đặc sắc, nơi mang lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp, vừa lạ vừa quen. Chính điện hay còn gọi là Cửu trùng đài dài 81m, rộng 27m, được chia thành các không gian nhỏ với 18 cột trụ chạy dọc hai bên. Trên mỗi thân cột được chạm khắc hình rồng uốn lượn rất tinh xảo.

Ngoài ra, khi dạo qua khuôn viên rộng với diện tích khoảng 1000m2, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc đầy tính nghệ thuật và tâm linh, mang ý nghĩa biểu tượng của đạo Cao Đài như tượng Hộ Pháp, tượng ông Thiện - ông Ác

Không gian bên trong Toà thánh Cao Đài
Không gian bên trong điện mang đậm tính nghệ thuật của Tòa thánh Cao Đài (Nguồn: Internet)
Khuôn viên rộng rãi của Toà thánh nhìn từ trên cao
Khuôn viên rộng 1km2 của Toà thánh được ví như lá phổi xanh của thành phố (Nguồn: Internet)

Một vài lưu ý cho du khách khi đến thăm Tòa thánh Cao Đài:

1.3. Chùa Thiền Lâm Gò Kén

Cổ tự trăm năm tuổi linh thiêng bậc nhất Tây Ninh này được xây dựng từ năm 1904. Tên gọi chùa Gò Kén vốn xuất phát từ vị trí tọa lạc của ngôi chùa này (một bãi gò cao được bao quanh bởi nhiều dây kén). Sau này, khi được tu bổ lại, chùa được đặt tên là Thiền Lâm Tự nhưng vẫn giữ hai chữ “Gò Kén” để người dân dễ nhớ và cảm thấy quen thuộc.

Khoảng cách từ trung tâm thành phố Tây Ninh tới chùa Gò Kén khi nhìn trên bản đồ
Chùa Gò Kén nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 15 phút di chuyển

Danh lam cổ tự này rộng khoảng 450m2, được lợp toàn bộ bằng ngói móc. Hai hàng cột chạy dài trong Chính điện chia nơi thờ tự của chùa thành 3 khu vực riêng biệt. Biểu tượng nổi tiếng nhất của chùa Thiền Lâm Gò Kén phải kể đến là bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trên lưng rồng cao nhất miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, du khách khi dạo quanh khuôn viên chùa còn được chiêm ngưỡng nhiều kiệt tác nổi bật như bảo tháp xá lợi Phật cao 9 tầng, vườn cảnh Lâm Tỳ Ni, tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m, điện thờ Phật Di Lặc

Bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tại chùa Gò Kén
Bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nằm giữa hồ - biểu tượng của chùa Gò Kén (Nguồn: Internet)
Bảo tháp xá lợi Phật cao 9 tầng tại chùa Thiền Lâm Gò Kén
Ngôi Bảo tháp Xá lợi Phật cao 9 tầng uy nghi giữa trời (Nguồn: Internet)
Khung cảnh huyền ảo tại chùa Gò Kén
Khung cảnh non nước mây trời huyền ảo tại chùa Gò Kén (Nguồn: Internet)

Vào các dịp lễ lớn như Lễ Vía Quan Âm (Rằm tháng 7), Đại lễ Phật Đản… chùa Thiền Lâm Gò Kén đón một lượng lớn khách du lịch cùng đông đảo Phật tử đến cúng bái, cầu nguyện may mắn, bình an. Một vài lưu ý cho du khách khi đến chùa Thiền Lâm Gò Kén lễ bái như:

Hoạt động thả đèn hoa đăng tại chùa Gò Kén
Hoạt động thả đèn hoa đăng tại chùa Gò Kén vào dịp lễ hội (Nguồn: Internet)

1.4. Chùa Khmer Khedol

Chùa Khmer Khedol (tên gọi khác là chùa Botum Kiri Rangsay) là một trong những ngôi chùa Khmer cổ tại vùng đất Tây Ninh. Được xây dựng tại cụm dân cư Khmer ở Khedol, chùa Khedol có mái dốc, nhọn, được lợp bằng ngói và xây cất bằng gạch. Nhìn chung, quy mô và lối kiến trúc của chùa khá đơn giản, không có nhiều hoạt tiết chạm trổ cầu kỳ như các chùa Khmer khác ở Nam Bộ.

Toạ độ chùa Khmer Khedol nhìn trên bản đồ
Chùa Khmer Khedol hay còn gọi là chùa Botum Kiri Rangsay, toạ lạc ở phía Bắc núi Bà Đen

Dẫu vậy, chùa Khedol vẫn tuân theo lối kiến trúc thường thấy của các chùa Khmer với mái vàng nhiều tầng cùng tượng chim thần Garuda ở các đầu cột đỡ mái. Cổng chùa quay về phía núi còn mặt tiền của chánh điện hướng ra đồng ruộng, nhìn về phía Đông bởi đây vốn là nguyên tắc trong các chùa của Phật giáo Nam tông Khmer.

Từ cổng Tam Bảo nhìn vào, Chánh điện tọa lạc ở vị trí trung tâm, tựa như một bông sen đang nở rộ. Hai bên trái, phải của Chánh điện lần lượt là ngôi sala và tăng xá. Nếu như mặt tiền của Chánh điện hướng ra đồng ruộng và đối diện với tượng Phật nhập niết bàn thì mặt hậu lại có rắn thần Naga ngự trị, cuốn quanh hai cây cột, ngẩng đầu vươn ra bốn hướng.

Hình ảnh chim thần Garuda đỡ mái chùa Khmer Khedol
Hình ảnh chim thần Garuda đỡ mái chùa Khmer Khedol (Nguồn: Internet)
Ngôi chùa Khmer cổ với diện mạo cổ kính và uy nghi
Diện mạo cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa Khmer cổ (Nguồn: Internet)

Chánh điện của chùa Khmer Khedol thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Không gian thờ tự bao giờ cũng được thắp nến và phảng phất mùi thơm của nhang. Đặc biệt, du khách đến chùa vào Khedol tháng 4 hàng năm (từ ngày 13 - 16) sẽ có cơ hội tham gia Tết Chol Chnam Thmây (tết rước nước đầu năm) của người Khmer cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Khuôn viên rợp bóng mát tại chùa Khmer Khedol
Những tán cây cổ thụ xanh mát bao quanh chùa Khmer Khedol (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý cho du khách khi tham quan chùa Khmer Khedol:

2. 2 cảnh quan sông nước tại Tây Ninh

Ngoài những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Tây Ninh còn sở hữu địa danh sông nước cực kỳ nên thơ, tiêu biểu nhất là hồ Dầu Tiếng và hồ Núi Đá. Hãy cùng tìm hiểu xem hai hồ nước này có gì đặc biệt và hấp dẫn du khách nhé!

2.1. Hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, đóng vai trò cung cấp nước quan trọng, phục vụ sản xuất nông nghiệp cả trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Mặc dù trải dài trên cả tỉnh Bình Phước và Bình Dương nhưng lưu vực chủ yếu của hồ Dầu Tiếng vẫn nằm trên địa phận tỉnh Tây Ninh.

Hồ Dầu Tiếng trải dài 3 tỉnh
Lưu vực rộng lớn, trải dài 3 tỉnh của hồ Dầu Tiếng

Với phong cảnh hoang sơ, khí hậu ôn hoà, mát mẻ, hồ Dầu Tiếng thu hút đông đảo du khách tới nghỉ dưỡng, câu cá, chèo thuyền và tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú vị khác.

Tại đây cũng nổi tiếng với bãi đá trứng Hồ Dầu Tiếng - địa điểm cắm trại quen thuộc với các nhóm bạn trẻ, gia đình vào dịp cuối tuần. Không gian bao la, trong lành cùng những thảm cỏ xanh mướt nơi đây chắc chắn sẽ giúp bạn “xả stress” và “bỏ túi” những bức ảnh xịn sò nhất.

