Chim Cu Gáy là một loài chim rừng sống chủ yếu ở các khu vực có nhiều ruộng lúa, hoa màu. Ở nước ta người ta hay gọi loại chim này bằng cái tên ngắn gọn là Cu hoặc chim Cu. Loài chim này gắn liền với sự tao nhã, mộc mạc hình ảnh làng quê yên ả, thanh bình của Việt Nam. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu về chim Cu và cách nuôi chúng nhé!
Tìm hiểu về chim Cu Gáy
Chim Cu Gáy có tên khoa học là Streptopelia chinensis thuộc họ Columbidae (thuộc họ bồ câu).
Nguồn gốc của loài chim này thường sống hoang dã ở phía Nam nước Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Malaysia và một số nước khác ở Châu Âu, Châu Mỹ ở các vùng nhiệt đới.
Ở nước ta chim Cu chủ yếu sống ở ven rừng, các vùng đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam.
Chim Cu có kích thước trung bình và có trọng lượng khoảng từ 180g - 200g với các đặc điểm ngoại hình dễ nhận diện như sau:
Đầu chim Cu: tròn, có lông màu xanh xám hoặc màu nâu nhạt hơi tím hồng.
Mắt chim Cu: to tròn, nhìn dữ, có vệt lông màu đen kéo dài quá khóe mắt.
Mỏ chim Cu: to và gồ, mỏ dài vừa phải, có độ cong.
Mũi chim Cu: lớn nên chim khỏe và bền hơi hơn so với các loài chim khác.
Cổ chim Cu: nhỏ, cao giúp chim gáy lớn tiếng. Cườm cổ của chúng trắng nhỏ, đóng dày.
Ức chim Cu: nở rộng, giúp chim có hơi khỏe và tiếng gáy vang to.
Thân chim Cu: nhìn như cái bắp chuối, thu nhỏ lại ở chóp đuôi.
Cánh chim Cu: loài chim này có bộ cánh xếp gọn gàng, dài quá phao câu, lông mao nhỏ.
Đuôi chim Cu: có cuống đuôi lớn và vót nhọn về cuối đuôi.
Chân chim Cu: to, vuông, có màu đỏ và có vảy khô.
Ngoại hình chim Cu Gáy
Loài chim Cu mới nhìn sẽ khó phân biệt được trống hay mái vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân biệt được khi chim bắt đầu trưởng thành và sinh sản hoặc thông qua một số cách như sau:
Tròng đen mắt: Vòng tròn của tròng đen mắt của con Cu trống sẽ nhỏ hơn và sáng hơn con Cu mái.
Màu lông: phần lông trên trán của Cu trống thường sáng màu hơn con mái. Lông trên trán của con Cu trống có màu xám nhạt, chim Cu mái thì có màu nâu nhạt.
Kích thước, ngoại hình: Chim trống có thân hình to khỏe hơn con mái. Đầu của chim Cu trống to và cục mịch hơn con mái.
Giọng: Chim Cu trống gáy to tiếng hơn chim mái. Cu mái thường rất im lặng và khi chúng gù sẽ có âm thanh sắt cao hơn Cu trống.
Gù đấu (gù chào): Khi thấy bạn tình xuất hiện thì Cu trống sẽ gù đầu thấp sát đất với con mái nhiều lần. Còn chim Cu mái hầu như không bao giờ gù, trừ khi trong đàn chỉ có chim mái và trong thời gian dài không có Cu trống xuất hiện.
Chân của chim Cu trống to và dài hơn con mái.
Xương dưới bụng: phần 2 xương ghim ở gần phao của chim mái sẽ thường rộng hơn Cu trống.
Cu trống thường có ngực rộng và chúng chọn đậu trên những cành cây chắc chắn. Còn Cu mái thì không lựa chọn, chúng đậu bất kỳ cành nào.
Chim trống có đầu to và rộng hơn, chim Cu mái có đầu nhỏ và tròn hơn.
Chim Cu trống thường chủ động và hung hăng khi tiến về phía các chim trống khác,...
Cu Gáy cũng như nhiều loài chim rừng khác, chúng sống cùng nhau theo lãnh địa riêng. Đa số mỗi con chim Cu trống khi đến tuổi trưởng thành chúng đều tìm cho mình một vùng đất hay lãnh địa riêng để sống.
Chim cu trống thường tìm cho mình lãnh địa riêng để sống
Chim Cu trống thường phải dùng giọng gáy và sức mạnh của mình để đấu với những con chim yếu hơn khác nhằm giành được lãnh địa riêng.
Khi tìm chỗ đậu thì chim Cu cũng chọn độ cao khoảng từ 15m trở lên chứ chúng không đậu ở các bụi, cây thấp hay ở những nơi cạnh đường đi, nơi có nhiều người qua lại.
