Ở Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 110.000 trường hợp mới mắc ung thư với hơn 73% tử vong (1). Bên cạnh đó, người mắc ung thư có độ tuổi ngày càng trẻ hóa, tuổi 20-30 vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vậy ung thư có chữa được không? Bệnh ung thư nào có thể chữa khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề trên.
Bệnh ung thư có thể chữa được. Trên 80% người bệnh ung thư giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với ung thư, người bệnh đạt trạng thái lui bệnh sau điều trị và không tái phát bệnh trong vòng 5 năm được xem là điều trị khỏi do nguy cơ tái phát trở lại rất thấp.
Các bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao như: (2)
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống tương đối trên 5 năm khi điều trị ung thư vú giai đoạn 0 và 1 là 99-100%. (3)
Ở giai đoạn 0 (ung thư biểu mô thể ống tại chỗ - DCIS), xuất hiện các tế bào bất thường trong ống tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú. Giai đoạn này được xem là giai đoạn tiền ung thư.
Trong ung thư vú giai đoạn 1 (giai đoạn xâm lấn), các khối u nhỏ đã hình thành với các đặc điểm sau:
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, ung thư tuyến giáp có tỉ lệ người bệnh sống trên 5 năm là 98-100 % ở giai đoạn 1 và 2. Tuyến giáp là một tuyến hình cánh bướm ở vùng cổ, sản xuất hormone để hỗ trợ các chức năng hoạt động của cơ thể.
Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp phát triển chậm, do đó người bệnh có nhiều thời gian hơn để điều trị. Ngay cả khi ung thư đã lan sang các mô xung quanh, phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp vẫn có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt có tỉ lệ người bệnh sống trên 5 năm khoảng 99% ở giai đoạn 1 và 2. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm hoặc hoàn toàn không phát triển và có thể điều trị. Ung thư tuyến tiền liệt không tăng kích thước sẽ được theo dõi một thời gian, cho đến khi khối u có tăng kích thước hay xâm lấn xung quanh. (4)
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ người bệnh sống trên 5 năm đối với ung thư tinh hoàn là 99% ở các khối u tại chỗ (khối u trong tinh hoàn) và 96% với các khối u đã lan đến các mô hoặc hạch bạch huyết gần tinh hoàn. (5)
Trong giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn, các bác sĩ có thể loại bỏ 1 hoặc cả 2 tinh hoàn để điều trị. Cắt bỏ tinh hoàn là một phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên, việc cắt bỏ ít hiệu quả hơn khi ung thư đã lan rộng.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, có khoảng 92% người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn khu trú sống trên 5 năm. Tầm soát phát hiện bệnh giai đoạn sớm giúp các bác sĩ có thể điều trị khỏi bệnh, khi các tế bào bất thường chưa phát triển thành ung thư hoặc chưa xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể. Ngay cả ở giai đoạn trễ của ung thư cổ tử cung, các tế bào ung thư vẫn phát triển với tốc độ rất chậm nên việc điều trị vẫn có hiệu quả. (6)
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, lymphoma Hodgkin có tỉ lệ người bệnh sống trên 5 năm khoảng 92-95% ở giai đoạn 1 và 2. Lymphoma Hodgkin có tỉ lệ sống tương đối cao như thế là do loại ung thư này đáp ứng tốt với điều trị (hóa trị + xạ trị). Tuy nhiên, các loại u lympho khác không đáp ứng tốt với điều trị. (7)
Ung thư da có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Mỗi giai đoạn bệnh có tiên lượng sống khác nhau. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm là 100%. Ở giai đoạn trễ , tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 20-40%.
Tóm lại, ung thư có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Ung thư khi được phát hiện sớm sẽ có tỉ lệ chữa khỏi cao, giảm di chứng và nguy cơ tử vong.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị ung thư như: loại ung thư, giai đoạn bệnh và đáp ứng của bệnh với điều trị. Cụ thể:
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay:
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho người bệnh ung thư và có thể được sử dụng trong các trường hợp:
Phẫu thuật có thể chữa khỏi nhiều bệnh ung thư, lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào sẽ phụ thuộc vào loại ung thư của người bệnh.