Hoàng hôn yên bình trên hồ Dầu Tiếng
Ngắm cảnh hoàng hôn giữa không gian yên bình của hồ Dầu Tiếng (Nguồn: Internet)
Cánh rừng bên hồ với màu xanh bát ngát
Mặt hồ trong vắt, ánh lên màu xanh bát ngát của mây trời và cánh rừng bên hồ (Nguồn: Internet)
Du khách thích thú với trải nghiệm chèo USP trên hồ Dầu Tiếng
Trải nghiệm chèo SUP trên hồ Dầu Tiếng (Nguồn: Internet)

Một vài lưu ý nhỏ cho những du khách đang lên kế hoạch du lịch hồ Dầu Tiếng:

2.2. Hồ Núi Đá

Nằm giữa thung lũng Ma Thiên Lãnh huyền bí là hồ Núi Đá - nơi được mệnh danh là “Tuyệt Tình Cốc” của Tây Ninh. Tên gọi hồ Núi Đá bắt nguồn từ địa thế nơi đây - được bao bọc bởi ba ngọn núi lớn là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Đặc điểm địa hình này cũng tạo cho hồ Núi Đá không khí mát mẻ quanh năm, tựa như hồ Tuyền Lâm của Đà Lạt.

Địa chỉ toạ lạc của hồ Núi Đá trên bản đồ
Hồ Núi Đá nằm trong thung lũng Ma Thiên Lãnh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh chỉ khoảng 9km

Nhìn từ trên cao xuống, hồ Núi Đá hiện ra như một viên ngọc bích hình trái tim khổng lồ được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ và rừng cây xanh thẳm. Do chưa được khai thác du lịch mạnh mẽ nên du khách đến đây có thể cảm nhận được sự hoang sơ của rừng núi.

Khác với hồ Dầu Tiếng nhộn nhịp, tươi vui, hồ Núi Đá mang trong mình vẻ yên bình và tĩnh lặng hơn. Các hoạt động vui chơi tại hồ chủ yếu là cắm trại, check-in, câu cá và trekking. Tuy nhiên, hồ Núi Đá không vì thế mà kém thu hút với khách du lịch. Đây luôn là điểm đến hàng đầu cho những du khách muốn tận hưởng không khí trong lành, khám phá và hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên.

Mặt hồ trong xanh bao quanh bởi núi đá hùng vĩ
Mặt hồ trong xanh được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ (Nguồn: Internet)
Hồ Núi Đá còn là địa điểm cắm trại lý tưởng cho gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần
Nhiều du khách lựa chọn hồ Núi Đá là địa điểm cắm trại cùng gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần (Nguồn: Internet)
Vẻ huyền ảo của hồ Núi Đá vào lúc hoàng hôn
Vẻ đẹp huyền ảo tại hồ Núi Đá khi hoàng hôn buông xuống (Nguồn: Internet)

Khi du lịch hồ Núi Đá, du khách nên ghi lại một số lưu ý sau để chuyến đi trở nên hoàn hảo và đáng nhớ nhất:

3. 9 địa điểm tham quan vườn - rừng - thung lũng Tây Ninh

Sau khi du khách đã chiêm bái đền chùa và cắm trại bên hồ, còn gì tuyệt vời hơn khi tiếp tục cuộc hành trình bằng việc khám phá thảm động - thực vật phong phú của Tây Ninh. Các địa điểm vườn, rừng và thung lũng xanh ngút ngàn dưới đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

3.1. Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát

Để bắt đầu hành trình khám phá hệ sinh thái đa dạng bậc nhất miền Tây Nam Bộ, du khách không thể bỏ qua Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát. Đây là “ngôi nhà” của nhiều loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và nằm trong sách đỏ thế giới, điển hình như sếu đầu đỏ, voọc chà vá chân đen, sói đỏ, gấu ngựa… Hệ thực vật cũng phong phú không kém với tổng cộng hơn 700 loài.

Đặc biệt, du khách có thể đi theo những bậc thang xoắn ốc của đài quan sát cao 32m, chọn cho mình một chỗ dừng chân thích hợp để ngắm nhìn trọn vẹn không gian xanh bao la cùng quần thể chim muông đa dạng tại đây. Chưa dừng ở đó, đến với Lò Gò Xa Mát, du khách còn có cơ hội “mục sở thị” 2 cây di sản khổng lồ cao tuổi của Việt Nam (Cây dầu rái 269 tuổi cao 42m và cây vên vên 215 tuổi cao 44m).

Bản đồ Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát trên bản đồ
Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát nằm ở sát biên giới Việt Nam - Campuchia

Nằm ở độ cao 15 - 40 mét so với mực nước biển, cảnh quan tại vườn quốc gia Lò Gò là sự kết hợp giữa nhiều con sông, suối tự nhiên, đất trảng và nước ngập theo mùa. Du khách có thể cắm trại bên suối hay chèo thuyền, câu cá trên các con sông… Đạp xe, trekking xuyên rừng là hoạt động lý tưởng cho các du khách đam mê du lịch trải nghiệm.

Ngoài ra, du khách còn có thể dạo chơi bằng thuyền máy trên sông Vàm Cỏ Đông - dòng sông nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam và cũng là biên giới dưới nước tự nhiên giữa Việt Nam - Campuchia. Cuối cùng, đừng quên check-in cùng cột mốc biên giới số 132 (2) và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp mê hồn tại trảng cỏ Năng bạn nhé!

Cổng vào vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát
Cổng vào vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Nguồn: Internet)
Khung cảnh thanh bình trong vườn quốc gia Lò Gò
Lớp lớp cỏ cây đan xen cùng với bàu trảng ngập nước tạo nên khung cảnh thanh bình trong vườn quốc gia Lò Gò (Nguồn: Internet)
Hàng trăm loài động vật quý hiếm cùng tụ họp về vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát
Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát là nơi trú ngụ của hàng trăm loài động vật quý hiếm (Nguồn: Internet)
Khi đến vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, du khách sẽ được trải nghiệm chèo thuyền
Du khách trải nghiệm chèo thuyền xuôi theo dòng sông êm ả trong vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát (Nguồn: Internet)

Dưới đây là một vài lưu ý nho nhỏ cho du khách đang lên kế hoạch thám hiểm vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát:

3.2. Vườn trái cây Út Phương

Với các tín đồ đam mê du lịch sinh thái miệt vườn, vườn trái cây Út Phương sẽ đưa bạn lạc vào một “thiên đường trái cây”. Nơi đây trồng hai loại quả chính là chôm chôm Thái và chôm chôm thường. Ngoài ra còn có các loại quả đậm chất miệt vườn Nam Bộ khác như măng cụt, sầu riêng, mận, dâu da

Vườn trái cây Út Phương tới thành phố Tây Ninh nhìn trên bản đồ
Vườn trái cây Út Phương nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh hơn 35km

Đứng dưới tán cây sum suê, hít hà mùi thơm của hoa quả chính và thưởng thức những trái chôm chôm tươi, mọng nước với hương vị ngọt ngào chắc chắn sẽ mang lại cho du khách trải nghiệm khó quên. Bên cạnh thưởng thức trái cây tươi, du khách còn có thể tham gia trải nghiệm tự tay thu hoạch hoa quả cùng người dân và check-in dưới những bóng cây sai trĩu quả.

Bên cạnh đó, vườn trái cây Út Phương còn có một nhà hàng riêng, chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của Tây Ninh cho du khách có nhu cầu ăn món mặn tại vườn. Một số đặc sản tiêu biểu có thể kể đến như bánh tráng trứng, lẩu mắm, cháo gỏi gà, cá diêu hồng chiên cuốn bánh tráng

Vườn chôm chôm trĩu quả
Những cây chôm chôm trĩu quả, đỏ rực một góc vườn (Nguồn: Internet)
Vườn cây có thêm khu vực võng chòi để du khách nghỉ ngơi
Khu vực võng chòi để du khách nghỉ ngơi (Nguồn: Internet)
Ngoài thăm quan, du khách có thể mua trái cây trực tiếp tại vườn
Nhiều loại trái cây tươi được bày bán tại vườn (Nguồn: Internet)

Du khách khi đến vườn trái cây Út Phương nên lưu lại một số lưu ý sau:

3.3. Vườn trái cây Gò Chùa

Bên cạnh vườn trái cây Út Phương, vườn trái cây Gò Chùa cũng thu hút không ít các bạn trẻ tới tham quan và trải nghiệm với không gian vườn rộng rãi cùng hàng trăm gốc cây ăn quả. Tọa lạc trên một khu đất rộng, vườn Gò Chùa như nơi hội tụ mọi tinh tuý của miền đất trù phú về hoa quả bậc nhất Đông Nam Bộ.

