“Có nên lập bát hương bản mệnh không?” câu hỏi không quá xạ lạ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ. Dưới đây là chia sẻ về ý nghĩa của bát hương bản mệnh và hướng dẫn cách thực hiện nghi thức bốc bát hương này.
Bát hương bản mệnh hay Tôn nhang bản mệnh là loại bát hương được thờ cúng tại gia hoặc gửi vào trong đền chùa. Thông qua tôn nhang bản mệnh, con người gửi mệnh chính mệnh gốc của mình lên các vị thần linh để nhận được sự bao bọc, che chở của các ngài. Những người lập bát hương bản mệnh với với mong cầu nhận được may mắn, tránh khỏi những xấu xa, tai họa.
Theo quan niệm về luật nhân quả, những người kiếp trước đã gây ra những điều sai trái, độc ác ở kiếp này sẽ mang số mệnh yểu, phải gánh chịu tai kiếp và không được sống thọ. Còn những người biết tích đức, làm việc thiện và ăn ở hiền lành thì sẽ có số mệnh tốt, sống viên mãn, hạnh phúc. Qua đó, con người không nên phụ thuộc vào bát hương bản mệnh để gặp may mắn, kéo dài tuổi thọ mà phải tự làm chủ sinh mệnh, cuộc sống của mình.
Tôn nhang bản mệnh có nhiều chứa nhiều giá trị tâm linh tốt đẹp. Tôn nhang bản mệnh của người nào sẽ luôn nhắc nhở người đó sống tu tâm, tích đức tích phúc, tránh làm điều ác gây hại cho nhân quả của mình. Như vậy, con người mới có thể nhận được phúc lộc, sự che chở của thần linh để có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Khác với bát hương trong phong thủy đặt bàn thờ gia tiên, việc tin hay không tin vào Tôn nhang bản mệnh phụ thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Nhưng một điều chắc chắn rằng Tôn nhang bản mệnh có tác động tích cực lên lối sống, suy nghĩ của mỗi người, biết tu dưỡng nhân cách của bản thân, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Theo quan niệm của Phật đạo và Tiên đạo, bát hương bản mệnh được phân thành 2 loại chính là bát hương bản mệnh bắt buộc và bát hương bản mệnh tự nguyện.
Tôn nhang bản mệnh bắt buộc là hình thức lập bát hương bắt buộc đối với những người có mệnh căn, là con của Thánh, Phật, Tiên, Vương có nghĩa vụ thờ phụng các đấng thần linh. Những người này bắt buộc phải lập bát hương bản mệnh, trình đồng, mở phủ.
Những người bắt buộc phải lập bát hương bản mệnh là người trong kiếp trước đã nhận được sự cứu rỗi, soi sáng của bề trên đi theo con đường thờ phụng nên kiếp này bắt buộc phải đội Tôn nhang bản mệnh, tiếp bước con đường của kiếp trước. Nếu làm trái hoặc không coi chân trọng sẽ bị mất đi phước đức, nặng hơn sẽ gặp phải những tai họa.
Tôn nhang bản mệnh tự nguyện là hình thức đội bát hương bản mệnh với những người không mang mệnh đồng, căn số. Việc lập bát hương này với ước nguyện nhận được sự che chở, phước đức từ bề trên.
Những người lập bát hương bản bệnh với mong cầu nhận được sự che đỡ của các vị thánh thần thường nằm trong các trường hợp sau:
Theo quan niệm tâm linh, đối với những người có mệnh căn, mệnh đồng thì nên đội bát hương bản mệnh. Những người không mang căn số cũng có thể lập Tôn nhang bản mệnh để cầu mong những đem tới những điều tốt lành, hạnh phúc. Những người đó được coi là có tướng yểu mệnh trong kiếp này do kiếp trước đã làm nhiều việc sai trái, thâm độc, sân si, làm hại tới sinh mệnh khác. Còn đối với những người chăm chỉ làm phước, tích đức, tu tâm dưỡng tính, sống nhân nghĩa yêu thương thì kiếp này sẽ có được cuộc sống viên mãn, trường thọ. Tuy nhiên, con người không nên dựa dẫm vào bát hương bản mệnh mà ăn ở không có đức, sân si. Số phận của mình nằm trong tay mình chứ thần thánh không quyết định hộ.