Loài Cu Gáy có tính nhát và khá đa nghi nên chỉ kiếm ăn trong vùng lãnh địa của mình và chúng chỉ cất tiếng gáy trong một hồi rồi ngưng nghỉ, khi cảm thấy mình được sống yên tĩnh, an toàn nhất. Ngoài ra, chúng cũng thường xuyên láo liên mắt để quan sát xem có đối thủ hay chim lạ nào khác đến xâm lấn lãnh thổ của mình hay không.
Chúng thường gáy vào khoảng 9h - 10h sáng và lúc giữa trưa. Một số ít gáy vào buổi chiều và rất hiếm khi nghe được Cu Gáy vào thời điểm trăng sáng.
Tuy nhiên, khi nuôi Cu Gáy trong lồng thì chúng có thể gáy suốt ngày, kể cả khi có ánh đèn hay ngoài trăng sáng. Vậy nên loài chim này được rất nhiều người yêu thích nhờ tính siêng gáy của chúng.
Nếu bạn đang thắc mắc chim Cu Gáy sinh sản vào tháng mấy? Vậy thì đáp án đó là mỗi năm, từ tháng hai đến tháng tám, tháng chín Âm lịch chính là mùa sinh sản của chim Cu.
Thông thường vào thời điểm trước tết Nguyên Đán một tháng, vào thời tiết mát mẻ thì Cu trống và mái sẽ bắt đầu tụ về để kết đôi với nhau.
Trên thị trường hiện nay có một số loại chim Gáy phổ biến như:
Chim Cu Cườm hay còn gọi là Cu Đất: loại chim này có đặc trưng là có cườm ở cổ.
Cu Ngói hay Cu Lửa: loại chim này có thân hình nhỏ hơn chim Cu Cườm. Lông của chúng có màu hung đỏ, ở phần cổ có một vệt đen bao quanh chứ không phải bao quanh là cườm.
Cu Xanh hay Cu rừng: loài chim này chỉ sống ở rừng, lông toàn thân của chúng có màu xanh lá cây, thân hình to bằng chim Cu Cườm.
Nếu bạn muốn nuôi chim Cu Gáy thì nên chọn nuôi từ khi chúng còn nhỏ, còn lông tơ hoặc mới mọc ít lông ống, chưa biết bay. Vì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và huấn luyện.
Nên chọn chuồng làm bằng gỗ hoặc bằng lưới sắt được vây thành những ngăn nhỏ.
Bên trong lồng chim nên cùng rơm, rạ để lót tạo ổ. Bạn có thể làm lồng hoặc mua lồng chim có kích thước khoảng 16 - 16.5 ( 40.6 cm - 61.9 cm).
Nên để lồng chim chỗ cao để tránh sự tiếp xúc của chuột, chó, mèo. Đồng thời nên để lồng chim ở nơi thoáng có ánh sáng và ít người qua lại. Bởi vì loài chim này khá yếu ớt và thích yên tĩnh.
Bên ngoài lồng chim nên che 2 màng vải để giúp chim Cu bớt sợ hãi khi di chuyển. Nhưng cũng không nên che lồng chim Cu quá kín hoặc luôn che kín lồng vì loài chim Cu khá sợ hãi bóng tối bởi khả năng nhìn đêm của chúng rất kém
Nên chọn lồng phù hợp để nuôi chim Cu Gáy
Khi nuôi chim Cu bạn cũng có thể tập cho chúng thân quen và có cảm giác an toàn hay sẵn sàng đến gần mình bằng cách thả một chút hạt vừng, ngô vụn ở cạnh lồng cho chim đến ăn. Nhưng bạn không nên cho chim Cu ra khỏi lồng vì chỉ cần tập vỗ cánh sau vài lần là chim Cu có thể bay vút đi và không bao giờ trở lại.
Nếu bạn thắc mắc không biết chim Cu Gáy thích ăn gì? hay về thức ăn cho chim Cu Gáy căng lửa? Vậy thì loài chim này chủ yếu ăn các loại thực vật như: lúa, ngô, đậu, khoai lang, sắn, hạt kê, hạt cỏ dại, hạt mè, các loại quả cây,... Một số loại chim Cu trong tự nhiên còn ăn cả côn trùng, ruồi nhặng, đất, đất đỏ, liếm muối,...
Khi nuôi chim Cu con trong trường hợp không có chim bố hay chim mẹ thì bạn có thể tự làm thức ăn cho chim Cu Gáy non bằng cách nhai vụn gạo, ngô rồi kề cho miệng chim con gần miệng mình để mớm mồi cho chúng. Bạn cũng nên lưu ý để chim Cu trên mu bàn tay hoặc cánh tay của mình khi cho ăn chứ không nên để chúng trong lòng bàn tay vì điều này có thể khiến chân chim bị nhiễm một số chất thải độc từ mồ hôi trong bàn tay của bạn.
