Ghẻ nước là tình trạng da bị nhiễm trùng do Sarcoptes scabiei var. hominis. Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ nước này có kích thước siêu nhỏ, chúng đào hang vào các lớp da rồi sống và đẻ trứng.
Bệnh ghẻ phổ biến trên toàn thế giới, chúng rất dễ lây lan cho những người xung quanh khi có tiếp xúc gần gũi với da và cơ thể. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa rát, khó chịu và nổi mụn nước.[1]
Ghẻ nước là tình trạng da bị nhiễm trùng và nổi mụn nước
Thịt gà có tính nóng nên có thể khiến tình trạng viêm trên da nặng hơn với hiện tượng mưng mủ và lâu lành hơn. Hơn nữa, một số người còn bị dị ứng với chất đạm trong thịt gà nên gây ngứa dữ dội, da bị kích ứng và tấy đỏ.
Da gà có thể gây ngứa và mưng mủ trên vùng da đang bị ghẻ nước
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc,... thường chứa một số loại protein lạ, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn là các chất gây hại. Vì thế mà một loạt phản ứng tạo ra các kháng thể tấn công đã diễn ra, một lượng lớn histamin được giải phóng dưới da, gây ngứa và kích thích mọc mụn nước.
Cơ thể dễ nhận nhầm protein trong hải sản là dị nguyên lạ và gây ra phản ứng dị ứng
Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Điều này có thể khiến mụn nước bị mưng mủ, sưng phồng dễ vỡ, lan rộng, lở loét và khó lành.
Hơn nữa, việc này còn gây ra cảm giác ngứa, đau rát và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, làm chậm quá trình làm lành da và dễ để lại sẹo sau này.
Đồ nếp có tính ôn ấm nếu ăn quá nhiều dễ bị nóng trong người và làm nổi mụn
Rượu bia hay đồ uống chứa chất kích thích có thể làm suy giảm sức đề kháng và sức khỏe tổng quát, không còn khả năng để chiến đấu với các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, thức uống có cồn và chất kích thích còn làm tăng áp lực lên gan, làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Khi đó, độc tố sẽ tích tụ tại gan, trong cơ thể và ở dưới da, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành hơn.
Rượu bia hay đồ uống chứa chất kích thích có thể làm suy giảm sức đề kháng
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác là điều rất quan trọng, vì trong quá trình sinh hoạt, ký sinh trùng gây bệnh ghẻ có thể lan từ da qua các vật dụng như khăn tắm, quần áo, găng tay...
Nếu bạn cho người khác sử dụng lại đồ cá nhân của mình thì nguy cơ lây lan bệnh càng cao. Ngay cả việc ngủ chung giường, đắp chung chăn mền với người bị ghẻ nước cũng nên tránh.
Bệnh ghẻ nước rất dễ lây nên cần tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Vùng da đang bị ghẻ nước cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,... xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh mẽ, ghẻ nước lan rộng sang các vùng da khác và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong thời gian da bị tổn thương do bệnh ghẻ có thể khiến người bệnh cảm thấy châm chích, da sưng tấy, ửng đỏ và tổn thương lan rộng.
Các hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm tổn thương vùng da đang bị ghẻ nước
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, người bệnh cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày đủ loại nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất.
Nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng quát bằng cách ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
Người bị ghẻ nước nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Hầu hết các loại thuốc trị ghẻ đều ở dạng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ bôi vào ban đêm để làm sạch da. Tuy nhiên, không có loại thuốc 'không kê đơn' nào có thể điều trị bệnh ghẻ nước. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng một loại thuốc cụ thể.
Các loại thuốc kê đơn thường được chỉ định để điều trị bệnh ghẻ bao gồm:
Trong trường hợp, người bệnh bị ngứa dai dẳng hoặc vết thương bị lở loét và nhiễm trùng, bác sĩ da liễu có thể kê thêm thuốc kháng histamin, kem dưỡng pramoxine, thuốc kháng sinh hoặc kem steroid.[2][3]
Người bị ghẻ nước cần điều trị bằng thuốc kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, về mặt lý thuyết dầu cây chè có thể giúp điều trị bệnh ghẻ nhưng hiệu quả của nó đối với con người vẫn cần được nghiên cứu thêm.[4]
Lưu ý khi sử dụng dầu cây chè để điều trị bệnh ghẻ:
Dầu cây chè có thể giúp điều trị bệnh ghẻ nước
Tắm bằng bột yến mạch là một cách tuyệt vời để làm dịu làn da, giảm cảm giác ngứa và giảm viêm.
Thật không may không có bằng chứng nào cho thấy bột yến mạch sẽ chữa khỏi bệnh ghẻ nước, nhưng chúng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Tắm bằng bột yến mạch giúp làm dịu vùng da bị tổn thương do ghẻ nước
Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh ghẻ nước được thực hiện như sau:
Tránh tiếp xúc da kề da với người đang bị ghẻ nước
Những điều cần lưu ý khi điều trị ghẻ nước được tóm tắt lại như sau:
Tuyệt đối không gãi hay cào mạnh lên vùng da bị ghẻ nước
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về việc điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ nước. Hãy nhớ những loại thực phẩm cần kiêng kỵ được nêu trong bài viết bạn nhé!
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/bi-ghe-nuoc-kieng-gi-a45202.html