Xạ trị sử dụng các tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Xạ trị chia thành các loại sau:
Xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.
Xạ trị trong giai đoạn lan rộng thường nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra như: giảm phù nề do khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên, giảm đau xương do ung thư di căn đến xương, giảm đau lưng do khối u chèn ép tủy sống, cải thiện khó thở do khối u chèn ép đường thở, giảm đau đầu do di căn não…
Xạ trị hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư trong khu vực điều trị. Các tế bào bình thường cũng có thể bị tổn thương và gây các tác dụng phụ khi xạ trị. Các tế bào ung thư không thể tự hồi phục sau xạ trị nhưng các tế bào bình thường thì có thể.
Hóa trị sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, gây các tác dụng phụ như: mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, giảm các loại tế bào máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ chảy máu… Không giống như các tế bào ung thư, các tế bào bình thường có thể tự hồi phục và hầu hết các tác dụng phụ được cải thiện khi điều trị kết thúc.
Hóa trị có thể được áp dụng như một phương pháp điều trị chính hoặc sau các phương pháp điều trị khác để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Hóa trị còn được thực hiện để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật, xạ trị hoặc sử dụng cùng lúc với xạ trị (hóa xạ trị đồng thời).
Hóa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, nguy cơ tái phát hoặc lan rộng. Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm trong quá trình điều trị để kiểm tra xem ung thư có đáp ứng với hóa trị hay không. Hóa trị được thực hiện bằng cách tiêm dưới da, truyền vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng thuốc uống.
Liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hoặc để khắc phục tác dụng phụ khi điều trị.
Có một số loại thuốc điều trị nhắm trúng đích như:
Hormone là những chất được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hoạt động của các tế bào. Hormone được sản xuất bởi một số cơ quan và tuyến khác nhau, được gọi là hệ nội tiết.
Liệu pháp nội tiết hoạt động bằng cách thay đổi cách hoạt động và sản xuất của các hormone cụ thể trong cơ thể. Liệu pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tùy vào loại ung thư đang được điều trị sẽ có liệu pháp nội tiết phù hợp.
Có nhiều liệu pháp nội tiết khác nhau, được dùng dưới dạng viên nén hoặc thuốc tiêm. Các tác dụng phụ sẽ khác nhau và phụ thuộc vào từng loại thuốc, bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp…
Tế bào gốc là tế bào máu ở giai đoạn phát triển sớm nhất. Tất cả các tế bào máu phát triển từ tế bào gốc. Tủy xương là một vật liệu xốp bên trong xương và cũng là nơi tạo ra tế bào gốc.
Có 2 loại cấy ghép tế bào gốc khác nhau:
Cấy ghép tế bào gốc của người hiến tặng được sử dụng để điều trị các bệnh như: ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) và bệnh bạch cầu (Leukaemia). Đôi khi phương pháp này cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh khác của tủy xương hoặc hệ thống miễn dịch.
Mục đích của việc ghép tế bào gốc từ người hiến tặng là thay thế tủy xương và hệ thống miễn dịch của người bệnh bằng tủy của người hiến tặng. Điều này sẽ cung cấp cho người bệnh một tủy xương mới khỏe mạnh và một hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư.
Khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao luôn hỗ trợ chăm sóc chuyên biệt cho từng người bệnh, hỗ trợ tiếp cận với các chuyên gia y tế hàng đầu ở nước ngoài, cập nhật nhanh các phác đồ điều trị tương đương với tiêu chuẩn thế giới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh ung thư trong khu vực và người bệnh trở về từ các trung tâm y tế nước ngoài.
Bị ung thư có chữa được không? Câu trả lời là: Bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa được khi được phát hiện sớm và người bệnh tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên tham gia tầm soát ung thư ít nhất mỗi năm 1 lần để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/dieu-tri-ung-thu-a47620.html