Muốn nấu cơm nát hay lên thực đơn chi tiết cho bé thì trước hết mẹ phải hiểu cơm nát là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng cơm nát chính là nghiền nhuyễn các hạt cơm nhỏ. Khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, đây là món ăn phổ biến nhất, giúp bé no lâu và ba mẹ có thể dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn khác.
Cơm nhuyễn có một độ thô nhất định nhưng cơ bản vẫn là kết cấu nhão như cháo nên bé sẽ thấy quen thuộc và ăn được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cơm nhuyễn không lỏng hoàn toàn như cháo.
Cơm nát là các hạt cơm được nghiền nhuyễn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, WHO hay UNICEF đều khuyến khích các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu đời và bắt đầu cho bé ăn dặm khi qua 6 tháng tuổi.
Ngoài học cách nấu cơm nát cho bé, việc biết độ tuổi cho bé ăn cơm nát cũng quan trọng không kém. Để cho bé ăn cơm nát còn tùy theo sự phát triển và sở thích của mỗi bé.
Nhiều thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng đã có quá nhiều món cháo nên chuyển sang ăn dặm cơm nát nhưng cũng có những bé 2 hoặc 3 tuổi mới bắt đầu ăn cơm nát khi trẻ mọc răng sữa đầy đủ.
Để bắt đầu cho con ăn cơm nát, mẹ nên cho bé ăn dặm thức ăn nhuyễn trước, sau vài tháng đó, bé sẽ trở nên quen với cách nhai và bắt đầu hứng thú khi được trải nghiệm với thức ăn, và làm quen với các nhóm thực phẩm bổ dưỡng như thực phẩm giàu protein, thực phẩm giàu chất xơ cho bé, chất béo,...
Như vậy, nếu bé nhà mẹ đã qua giai đoạn ăn nhuyễn kể cả cháo bột, cháo đặc và quen với việc đó, thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bước vào giai đoạn ăn cơm nát.
Theo đó, mẹ có thể tập ăn thô cho bé với độ rắn tăng lên sao cho phù hợp với tình trạng mọc răng của trẻ, như từ cơm nát ở dạng thật nát đến lúc cơm nát đặc và thô hơn…để bé có thể dễ dàng ăn và các loại vitamin và khoáng chất trong thức ăn.
Bé 1 tuổi tập ăn cơm nát
Nấu cơm nát rất dễ, chỉ cần vo sạch gạo cho vào nồi rồi đổ nước nhiều hơn bình thường là được. Vậy thì tại sao mẹ vẫn cần học cách nấu cơm nát cho bé 1 tuổi?
Bởi vẫn còn những cách nấu cơm nát cho bé rất tiện lợi, nấu đúng phần cơm cho bé cần ăn trong 1 buổi mà không dư thừa. Đó chính là lý do tại sao phải học nấu cơm nát cho bé.
Có nhiều cách để có thể nấu cơm nát ngon cho bé. Cùng vào bếp tham khảo những cách nấu cơm nát cho bé 1 tuổi sau nhé.
Nấu cơm nát cho bé 1 tuổi
Cách nấu này cũng đơn giản không kém. Sau khi nồi cơm của cả nhà chín, mẹ lấy một lượng vừa đủ bé ăn, cho vào nồi nhỏ, thêm nước lọc xâm xấp mặt cơm rồi đậy kín nắp. Đun sôi rồi để lửa liu riu cho cạn nước. Chẳng bao lâu mẹ đã có cơm nát cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể nấu cơm nát cho bé 1 tuổi bằng một nồi cơm, một nồi đun. Đầu tiên, mẹ nấu cơm cho cả gia đình như bình thường. Sau khi cơm chín, xới cơm của bé ra một bát con, đổ thêm nước rồi bọc kín cho vào lò vi sóng.
Bật lò ở nấc cao nhất từ 3- 5 phút sẽ có cơm nát cho bé. Tuy nhiên, lò vi sóng có thể khiến một số chất dinh dưỡng của cơm bị thay đổi nên mẹ lưu ý chỉ nên sử dụng cách này như biện pháp “chữa cháy” khi quên không nấu kịp cơm nát cho con thôi nhé.
Sau đây AVAKids xin gợi ý cho các ba mẹ một số thực đơn cơm nát chi tiết cho bé 1 tuổi. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo
Thực đơn số 1
Xem thêm: Cách làm thạch rau câu hoa quả cho bé, món ngon cho bé
Thực đơn số 2
Thực đơn số 3
Thực đơn số 4
Thực đơn số 5
Thực đơn số 6
Thực đơn số 7
Thực đơn số 8
Để giúp bé có những bữa ăn ngon miệng nhất, mẹ nên nắm rõ một số lưu ý khi nấu cơm nát như:
Nên chọn các loại gạo dẻo, mềm sẽ phù hợp với nhu cầu ăn của bé hơn. Ngoài ra ba mẹ nên kết hợp chế độ ăn cơm nát với đồ ăn phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Điều chỉnh lượng nước phù hợp với từng khả năng ăn nát của bé. Vì có những bé mọc nhiều răng hàm sẽ có khả năng nhai tốt hơn các bé khác.
Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ để nấu cơm nát riêng cho bé, đảm bảo sức khỏe. Nếu bé bỏ ăn, mẹ có thể quay lại chế độ ăn cháo một thời gian rồi tiếp tục điều chỉnh, không bắt ép bé ăn tránh tạo tâm lý sợ sệt, biếng ăn.
Ba mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cơm nát
Hy vọng qua bài viết trên, AVAKids sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh, giúp ba mẹ hiểu hơn về việc cho con ăn cơm nát cùng những thực đơn bổ dưỡng cho trẻ. Chúc ba mẹ sẽ sáng tạo thêm nhiều thực đơn thú vị và đầy đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ngoài ra, các mẹ còn có thể bổ sung dưỡng chất cho bé bằng cách sử dụng bột ăn dặm và các loại bánh ăn dặm giàu dinh dưỡng
Tổng hợp bởi Quỳnh Chi
Kiểm duyệt bởi Thùy Trang
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/thuc-don-com-nat-cho-be-11-thang-a45779.html