Địa chỉ Vườn trái cây Gò Chùa nhìn trên bản đồ
Vườn trái cây Gò Chùa toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu

Nếu vườn Út Phương chủ yếu trồng chôm chôm thì vườn trái cây Gò Chùa sở hữu đa dạng loại cây ăn quả từ mít, sầu riêng đến bưởi, mận… Đặc biệt, các loại cây được phân thành từng khu riêng biệt, giúp du khách dễ dàng tìm được loại quả yêu thích. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngày hè nóng bức được đứng dưới tán cây xanh mát, tự tay hái và thưởng thức trái cây tươi ngon.

Ngoài việc tham gia chăm sóc, thu hoạch, thưởng thức trái cây và check-in tại vườn, du khách còn có cơ hội được trò chuyện với những người dân địa phương thân thiện và mến khách. Sự nhiệt tình, nồng hậu cùng những câu chuyện đặc biệt về nghề làm vườn sẽ tạo cho bạn những kỷ niệm đáng nhớ về vườn trái cây Gò Chùa.

Không gian vườn cực rộng tại vườn Gò Chùa
Bước chân vào vườn Gò Chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước không gian vườn cực rộng (Nguồn: Internet)
Đa dạng các loại hoa quả tại vườn trái cây Gò Chùa
Vườn trái cây Gò Chùa xanh mướt với vô vàn loại hoa quả thơm ngon (Nguồn: Internet)
Du khách có thể nghỉ trưa tại những chiếc chòi gỗ
Những chiếc chòi gỗ cho du khách nghỉ trưa gợi cảm giác của một miền quê yên bình (Nguồn: Internet)

Với những du khách có ý định thăm thú vườn trái cây Gò Chùa, sau đây là một số lưu ý giúp chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn:

3.4. Nông trại dưa lưới Bà Đen Farm

Nếu bạn yêu thích những trái dưa lưới thơm ngọt thì hãy thêm ngay nông trại dưa lưới Bà Đen Farm vào chuyến hành trình khám phá Tây Ninh của mình. Khu vực này trước đây là một vùng đất khô cằn, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Chủ trang trại - anh Nguyễn Dương Đông đã tìm nguồn nước, học cách canh tác dưa lưới và xây dựng nên Bà Đen Farm.

Bà Đen Farm nằm gần chân núi Bà Đen
Bà Đen Farm nằm ngay gần chân núi Bà Đen

Bước vào Bà Đen Farm, du khách sẽ ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, ngọt ngào của dưa lưới. Những trái dưa lưới tròn đều, thích mắt nằm ẩn mình dưới những tán lá xanh to tròn. Để phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, Bà Đen Farm còn mở rộng thêm một khu vực trồng nho, vườn chuối và khu vực tiểu cảnh. Trong nông trại cũng được bố trí nhà ngói để du khách dừng chân nghỉ ngơi.

Cổng vào nông trại dưa lưới Bà Đen Farm
Cổng vào nông trại dưa lưới Bà Đen Farm (Nguồn: Internet)
Du khách được tận tay thu hoạch những trái dưa lưới tại nông trại Bà Đen Farm
Những trái dưa lưới to tròn được thu hoạch tại nông trại Bà Đen Farm (Nguồn: Internet)
Bà Đen Farm sẽ có khu check in độc đáo cho du khách
Khu vực check-in đậm chất “dưa lưới” tại Bà Đen Farm (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, có một số lưu ý dành cho khách tham quan nông trại dưa lưới Bà Đen Farm như sau:

3.5. Rừng chàng Riệc

Rừng chàng Riệc không chỉ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng mà còn là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Khu rừng này rộng đến 70ha, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 55km, nằm giữa biên giới của Việt Nam và Campuchia. Những cây cổ thụ trong rừng chàng Riệc đã che chở cho bộ đội ta trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Diện tích rừng chàng Riệc rộng lớn nhìn từ bản đồ
Rừng chàng Riệc có tổng diện tích lên đến 70ha

Rừng chàng Riệc sở hữu hệ sinh thái xanh đa dạng, là sự giao thoa giữa rừng tràm ngập nước của Tây Nam Bộ, rừng khộp Tây Nguyên và rừng cây họ dầu của vùng Đông Nam Bộ. Đứng giữa núi rừng bao la, tĩnh mịch, du khách sẽ càng cảm nhận được rõ nét hào hùng trong câu thơ của Tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Đặc biệt, sẽ thật thiếu sót nếu du khách đã đến rừng chàng Riệc mà không ghé qua di tích Ban An ninh cục miền Nam. Tại đây, các vật dụng của quân dân miền Nam như giường ngủ, bàn làm việc… vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, gợi nhắc về một thời lịch sử khốc liệt nhưng cũng đầy oai hùng.

Con đường rợp bóng cây xanh dẫn vào rừng chàng Riệc
Con đường xanh mát, rợp bóng cây dẫn vào rừng chàng Riệc (Nguồn: Internet)
Căn chòi huộc di tích Ban An ninh cục miền Nam - nơi làm việc của các lãnh đạo thời kháng chiến
Một căn chòi thuộc di tích Ban An ninh cục miền Nam - nơi làm việc của các lãnh đạo thời kháng chiến (Nguồn: Internet)
Con đường dẫn vào khu du tích trong rừng chàng Riệc
Con đường phủ rêu dẫn vào khu du tích trong rừng chàng Riệc (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý nhỏ khi du khách tham quan rừng chàng Riệc:

3.6. Vườn nho Tây Ninh

Bên cạnh nông trại dưa lưới Bà Đen Farm, một địa điểm cực hot khác cũng nằm ngay chân núi Bà Đen là vườn nho Tây Ninh. Khu vực này trước đây trồng cây cao su, sau đó được ông Thông - chủ vườn nho chuyển hướng sang canh tác nho rừng Tây Ninh. Hiện nay, vườn nho của ông không chỉ mang lại sản lượng ổn định mà còn thu hút một lượng lớn khách tham quan mỗi ngày.

Vườn nho Tây Ninh và Khu du lịch núi Bà Đen cách nhau không xa
Vườn nho Tây Ninh tọa lạc khá gần Khu du lịch núi Bà Đen

Vườn nho Tây Ninh rộng khoảng 4.5 ha với hơn 3.000 gốc nho sai trĩu quả. Nho rừng Tây Ninh chỉ nhỏ bằng quả cà phê và có màu đen sậm. Du khách không chỉ được check-in dưới những gốc nho mà còn có thể nếm thử hương vị chua chua ngọt ngọt của rượu nho chế biến từ nho rừng trong vườn. Bạn cũng có thể mua những chai nước cốt nho rừng hoặc rượu vang làm từ nho rừng Tây Ninh về làm quà tặng bạn bè, người thân.

Hàng trăm du khách đến thăm vườn nho của ông Thông
Vườn nho rộng 4.5 ha của ông Thông đón hàng chục đến hàng trăm khách du lịch mỗi ngày (Nguồn: Internet)
Giàn nhi thẳng tắp, sai trĩu quả
Những giàn dây leo thẳng tắp, sai trĩu quả của vườn nho Tây Ninh (Nguồn: Internet)
Du khách thích thú khi được nhìn ngắm những chùm nho tại vườn
Du khách có thể chạm tay vào những chùm nho căng mọng tại vườn (Nguồn: Internet)

Bạn hãy ghi lại một số lưu ý sau trước khi tham quan vườn nho Tây Ninh nhé:

3.7. Thung lũng Ma Thiên Lãnh

Được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ”, thung lũng Ma Thiên Lãnh từ lâu đã không còn là cái tên xa lạ với du khách thập phương. Đây là một tron g những Nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, không khí trong lành và mát mẻ, nơi đây là điểm dừng chân hoàn hảo cho những du khách muốn tạm gác lại cuộc sống hối hả, tìm về chốn bình yên để thanh lọc tâm hồn.

