Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

Cuốn mũi là những xương có dạng cong dài và hẹp nhô vào khoang mũi, bên trên có phủ niêm mạc. Bệnh lý thường gặp nhất ở cuốn mũi là phì đại và thường được xử lý bằng cách cắt đốt giúp thu gọn cuốn mũi.

1. Cuốn mũi là gì?

Một bên khoang mũi có ba cuốn mũi, theo thứ tự là cuốn mũi trên, giữa và dưới.

Tất cả các cuốn mũi đều nằm bên trong khoang mũi và được bao phủ bởi biểu mô đường hô hấp có các tuyến bài tiết chất nhầy. Bên dưới niêm mạc của cuốn mũi có hệ thống mạch máu phân bố phong phú và có thể dãn rộng giúp cuốn mũi trở nên cương cứng khi cần thiết.

2. Chức năng của các cuốn mũi là gì?

Một số chức năng của cuốn mùi là:

Các cuốn mũi tham gia trong chu kỳ cuốn mũi. Theo đó, ba cặp cuốn mũi sẽ sung huyết và thu nhỏ luân phiên nhau sau một đến bảy giờ. Việc sung huyết cuốn mũi sẽ khiến cho khoang mũi thu hẹp lại, hạn chế luồng không khí.

Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

3. Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi

Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi bao gồm:

Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

4. Đốt cuốn mũi trong điều trị các bệnh lý tại cuốn mũi

Trong các can thiệp tại cuốn mũi, cắt đốt bằng tần số cao tần là một lựa chọn phẫu thuật phổ biến với mức độ xâm lấn tối thiểu nhất.

Với phương pháp này, bác sĩ có thể làm giảm thể tích mô một cách chính xác và nhắm trúng mục tiêu. Bằng cách sử dụng tần số vô tuyến để tạo ra các tổn thương bằng năng lượng ion hóa trong mô dưới niêm mạc của cuốn mũi và tạo sẹo, toàn bộ thể tích mô sẽ giảm xuống với tác động rất ít trên các mô xung quanh.

Một điểm khác biệt về cơ bản tạo ra ưu điểm của phương pháp đốt cuốn mũi bằng tần số vô tuyến so với các phương pháp truyền thống là giúp cho quy trình tương đối nhanh chóng và không gây đau đớn, ít gây chảy máu trong mô. Hơn nữa, chức năng niêm mạc mũi vẫn được bảo tồn.

4.1 Chỉ định của đốt cuốn mũi

Đốt cuốn mũi bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần được chỉ định trong các trường hợp sau:

4.2 Chống chỉ định của đốt cuốn mũi

Không có chống chỉ định tuyệt đối đối với đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần.

Tuy nhiên, vì cách thức này có sử dụng năng lượng để cắt đốt ở dạng sóng với tần số cao, chỉ định can thiệp sẽ không được thực hiện trên những bệnh nhân có máy trợ tim hoặc các thiết bị điện tử khác trừ khi có thể tạm thời ngừng hoạt động các máy móc này.

Ngoài ra, trên các bệnh nhân có bệnh đi kèm toàn thân đáng kể, chẳng hạn như: Tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, việc can thiệp luôn đòi hỏi ý kiến của chuyên khoa. Hơn nữa, việc ngừng điều trị chống đông máu trong 72 giờ trước khi điều trị là cần thiết.

Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

5. Quy trình can thiệp đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần

5.1 Chuẩn bị dụng cụ

5.2 Gây tê giảm đau tại chỗ

Khi thủ thuật được thực hiện với bệnh nhân tỉnh táo, việc gây tê giảm đau tại chỗ có thể sử dụng cocaine 4% và thuốc co mạch, phun vào từng khoang mũi. Sau đó, người bệnh được tiêm thêm tại chỗ với 1 ml cocaine 1% với epinephrine 1% .

Nếu thủ thuật này được thực hiện trong một thủ thuật hay phẫu thuật khác với gây mê toàn thân, bước này sẽ được bỏ qua.

Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

5.3 Tiến hành đốt cuốn mũi

Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

5.4 Những theo dõi sau khi đốt cuốn mũi

Khi kết thúc can thiệp, người bệnh có thể bị sưng phù nhẹ đến trung bình; đôi khi có kèm tắc nghẽn thông khí do kích ứng làm tăng tiết chất nhầy nhưng tình trạng này có thể kết thúc ngay trong tuần đầu tiên.

Nếu lớp niêm mạc cuốn mũi cũng bị tổn thương sau cắt đốt, chúng sẽ có nguy cơ chảy máu nhưng cũng sẽ nhanh chóng lành sẹo.

Đốt cuốn mũi là kỹ thuật xâm lấn ở mức độ tối thiểu, ít gây đau đớn và không gây chảy máu, đốt cuốn mũi giúp thu hẹp cuốn mũi một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng đường thở cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/phi-dai-cuon-mui-1-ben-a47619.html