Bạn nên chia thức ăn chim Cu Gáy thành nhiều bữa nhỏ (từ 4 - 5 bữa) khi cho chim Cu Gáy non ăn chứ không nên ép chúng ăn quá nhiều một lần.
Khi nuôi chim Cu bạn cũng nên lưu ý về cách chăm sóc chim theo mùa.
Vào mùa nóng: nên bổ sung cho chim Cu thêm nước điện giải và cho tắm 2 ngày 1 lần.
Vào mùa lạnh: nên bổ sung thêm nước muối pha loãng cho chim với lượng vừa phải để chúng có thể hấp thụ được những khoáng chất cần thiết.
Cần cho chim Cu nhận được ánh sáng mặt trời mỗi ngày vào lúc nắng đẹp, dịu nhẹ.
Kỹ thuật nuôi Chim Cu rất cần người nuôi có sự kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên cho chúng.
Ban đầu mới nuôi chim Cu thường sẽ né bạn vì sợ, nhưng sau khi quen thì có thể thỉnh thoảng chúng sẽ sung lên và gù lại bạn.
Khi nuôi Cu Gáy thì lâu lâu bạn nên cho chúng ra phơi nắng, đặt lồng chim tiếp xúc với mặt đất. Nhưng cần hạn chế cho chim Cu ra ngoài hay tiếp xúc với người lạ.
Bạn nuôi chim đến khi chúng đã cứng cáp thì có thể cho chúng làm quen dần với thế giới bên ngoài như: treo lồng chim ở sân, ở gần cửa đi,...
Khi Cu Gáy lớn nên cho làm quen với môi trường bên ngoài.
Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán chim Cu Gáy với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại hình, độ tuổi, chất giọng,.... Cụ thể bạn có thể tham khảo chim Cu Gáy Toàn quốc giá bao nhiêu tiền dưới đây:
Chim Cu khoảng 5 tháng tuổi: khi này chim đã tự ăn được thì có giá khoảng 600.000 vnđ - 1.000.000 vnđ/ cặp.
Chim cu bố mẹ đang trong thời kỳ sinh sản, có giá bán từ 1,9 triệu - 3 triệu đồng/ cặp.
Loại chim Cu Gáy giọng thổ đồng (chim trống) sẽ có mức giá bán giao động từ 1,6 triệu - 3 triệu đồng/ con.
Những chú chim Cu Gáy giọng thổ đặc (chim trống), đã nuôi được 3 - 4 năm, dạn người thì sẽ có giá bán từ 4 triệu - 15 triệu đồng/ con.
Chim Cu Gáy mồi đất sẽ có giá bán giao động từ 300.000 vnđ - 2.000.000 vnđ/ con, mức giá thay đổi tùy vào độ máu, tiếng gáy và số năm kinh nghiệm.
Chim Cu đột biến có lông màu trắng hay chim Cu Gáy trắng, chim Cu Gáy thái trắng sẽ có giá từ 600 nghìn - 7 triệu đồng/ con, mức giá khác nhau tùy vào độ độc, lạ của chim.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại Cu Gáy với giá bán khác nhau.
Cu Gáy là loài chim cảnh được khá nhiều người lựa chọn hiện nay, vậy nên cũng có rất nhiều nơi bán.
Không chỉ có các cửa hàng hay các trang trại chim giống mới bán chim Cu Toàn quốc chất lượng, mà trên thị trường cũng đang có rất nhiều chú chim Cu độc đáo, chất lượng được rao bán online với đa dạng giá bán.
Bạn có thể truy cập trang web Chợ Tốt Thú Cưng để tìm hiểu và lựa chọn được cho mình những chú chim Cu ưng ý nhất với giá cả phù hợp theo nhu cầu cũng như khả năng của bạn.
Tại Chợ Tốt bạn không những sẽ tìm được hàng nghìn tin các loại mua bán Cu Gáy Toàn quốc đáp ứng được sở thích của mình, mà còn có thể liên lạc trực tiếp với người bán để trao đổi và đảm bảo được chất lượng của chim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng bán Cu Gáy Toàn quốc của mình lên Chợ Tốt để được kết nối nhanh chóng và dễ dàng đến với những người yêu thương và muốn chăm sóc chúng. Chỉ cần bạn đăng tin rao bán với những hình ảnh chân thực, thông tin chi tiết, rõ ràng sẽ được hỗ trợ duyệt nhanh và giúp người mua có nhu cầu cũng dễ tìm ra nhanh hơn,
Chúc bạn giao dịch mua bán chim Cu Gáy Toàn quốc thành công tại Chợ Tốt!
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/dien-dan-cu-gay-a47176.html