Từ thung lũng Ma Thiên Lãnh tới thành phố Tây Ninh cách nhau 10km
Thung lũng Ma Thiên Lãnh cách thành phố Tây Ninh chỉ khoảng 10km

Sở hữu những cánh rừng bạt ngàn xen kẽ với những vách núi cao hiểm trở, thung lũng Ma Thiên Lãnh là cung đường trekking đầy thu hút với những tín đồ du lịch mạo hiểm. Dẫu còn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí nhưng khung cảnh non nước hữu tình tại Ma Thiên Lãnh khiến những du khách đã tới đây một lần đều muốn quay lại trải nghiệm. Ngoài trekking, bạn còn có thể ngắm cảnh, check-in và cắm trại qua đêm tại nơi được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh” này.

Cung đường dẫn đến Ma Thiên Lãnh bằng phẳng và rộng rãi
Đường đi Ma Thiên Lãnh khá bằng phẳng, rộng rãi (Nguồn: Internet)
Thung lũng Ma Thiên Lãnh mang vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng
Thung lũng Ma Thiên Lãnh là bức tranh kỳ diệu của thiên nhiên với sự kết hợp của rừng núi, sông nước và mây trời (Nguồn: Internet)
Những ngọn núi cao bao quanh thung lũng Ma Thiên Lãnh khiến nhiều phượt thủ khát khao chinh phục
Nhiều phượt thủ khao khát chinh phục những ngọn núi cao hiểm trở bao quanh thung lũng Ma Thiên Lãnh (Nguồn: Internet)
Du khách sẽ phải trầm trồ trước cảnh quan tuyệt đẹp tại Ma Thiên Lãnh
Đến Ma Thiên Lãnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp tựa bức tranh thuỷ mặc (Nguồn: Internet)

Sau đây là một vài lưu ý cho những du khách muốn khám phá thung lũng Ma Thiên Lãnh huyền bí:

3.8. Nông trại Nam Trạng

Nông trại Nam Trạng nằm ngay gần khu vực núi Bà, có tổng diện tích khoảng 3ha. Nông trại bao gồm 3 khu chính: Khu lễ tân và cafe, khu vui chơi và khu trung tâm để ăn uống, nghỉ ngơi tại tầng hầm và tầng trệt.

Nông trại Nam Trạng tới trung tâm thành phố Tây Ninh cách 10km
Nông trại Nam Trạng cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 10km

Đến với nông trại Nam Trạng, du khách sẽ được tham quan 5 khu nhà lưới trồng rau sạch, trải nghiệm tự tay gieo hạt, tưới rau, thu hoạch và sơ chế rau. Các hoạt động thú vị này được các em nhỏ nhiệt tình tham gia bởi các em không chỉ được vui chơi mà còn đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức về nông nghiệp và môi trường.

Khu nhà lưới trồng rau sạch của nông trại
Khu nhà lưới trồng rau sạch của nông trại (Nguồn: Internet)
Các em nhỏ thích thú với hoạt động sơ chế rau tại nông trại Nam Trạng
Các em nhỏ tham gia hoạt động sơ chế rau tại nông trại Nam Trạng (Nguồn: Internet)
Nông trại Nam Trạng là địa điểm du lịch trải nghiệm lý tưởng cho các gia đình có trẻ nhỏ
Nông trại Nam Trạng là điểm du lịch trải nghiệm lý tưởng cho những gia đình có trẻ nhỏ (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, du khách có thể thỏa sức chụp ảnh “sống ảo” tại các góc nông trại và khoe thành quả nông sản của mình. Các nhóm du khách đông người cùng có thể tổ chức team building tại đây. Tuy nhiên, có một số lưu ý du khách cần quan tâm trước khi đến nông trại Nam Trạng:

3.9. Bá Huê Viên

Bá Huê Viên (tên gọi khác là vườn Ngạn Uyển) nằm trong khuôn viên của Toà thánh Tây Ninh, có diện tích khoảng 1.2ha. Từ năm 1960, nơi đây đã được sử dụng để trồng và chăm cây cảnh quý.

Bá Huê Viên nằm trong khu vực nội ô của Toà thánh Tây Ninh
Bá Huê Viên nằm trong khu vực nội ô của Toà thánh Tây Ninh

Bá Huê Viên quanh năm được bao phủ bởi màu xanh mát của cây cảnh, đôi lúc điểm thêm chút màu đỏ của hoa sứ, màu vàng của hoa đại tướng quân hay màu trắng hồng của hoa phong lan… Khi đến Bá Huê Viên, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo đua nhau khoe sắc. Các thế cây bon sai được chăm chút, tỉa cành kỹ lưỡng tạo nên những hình dáng bắt mắt.

Cảnh quan nhiều cây xanh tại Bá Huê Viên
Cảnh quan tươi đẹp tại Bá Huê Viên (Nguồn: Internet)
Toàn cảnh Bá Huê Viên khi nhìn từ trên cao
Toàn cảnh Bá Huê Viên khi nhìn từ trên cao (Nguồn: Internet)
Khuôn viên Bá Huê Viên có nhiều cây bon sai bắt mắt
Thế cây bon sai bắt mắt tại Bá Huê Viên (Nguồn: Internet)

Trong một không gian tĩnh lặng với cảnh quan mát mẻ, xanh tươi, du khách sẽ được gột bỏ hết mọi muộn phiền, lo lắng. Nếu là người có thú chơi cây cảnh hay chỉ đơn giản là một người yêu hoa, bạn đừng quên ghé qua Bá Huê Viên và lưu lại những bức ảnh kỷ niệm tuyệt đẹp nhé!

Để chuyến hành trình trở nên ý nghĩa và đáng nhớ, hãy ghi lại một vài lưu ý nhỏ sau khi tham quan Bá Huê Viên:

4. 6 di tích lịch sử đậm tính biểu tượng tại Tây Ninh

Tây Ninh là vùng đất chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng và cả đau thương của dân tộc, điều này hiện rõ qua 6 công trình kiến trúc, di tích lịch sử mang đậm tính biểu tượng nơi đây.

4.1. Tháp Chóp Mạt

Tháp Chót Mạt là một ngôi tháp cổ nằm trên địa phận ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo xưa. Ngôi tháp này được Viện Nghiên cứu khảo cổ Đông Dương phát hiện và ghi lại trong báo cáo khảo cổ học vào đầu thế kỷ XX. Ban đầu khi mới được phát hiện, tòa tháp đã bị hư hại một phần, sau này đã được tu sửa 2 lần vào năm 2003 và 2013 để giữ được hiện trang như hiện tại.

Bản đồ từ TP. Tây Ninh đến Tháp Chót Mạt
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Tháp Chót Mạt (Nguồn: Internet)
Toà tháp chính được tu sửa và bảo tồn nên hình dáng vẫn còn nguyên vẹn
Tòa tháp đã bị hư hại một phần nhưng đã được tu sửa, bảo tồn hình dáng gần như nguyên vẹn (Nguồn: Internet)

Theo tài liệu nghiên cứu để lại, thời gian xây dựng tháp Chót Mạt vào khoảng thế kỷ VIII, thuộc thời kỳ hậu Óc Eo, là công trình có giá trị lịch sử - văn hóa quý báu của dân tộc. Kiến trúc Tháp Chót Mạt có nét tương đồng với các công trình tháp Chăm được phát hiện ở miền Trung, được xây dựng bằng gạch thẻ và đá phiến xếp chồng khít lên nhau mà không phát hiện chất kết dính, bề mặt gạch và đá được chạm khắc hoa văn tinh xảo, cầu kỳ. Được biết, đây là kỹ thuật xây dựng của người Chămpa cổ, nay đã thất truyền.

