Trước tình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành chỉ đạo cho phép các trường hợp F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Điều này đã góp phần giảm tải nhiều áp lực cho các bệnh viện cũng như ngành y tế trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị F0 tại nhà hiệu quả nhé!
Những người có kết quả kiểm tra là dương tính với test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hoặc xét nghiệm RT-PCR được gọi tên là F0. Nhóm đối tượng F0 nên điều trị lại nhà bao gồm, F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt, đau họng, ho khan, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau các cơ khớp, bị giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, SpO2 bằng hoặc lớn hơn 96%, nhịp thở dưới hoặc bằng 20 lần/phút, độ tuổi trong khoảng từ trên 3 tháng tuổi đến 49 tuổi.
Bên cạnh đó, những người chưa phát hiện bệnh nền, không mang thai, đã tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh cũng thuộc nhóm đối tượng nên điều trị tại nhà. Khi điều trị bệnh tại nhà, các F0 cần có khả năng tự chăm sóc bản thân mình như có thể tự ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế, tự sử dụng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ đã kê đơn.
Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế trong việc quản lý, điều trị và chăm sóc F0 tại nhà, các F0 cần trang bị những điều sau:
Đối với các F0 điều trị tại nhà, người ta chia thành 3 loại:
Tự cách ly trong phòng cho tới khi có kết quả kiểm tra là âm tính. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường, ăn uống điều độ, nên luyện tập thể dục thể thao vừa sức để nâng cao sức khoẻ và khả năng đề kháng của cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nên ăn những đồ ăn dễ tiêu hoá, ít đạm, ít chất béo, không nên tập luyện thể thao để tránh bị mất sức, tập luyện hít thở để bổ sung đủ dưỡng khí cho cơ thể, hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể.
Cách để xử trí các triệu chứng thường gặp trong bệnh nhân nhiễm Covid-19:
Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, người đau nhiều, mệt mỏi, đau đầu hãy dùng thuốc để hỗ trợ hạ sốt. Đối với người lớn, có thể dùng 1 viên Paracetamol 500mg để hạ sốt, có thể dùng lặp lại mỗi 4 - 6 giờ.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng quá 4g tương đương với 8 viên một ngày. Còn đối với trẻ em, có thể sử dụng paracetamol với liều từ 10 - 15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ. Nếu sau hai lần dùng thuốc nhưng cơn sốt vẫn không giảm thì hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ xử lý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều nước hoặc điện giải để cân bằng điện giải trong cơ thể.
Trường hợp F0 có triệu chứng ho, ho khan có thể sử dụng thuốc giảm ho theo hướng dẫn từ bác sĩ chăm sóc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng thêm các loại vitamin khác nếu có sự đồng ý từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ho nhiều, cảm thấy khó thở, hụt hơi, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút, khó thở tăng lên khi vận động, SpO2 dưới 96%, lúc này hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn, hỗ trợ điều trị kịp thời.
Liên hệ ngay với nhân viên y tế hỗ trợ theo dõi tình trạng sức khoẻ của bạn, nằm cao đầu, hạn chế cử động mạnh, cố gắng hít thở sâu nhịp nhàng, nếu có thể hãy húp cháo loãng để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Khi điều trị bệnh tại nhà, các F0 cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, Covid-19 là bệnh lý nguy hiểm, có thể lây lan ở bất kỳ cá nhân nào, bệnh có diễn tiến nhanh và phức tạp. Trong trường hợp không may bạn trở thành F0 thì những cách điều trị F0 tại nhà hiệu quả vừa rồi sẽ rất hữu ích trong việc tự chăm sóc sức khỏe của mình và những người thân xung quanh. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn tự tin hơn, tinh thần lạc quan, tự chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để vượt qua dịch bệnh nguy hiểm này.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-tu-dieu-tri-f0-tai-nha-a46283.html