Theo quan niệm Phật giáo, con người không nên thờ Tôn nhang bản mệnh. Bởi vì, vận mệnh của mình là do mình làm chủ chứ không phải dựa dẫm vào một bát hương vô tri để cầu mong sự bảo vệ và kéo dài mạng sống của bền trên. Nếu con người ta làm ác thì nhất định phải gánh chịu nghiệp báo về sau dù có thờ bao nhiêu bát hương đi chăng nữa. Những người đã và đang tu hành theo giáo pháp của Phật thì không được thờ bát hương bản mệnh, nếu đã lỡ thờ trước đây thì cần phải giải bỏ. Thay vào đó, Phật tử phải thờ cái bản mệnh tại tâm mình, kính thờ nơi tâm mình, nhất là tâm tu Phật.
>> Xem Thêm:
Lễ lập bát hương bản mệnh thường được chọn vào các ngày đẹp trong tháng tháng 2,3,8,9 (âm lịch).
Lễ vật hay còn gọi là lễ cúng Thánh cần chuẩn bị trước bao gồm:
Người xin Tôn nhang bản mệnh ngồi ở giữa sập và đọc văn khấn, hành lễ, trùm khăn phủ đỏ trên đầu, đội mâm hay tráp có các lễ vật đã chuẩn bị sẵn như: sớ xin bát hương bản mệnh, đôi nến, hoa tươi…Người chủ trì lễ hay đồng thầy sẽ đọc tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, tên tuổi, địa chỉ với những điều mong cầu, kêu cầu các chư vị Phật Thánh gia hộ tín chủ.
Sau đó là nghi thức xin đài để xem Thần Phật đã đồng ý chưa, nếu được đài nhất âm dương tức là đã được chấp thuận. Tiếp theo hạ bát nhang và để tại miếu, đền và xin hóa đồ vàng mã và đem thịt cùng những quả trứng đi luộc chính. 3 ngày sau đến miếu, đền để lễ tạ Thánh Thần. Tôn nhang bản mệnh có thể để thờ trong miếu, chùa hoặc mang về nhà lập bàn thờ riêng tại gia (không thờ chung với bàn thờ gia tiên).
Bạn có thể tham khảo nội dung bài văn khấn bốc bát hương bản mệnh như sau:
Theo quan niệm Phật Giáo, để hỏa giải bát hương bản mệnh rất đơn giản, gia chủ không cần phải mở phủ hay trình đồng. Phật pháp không công nhận sự tồn tại của Tôn nhang bản mệnh cho từng người, do đó khi hóa giải bát hương này thì không cần phải làm bất cứ lễ gì. Khi học Phật ngoài việc kính nhận Đức Phật còn cần phải pháp nguyện bất quy y Thần, Thiên, Quỷ, Vật. Điều này có nghĩa là cần phải từ bỏ hết các tập tục mê tín dị đoan, thành tâm học Phật mới thoát khỏi nỗi sợ hãi đối với mê tín dị đoan. Không cần tới bát hương bản mệnh cũng có thể sống an lạc, thoải mái và vô sự.
Bát hương bản mệnh là một biểu tượng tâm linh vô cùng ý nghĩa trong văn hóa thờ Mẫu. Bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ý nghĩa, cách thực hiện cũng như cách hóa giải Tôn nhang bản mệnh. Có nên lập bát hương bản mệnh hay không là tùy thuộc vào quan niệm của bạn.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/ton-nhang-ban-menh-la-gi-a47272.html