Các viên gạch thẻ và phiến đá tạo nên tháp được xếp chồng khít lên nhau
Tháp được xây dựng bằng các viên gạch thẻ và phiến đá xếp chồng khít lên nhau, nhỏ dần khi lên cao (Nguồn: Internet)

Cả tòa tháp lớn đáy hình vuông cạnh 5m, cao hơn 10m, gồm 3 tầng, càng lên cao càng nhỏ, được xây dựng trên gò đất cao khoảng 1m hình chữ nhật, bốn mặt tháp tương ứng đúng với bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Nhìn từ hướng nào cũng thấy một cánh cửa xuất hiện ở cả bốn mặt tháp, tuy nhiên, chỉ có cửa phía Đông là cửa ra vào, ba mặt còn lại là thiết kế giả cửa được đắp nổi với hoa văn tinh xảo, đẹp mắt.

Hoa văn chạm khắc trên tháp vô cùng tinh xảo và đẹp mắt
Hoa văn văn chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt của ngôi tháp cổ (Nguồn: Internet)

Nhờ nét kiến trúc độc đáo và giá trị to lớn mà nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của du khách thập phương, đặc biệt với những ai đam mê khảo cổ, muốn tìm hiểu về những nền văn hóa lâu đời đã tồn tại hàng ngàn xưa. Ngôi tháp này đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa vào ngày 23/07/1993.

Cận cảnh một chi tiết chạm nổi hình thần linh trên tường Tháp Chót Mạt
Một phần chi tiết chạm nổi hình thần linh trên tường Tháp Chót Mạt (Nguồn: Internet)

Khi đến tham quan Tháp Chót Mạt, du khách cần lưu ý một số điều sau:

4.2. Tháp cổ Bình Thạnh

Bên cạnh Tháp Chót Mạt, ở Tây Ninh còn một tháp cổ khác cũng có niên đại từ thời kỳ văn hóa Óc Eo, đó là Tháp Bình Thạnh, tọa lạc tại ĐT786 ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, xung quanh là cánh đồng lúa mênh mông. Tòa tháp này cũng được Viện Nghiên cứu khảo cổ Đông Dương phát hiện cùng với Tháp Chót Mạt và cũng được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia ngày 23/07/1993.

Bản đồ từ TP. Tây Ninh đến Tháp Bình Thạnh
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Tháp Bình Thạnh (Nguồn: Internet)
Tháp cổ Bình Thạnh nằm khuất trong những tán cây xanh mướt
Tháp cổ Bình Thạnh nằm khuất dưới những tán cây xanh mát (Nguồn: Internet)

Khác với Tháp Chót Mạt, Tháp cổ Bình Thạnh bao gồm 3 tòa tháp chính nhưng hiện nay chỉ bảo tồn được một tòa tháp gần như nguyên vẹn, hai tòa tháp còn lại đã đổ sập, chỉ còn lại dấu tích phần chân tháp. Tòa tháp còn lại nằm trên nền cao, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, chiều cao 10m và nhọn dần lên trên.

Tháp Bình Thạnh cũng được xây dựng bằng kỹ thuật đặc biệt - xếp chồng các viên gạch thẻ và phiến đá lớn khít lên nhau mà không xuất hiện chất kết dính. Đặc biệt nhất là các hoa văn trên phiến đá rộng 1m, dài 2m ở trên cửa vào của tháp.

Cận cảnh chạm khắc phù điêu tinh xảo trên cửa toà tháp chính
Cận cảnh chi tiết chạm khắc phù điêu tinh xảo, cầu kỳ trên phiến đá lớn trên cửa chính tòa tháp (Nguồn: Internet)

Du khách dễ dàng quan sát được các họa tiết chạm khắc hình cây cối, hoa lá, các vị thần… trên các bức tường bên ngoài tòa tháp. Điều này thể hiện sự phát triển thịnh vượng của nền văn hóa Óc Eo cách đây hàng ngàn năm, trước khi người Việt xuất hiện. Bên trong tháp thờ biểu tượng của hai vị thần tôn quý của Ấn Độ giáo là Linga và Yoni để cầu mong sự sung túc, đủ đầy.

Bên trong tòa tháp cổ Bình Thạnh thờ Linga và Yoni
Bên trong tòa tháp thờ Linga và Yoni - biểu tượng của thần Shiva tối cao (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi đến tham quan Tháp cổ Bình Thạnh:

4.3. Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Nếu đã đến Tháp Chót Mạt, du khách không nên bỏ qua một công trình lịch sử khác cũng trong huyện Tân Biên, đó là Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, nằm ở khu vực rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đây là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, từng là căn cứ quân sự vô cùng quan trọng của nước ta, nơi chỉ đạo các hoạt động ở khu vực Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Nơi đây còn nhiều tên gọi khác như R (viết tắt của Région), Ba Đình, Căn cứ Chàng Riệc, Căn cứ Phạm Hùng, K89, M40, A9.

Bản đồ từ TP. Tây Ninh đến Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Nguồn: Internet)
Nhà ở và nơi làm việc của các cán bộ, chiến sĩ trong Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Khu vực di tích gồm nhà ở và nơi làm việc của các cán bộ, chiến sĩ trong Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Nguồn: Internet)

Về lịch sử hình thành, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam được thành lập lần đầu vào tháng 03/1951 theo Quyết định tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khóa II), sau đó giải thể vào ngày 06/09/1954. Tại Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ngày 23/01/1961, khu căn cứ này được quyết định thành lập lại.

Khu vực nhà trưng bày gồm 500 - 1000 bức ảnh và hiện vật mô phỏng
Khu vực nhà trưng bày gồm 500 - 1000 bức ảnh và hiện vật mô phỏng lại đời sống sinh hoạt và làm việc của các cán bộ chiến sĩ nơi đây cùng một số mô hình nhà ở, phòng làm việc, vật dụng của cán bộ cấp cao (Nguồn: Internet)

Vì là căn cứ đầu não quân sự nên được xây dựng giữa rừng nguyên sinh, bao quanh bởi nhiều cây xanh tán lớn, che khuất tầm nhìn. Các công trình bên trong bao gồm nhà ở và phòng làm việc của các cán bộ và chiến sĩ được làm toàn bộ bằng gỗ, lợp mái lá trung quân được xây nổi trên mặt đất, bên dưới là hệ thống hầm trú ẩn cùng hệ thống giao thông khoảng 1.253m giao thông hào, 430m đường nội bộ.

Sa bàn mô phỏng lại toàn bộ khu di tích đặt trong khu vực nhà trưng bày
Sa bàn mô phỏng lại toàn bộ khu di tích đặt trong khu vực nhà trưng bày (Nguồn: Internet)

Hiện nay, ngoài những khu vực này có thêm khu vực tưởng niệm gồm nhà đón tiếp, khu trưng bày, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Tổng diện tích khu di tích này khoảng 750m2. Đặc biệt, tại đây du khách sẽ được nhìn thấy tận mắt Bếp Hoàng Cầm nổi tiếng, được sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khung cảnh tại khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - du lịch thuộc Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - du lịch thuộc Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Nguồn: Internet)

4.4. Di tích chiến thắng Tua Hai

Di tích chiến thắng Tua Hai thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh 7km về hướng Bắc. Nơi đây được coi là căn cứ đầu tiên, nơi Phong trào Đồng Khởi bắt đầu nổ ra ở Tây Ninh và Đông Nam Bộ. Khu di tích này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 23/07/1993, ngày 26/01 hàng năm được lấy làm ngày Kỷ niệm Chiến thắng Tua Hai.

Bản đồ từ TP. Tây Ninh đến Di tích Chiến thắng Tua Hai
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Di tích Chiến thắng Tua Hai (Nguồn: Internet)
Du khách chụp trước cổng vào khu Di tích Chiến thắng Tua Hai
Cổng vào khu Di tích Chiến thắng Tua Hai (Nguồn: Internet)

Ngược dòng lịch sử, vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 26/01/1960, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tấn công vào căn cứ Tua Hai của quân đội Việt Nam Cộng hòa và giành chiến thắng. Đây là cuộc tiến công quy mô lớn sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, cũng là “phát súng” mở đầu của Phong trào Đồng Khởi ở Tây Ninh, sau đó lan rộng khắp miền Nam.

Tượng đài tưởng niệm ngoài trời tại Di tích Chiến thắng Tua Hai
Tượng đài tưởng niệm ngoài trời tại Di tích Chiến thắng Tua Hai (Nguồn: Internet)

Khu di tích Chiến thắng Tua Hai gồm một đài tưởng niệm ngoài trời và một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật và tư liệu về cuộc tấn công ở Tua Hai như sa bàn, các bức ảnh, lá cờ tổ quốc… và một bia tổ quốc ghi công đứng sừng sững, như để nói rằng tổ quốc mãi nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, thống nhất đất nước.

Sa bàn lớn đặt trong phòng truyền thống khu di tích
Sa bàn lớn đặt trong phòng truyền thống khu di tích (Nguồn: Internet)
Tấm bia tổ quốc ghi công đặt uy nghiêm bên trong di tích
Tấm bia tổ quốc ghi công để khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng dân tộc đã đổ máu vì độc lập, tự do, thống nhất của tổ quốc (Nguồn: Internet)

Rất nhiều đoàn khách, chủ yếu là học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và các cựu chiến binh đến đây tham quan, thắp hương trước tấm bia ghi công để thể hiện sự biết ơn tới các anh hùng dân tộc. Nếu có dịp ghé thăm di tích, bạn cần lưu ý một số điều sau:

4.5. Địa đạo Lợi Thuận

Nằm tại địa phận ấp Thuận Hòa, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh, cách cửa khẩu Mộc Bài 6km, Địa đạo Lợi Thuận là di tích lịch sử du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm vùng đất này. Địa đạo này được xây dựng vào tháng 07/1963, được sử dụng vừa là nơi trú quân, vừa kết hợp chiến đấu. Quân ta đã kiên cường chiến đấu tại địa đạo này tới 10 năm. Nơi đây được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 12/10/1993.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Địa đạo Lợi Thuận
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Địa đạo Lợi Thuận (Nguồn: Internet)
Du tích chụp ảnh trước cổng vào khu di tích Địa đạo Lợi Thuận
Cổng vào khu di tích Địa đạo Lợi Thuận (Nguồn: Internet)

Khu địa đạo gồm nhiều hố sâu và hang mái vòm, cứ 3 người đào một hố sâu cách nhau 10m, hang mái vòm rộng 0,8m và cao 1,3m. Cả tuyến địa đạo dài khoảng 4km, cứ cách 30m có một công sự chiến đấu của cá nhân và xen kẽ công sự của một tổ. Mỗi công sự được đắp đất và tre gỗ tạo hình tam giác cao 0,6m, đầu địa đạo có giao thông hào chạy tới các vị trí phòng thủ trọng yếu. Xung quanh địa đạo được che lấp bởi các cụm dân cư, rừng nguyên sinh và các hàng tre gai, tầm vông, tạo thành lớp ngụy trang kín đáo, an toàn.

Tượng đài bên trong Khu di tích Địa đạo Lợi Thuận
Tượng đài bên trong Khu di tích Địa đạo Lợi Thuận (Nguồn: Internet)
Rừng cây rậm rạp bao quanh địa đạo
Địa đạo được bao quanh bởi rừng cây rậm rạp (Nguồn: Internet)
Một trong bốn căn hầm lớn tại Địa đạo Lợi Thuận
Một trong bốn căn hầm lớn tại Địa đạo Lợi Thuận (Nguồn: Internet)

Địa đạo Lợi Thuận đã bị tàn phá nặng nề nhưng sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo đã khôi phục được dáng vẻ như hiện nay. Du khách đến đây tham quan sẽ được tìm hiểu về “nghệ thuật chiến đấu” độc đáo của quân đội ta, cảm nhận được những khó khăn, gian khổ và hy sinh của các chiến sĩ tại khu căn cứ, từ đó nhận ra giá trị lịch sử và truyền thống cách mạng anh dũng của quê hương.

Một số lưu ý khi tham quan Địa đạo Lợi Thuận:

4.6. Khu lưu niệm Giồng Nần

Khu lưu niệm Giồng Nần ngụ tại ấp Long Đại, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 22/11/2005. Đây là nơi mà cách đây 84 năm, vào ngày 03/02/1930, cơ sở Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Tây Ninh. Hiện nay nơi đây tưởng nhớ, ghi danh 12 đảng viên, 12 chiến sĩ dẫn đầu phong trào cách mạng tại Giống Nần.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu lưu niệm Giống Nần
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu lưu niệm Giống Nần (Nguồn: Internet)
Nhà tưởng niệm trong khu di tích Giồng Nần
Nhà tưởng niệm trong khu di tích Giồng Nần (Nguồn: Internet)
Nhà ghi công nhóm Đảng viên đầu tiên được kết nạp tại Giống Nần năm 1930
Nhà ghi công nhóm Đảng viên đầu tiên được kết nạp tại Giống Nần năm 1930 (Nguồn: Internet)
Tấm bia ghi tên 12 chiến sĩ Đảng viên tại khu di tích Giồng Nần
Tấm bia ghi tên 12 chiến sĩ Đảng viên đã chiến đấu anh dũng và hy sinh (Nguồn: Internet)

Trên bia đá tưởng niệm tại Khu lưu niệm Giống Nần còn ghi tên 12 chiến sĩ tiêu biểu, trong đó có 5 cái tên là người thân trong một gia đình. Bao gồm người cha là Ông Trương Văn Tàu, mẹ là Bà Trần Thị Tỏ, 2 người con trai là Trương Văn Chẩn và Trương Văn Phú, người con gái út là Trương Thị Lẹ.

Một số lưu ý khi đến khu lưu niệm Giống Nần:

5. 2 khu du lịch sinh thái đẹp như tranh vẽ tại Tây Ninh

Tại Tây Ninh có 2 khu du lịch sinh thái đẹp như tranh vẽ, gồm Khu du lịch Long Điền Sơn và Khu du lịch sinh thái Long Trung, đều được xây dựng trên khu đất lớn, cảnh quan đẹp và nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc cho du khách. Cụ thể như sau:

5.1. Khu du lịch Long Điền Sơn

Khu du lịch Long Điền Sơn - một trong những khu du lịch ở Tây Ninh có diện tích rộng được xây dựng trên khu đất 27ha, bao gồm khu tham quan và khu công viên nước. Khu tham quan là một không gian rộng lớn với nhiều cây xanh rợp bóng mát, bãi cỏ xanh mượt, miệt vườn, suối nhân tạo, hình thành nên một khu sinh thái đa dạng. Khu công viên nước với bể bơi lớn thiết kế uốn lượn cùng nhiều trò chơi dưới nước thú vị. Đây là một trong những địa điểm du lịch Tây Ninh mà nhiều du khách và cả người dân địa phương đều yêu thích.

Bản đồ di chuyển từ từ TP. Tây Ninh đến Khu du lịch Long Điền Sơn
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu du lịch Long Điền Sơn (Nguồn: Internet)
Khuôn viên rộng lớn tại khu du lịch Long Điền Sơn
Khuôn viên khu du lịch Long Điền Sơn rộng lớn lên tới 27ha (Nguồn: Internet)

Đến đây, du khách có thể nô đùa thỏa thích tại công viên nước với những máng trượt nước lớn, dưới dòng nước trong xanh với những đoạn hồ bơi uốn lượn độc đáo. Đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ, cả nhà có thể cùng nhau vui đùa dưới nước, tận hưởng những giây phút thư giãn, vui vẻ bên nhau.

Khu hồ bơi là không gian vui chơi lý tưởng cho các bạn nhỏ
Hồ bơi lớn với nhiều máng trượt cho bạn thỏa sức vui chơi (Nguồn: Internet)
Công viên nước là địa điểm được các bạn trẻ yêu thích
Công viên nước được trẻ nhỏ và các bạn trẻ yêu thích (Nguồn: Internet)

Sau khi chơi tại công viên nước, cả nhà có thể di chuyển đến một khu vui chơi nhỏ và tiếp tục trải nghiệm những trò chơi thú vị khác như đua xe điện, đạp vịt, đu quay dây văng, tàu lượn siêu tốc, đĩa bay… Đây đều là những trò chơi an toàn với trẻ nhỏ, cả nhà thoải mái chơi cùng nhau, thêm gắn kết tình cảm gia đình.

Khu vui chơi có nhiều trò chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị
Khu vui chơi với nhiều trò chơi hấp dẫn, thú vị (Nguồn: Internet)

Nếu cần không gian yên tĩnh, bạn có thể chọn cắm trại trên bãi cỏ, dưới bóng mát của những tán cây cao, tổ chức tiệc nướng cùng người thân, bạn bè, hay ngồi câu cá ngay trong khuôn viên khu du lịch. Cá câu được có thể mang về hoặc chế biến ngay tại chỗ. Ngoài ra, nhiều đoàn du khách chọn khu du lịch này để tổ chức các chuyến dã ngoại, teambuilding tuyệt vời.

Lưu ý khi đến đây:

5.2. Khu du lịch sinh thái Long Trung

Nếu bạn yêu thích khung cảnh miệt vườn, miền quê sông nước, tận hưởng không gian yên bình tựa như đang ở một làng quê nhỏ thì Khu du lịch sinh thái Long Trung tại tổ 7, ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là sự lựa chọn phù hợp.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu du lịch sinh thái Long Trung
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu du lịch sinh thái Long Trung (Nguồn: Internet)
Toàn cảnh Khu du lịch sinh thái Long Trung nhìn từ trên cao
Toàn cảnh Khu du lịch sinh thái Long Trung nhìn từ trên cao, nổi bật với những căn chòi nổi trên sông (Nguồn: Internet)

Trên khu đất rộng 3ha được xây dựng nhiều công trình đặc trưng của xóm nổi vùng sông nước Nam Bộ như đầm nước, cầu tre… đặc biệt nhất là 16 căn chòi nổi trên sông làm từ tre nứa, mái lợp lá dừa. Khu du lịch sinh thái Long Trung trở thành địa điểm nghỉ dưỡng, thư giãn cuối tuần quen thuộc được nhiều du khách và người dân Tây Ninh. Nhiều gia đình, doanh nghiệp chọn nơi đây để cắm trại, tổ chức teambuilding vào cuối tuần.

Các căn chòi gắn với cầu gỗ là đặc trưng của khu du lịch này
Các căn chòi liên kết với nhau bằng các đoàn cầu gỗ là đặc trưng của khu du lịch này (Nguồn: Internet)
Các căn chòi đặc trưng của vùng sông nước
Các căn chòi được làm hoàn toàn từ tre nứa, lợp mái lá dừa, đặc trưng của vùng sông nước (Nguồn: Internet)
Sân khấu nổi tạo hình đàn ghita độc đáo
Sân khấu nổi tạo hình đàn ghita độc đáo được nhiều du khách thích thú (Nguồn: Internet)

Đến đây, bên cạnh việc nhìn ngắm phong cảnh sông nước tuyệt đẹp, bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản địa phương như chuột đồng nước, chả đùm, gỏi từ, chả lươn, dế chiên giòn… Đặc biệt, nếu đến đúng dịp hè, hồ sen nở rộ, hồ nước trong xanh được “thay áo mới”, khoác lên mình bộ trang phục màu hồng cánh sen dịu dàng. Ngoài ra, khu du lịch sẽ lên đèn lung linh vào buổi tối, ánh đèn soi xuống mặt hồ tạo nên khung cảnh tráng lệ, tuyệt đẹp.

Tới khu du lịch sinh thái Long Trung, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của Tây Ninh
Không chỉ check-in mang về những bức hình đẹp, tới đây bạn còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Mỗi mùa nơi đây có sức hấp dẫn riêng, khung cảnh đặc trưng của từng thời điểm. Tuy nhiên, bạn nên đến đây vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau để tránh gặp mưa nặng hạt. Ngoài ra, vào dịp cuối tuần nơi đây thường đông đúc, nếu không quá bận rộn, bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp khác.

Một số lưu ý khi đến đây:

6. 5 địa điểm vui chơi - du lịch khác tại Tây Ninh

Bên cạnh những khu di tích lịch sử - tâm linh, cảnh quan thiên nhiên sông nước, khu du lịch sinh thái, tại Tây Ninh còn nhiều địa điểm vui chơi - du lịch hấp dẫn khác như cơ sở sản xuất bánh tráng tại Trảng Bàng nổi tiếng, cửa khẩu Mộc Bài tấp nập, chợ đêm Tây Ninh và khu phố ăn đêm Tây Ninh sầm uất và quảng trường Chiến thắng yên bình.

6.1. Cơ sở sản xuất bánh tráng tại Trảng Bàng

Bánh tráng Tây Ninh vốn đã nổi tiếng gần xa với sợi bánh dẻo dai, hương vị thơm ngon, nổi tiếng nhất là cơ sở sản xuất ở Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng ở trục đường Quốc lộ 22, thuộc địa phận khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng. Làng nghề này cách trung tâm thành phố Tây Ninh tới 40km nên muốn đến đây, du khách phải di chuyển hơn 1 tiếng lái xe.

Bản đồ đi từ TP. Tây Ninh đến Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng (Nguồn: Internet)
Nghề làng bánh tráng tại Trảng Bàng đã có từ xa xưa
Nghề làm bánh tráng có từ xa xưa, truyền từ đời này sang đời khác trở thành nét đẹp truyền thống độc đáo của Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng có từ xa xưa, truyền từ đời này qua đời khác, theo thời gian trở thành làng nghề truyền thống, thành nét đẹp đặc trưng của tỉnh Tây Ninh. Những lò bánh trong làng luôn đỏ lửa từ sáng sớm cho tới đêm muộn, mang tới những mẻ bánh tráng chất lượng tuyệt vời. Đặc biệt, mỗi độ Tết đến xuân về, các lò bánh đỏ lửa suốt đêm để kịp đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết, không khí bận rộn này tới sau Tết vẫn chưa hạ nhiệt.

Trước đây, làng chỉ làm 2 loại bánh tráng là bánh tráng nướng và bánh tráng nhúng, bánh tráng phơi sương ra đời sau này nhưng là trở thành loại bánh tráng nổi tiếng nhất. Để làm ra một chiếc bánh tráng phơi sương phải trải qua tới 4 công đoạn, tráng bánh, phơi khô, nướng và cuối cùng đem đi phơi sương. Trong đó kỹ thuật tráng bánh phức tạp nhất vì người nghệ nhân cần khéo léo tráng 2 lớp bánh, tạo nên độ dày và dẻo dai đặc trưng.

Du khách được trải nghiệm công đoạn tráng bánh tại làng nghề
Du khách được trải nghiệm công đoạn tráng bánh tại làng nghề (Nguồn: Internet)

Tới Trảng Bàng, theo dõi các nghệ nhân làm bánh, du khách sẽ cảm nhận được cái tâm với nghề, sự yêu thích, say mê nghề làm bánh tráng truyền thống của những người đã gắn bó với lò bánh tráng hơn mấy mươi năm. Du khách có thể tự tay làm bánh tráng dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân trong làng.

Người dân đang phơi bánh tráng dưới nắng
Bánh sau khi tráng được phơi khô dưới nắng (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi đến thăm làng nghề:

6.2. Cửa khẩu Mộc Bài

Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu đường bộ giữa xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam và thị xã Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Đây là cửa khẩu phía Nam lớn nhất trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, tại đây thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài nổi tiếng.

Bản đồ từ TP. Tây Ninh đến Cửa khẩu Mộc Bài
Hướng di chuyển tử TP. Tây Ninh đến Cửa khẩu Mộc Bài (Nguồn: Internet)

Điều thu hút du khách đến với Cửa khẩu Mộc Bài là hệ thống siêu thị phi thuế quan ở đây, du khách sẽ được miễn thuế đối với giá trị hàng hóa đạt 500.000 VNĐ/ngày khi mang theo CMND/CCCD, trừ hàng hóa thuộc danh mục hạn chế bán miễn thuế như thuốc lá điếu, bia, rượu,…

Khi mua các mặt hàng trong danh mục hạn chế này, bạn chỉ được miễn thuế với giá trị hàng hóa tối đa 500.000 VNĐ/ người/ tháng, phần vượt định mức sẽ phải nộp các loại thuế theo quy định, phần vượt định mức của các loại hàng hóa khác cũng vậy. Ngoài ra, những loại hàng hóa ở đây đều đảm bảo là hàng Việt Nam, không có hàng giả và được giảm giá từ 10% - 15% so với mua ở các địa điểm không miễn thuế.

Hình ảnh phía trước Cửa khẩu Mộc Bài
Phía trước Cửa khẩu Mộc Bài (Nguồn: Internet)

Nếu bạn tò mò muốn trải nghiệm cảm giác chơi trong sòng bài (casino) giống như ở Las Vegas hay Ma Cao nhưng chưa có cơ hội, bạn có thể thoải mái chơi tại các sòng bài được cấp phép hoạt động hợp pháp ở khu vực Bavet (Campuchia) như Moc Bai Bavet, New World, Le Macau, Chateau, Las Vegas Sun,… Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị một số lượng tiền mặt VNĐ nhất định để đủ điều kiện tham gia các trò chơi, đồng thời đổi tiền USD vì không phải sòng bài nào cũng chấp nhận tiền VNĐ.

Từ cửa khẩu Mộc Bài, bạn có thể nhập cảnh Campuchia để tham quan các địa điểm nổi tiếng của đất nước này chỉ bằng cách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, thủ đô Phnôm Pênh chỉ cách Bavet khoảng 170km.

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn đến vui chơi, du lịch tại cửa khẩu Mộc Bài:

6.3. Chợ đêm Tây Ninh

Nhằm phát triển du lịch, thành phố Tây Ninh cũng tổ chức chợ đêm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách. Chợ đêm Tây Ninh tọa lạc tại địa chỉ đường Yết Kiêu, thuộc phường 1, Tây Ninh, bao gồm nhiều gian hàng ẩm thực và đặc sản địa phương.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Chợ đêm Tây Ninh
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Chợ đêm Tây Ninh (Nguồn: Internet)
Tại chợ đêm Tây Ninh, có nhiều gian hàng lưu động nhỏ bán các món ăn đường phố nổi tiếng
Có nhiều gian hàng lưu động nhỏ bán các món ăn đường phố nổi tiếng ở chợ đêm Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Tương tự các khu chợ đêm khác, du khách đến chợ đêm Tây Ninh sẽ đi dạo, ngắm cảnh quanh chợ, mua sắm đồ lưu niệm và thưởng thức ẩm thực địa phương. Ngắm nhìn đường phố ngập tràn ánh đèn lung linh, cảm nhận những cơn gió nhẹ thoảng qua và thưởng thức món ăn ngon là trải nghiệm tuyệt vời của mỗi du khách khi đến đây.

Du khách có thể ghé một quán vỉa hè và thưởng thức đặc sản địa phương
Bạn có thể ghé một quán vỉa hè và thưởng thức đặc sản địa phương (Nguồn: Internet)

Để chuyến đi vui vẻ, trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi đến chợ đêm Tây Ninh:

6.4. Khu phố ăn đêm Tây Ninh

Ở Tây Ninh còn một khu phố đêm khác nằm cạnh công viên Hòa Thành, đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Hòa Thành, đây là khu phố ẩm thực thu hút nhiều du khách đến chơi. Từ chập tối cho tới đêm muộn, khu phố này luôn sáng đèn, tấp nập người qua lại với hơn 40 gian hàng ẩm thực đa dạng với những món ăn quen thuộc, phù hợp với khẩu vị của nhiều người và giá cả phải chăng.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu phố ăn đêm Tây Ninh
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Khu phố ăn đêm Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm thấy những món ăn chắc dạ như hủ tiếu, bánh canh… hay những món ăn vặt đường phố như khoai tây lắc, gà rán, cơm cuộn chiên, trà sữa, trà chanh… trên khu phố này. Tới đây, ghé vào một hàng quán ven đường, gọi vài món ăn vặt là bạn có thể thoải mái trò chuyện với bạn bè, nhìn ngắm đường phố, tận hưởng không khí về đêm với nơi phố thị tấp nập.

Quầy bán đồ xiên nướng tại phố ăn đêm Tây Ninh
Một quầy bán đồ xiên nướng tại Phố ăn đêm Tây Ninh (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi đến Khu phố ăn đêm Tây Ninh:

6.5. Quảng trường Chiến thắng - Đài tưởng niệm liệt sĩ

Quảng trường Chiến thắng - Đài tưởng niệm liệt sĩ trên địa bàn phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn đi dạo, tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng vào buổi tối. Khuôn viên quảng trường rộng lớn với nhiều cây xanh, không gian thông thoáng, sạch đẹp, mát mẻ được nhiều người dân địa phương lựa chọn là địa điểm vui chơi, tập thể dục vào buổi tối.

Bản đồ di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Quảng trường Chiến thắng
Hướng di chuyển từ TP. Tây Ninh đến Quảng trường Chiến thắng (Nguồn: Internet)
Khuôn viên rộng rãi của quảng trường Chiến Thắng
Khuôn viên quảng trường rộng lớn, phù hợp cho đi dạo và tập thể dục buổi tối (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi đến Quảng trường Chiến thắng - Đài tưởng niệm liệt sĩ:

7. Gợi ý lịch trình vui chơi, du lịch Tây Ninh chi tiết nhất

Có thể thấy, các điểm du lịch Tây Ninh nằm rải rác trên toàn địa bàn tỉnh, nếu không có kế hoạch và sắp xếp lịch trình hợp lý, bạn sẽ không đủ thời gian đến thăm những công trình mong muốn. Để chuyến đi hiệu quả, thời gian hợp lý và tham quan được hết các địa danh nổi tiếng, cảnh đẹp Tây Ninh, bạn có thể tham khảo một số lịch trình sau (không tính thời gian di chuyển đến Tây Ninh):

7.1. Gợi ý lịch trình cho người trẻ thích trải nghiệm - vui chơi

1 - Lịch trình 1 ngày 1 đêm

Một số iểm đến trong lịch trình 1 ngày 1 đêm
Một số điểm đến trong lịch trình 1 ngày 1 đêm cho người trẻ thích trải nghiệm

2 - Lịch trình 2 ngày 1 đêm

Một số điểm đến trong lịch trình 2 ngày 1 đêm cho những du khách thích trải nghiệm
Một số điểm đến trong lịch trình 2 ngày 1 đêm cho người trẻ thích trải nghiệm - vui chơi

3 - Lịch trình 3 ngày 2 đêm

Một số điểm đến trong lịch trình 3 ngày 2 đêm cho những người thích trải nghiệm
Một số điểm đến trong lịch trình 3 ngày 2 đêm cho người trẻ thích trải nghiệm - vui chơi (Nguồn: Internet)

7.2. Gợi ý lịch trình cho tín đồ sùng đạo

1 - Lịch trình 1 ngày 1 đêm

Một số điểm đến trong lịch trình 1 ngày 1 đêm cho các tín đồ sùng đạo
Một số điểm đến trong lịch trình 1 ngày 1 đêm cho tín đồ sùng đạo

2 - Lịch trình 2 ngày 1 đêm

Một số điểm đến trong lịch trình 2 ngày 1 đêm cho tín đồ sùng đạo
Một số điểm đến trong lịch trình 2 ngày 1 đêm cho tín đồ sùng đạo (Nguồn: Internet)

3 - Lịch trình 3 ngày 2 đêm

Một số điểm đến trong lịch trình 3 ngày 2 đêm cho tín đồ sùng đạo
Một số điểm đến trong lịch trình 3 ngày 2 đêm cho tín đồ sùng đạo (Nguồn: Internet)

Như vậy, ở Tây Ninh có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh - lịch sử, địa điểm tham quan ngắm cảnh, vui chơi giải trí, địa điểm mua sắm và địa điểm trải nghiệm văn hóa địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của du khách. Hầu hết các địa điểm du lịch ở Tây Ninh đều có hệ thống đường xá, giao thông thuận lợi, du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Nếu bạn chưa biết đến Tây Ninh có gì chơi, di chuyển như thế nào, hãy tham khảo gợi ý lịch trình nhé!

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/tay-ninh-ban-dem-co-gi-choi-a43731.html