Mô cơ gồm nhiều loại khác nhau với chức năng hoạt động chính là co bóp. Tuy nhiên, không chỉ hỗ trợ vận động, mô cơ còn góp phần tham gia nhiều hoạt động sinh lý quan trọng của cơ thể. Hiểu rõ về cơ giúp chúng ta giữ cho hệ thống này luôn khỏe mạnh, phòng ngừa chấn thương và các bệnh lý liên quan tới cơ bắp, giữ cho cơ thể luôn hoạt động ổn định.
Mô cơ hay cơ là các mô mềm có ở hầu hết các loại động vật. Tế bào cơ gồm những sợi protein actin và myosin trượt qua nhau, có khả năng co lại để tạo ra chuyển động cho các bộ phận trong cơ thể. Các tế bào cơ dài và mảnh, thường sắp xếp thành bó hoặc lớp, được bao quanh bởi các mô liên kết (connective tissue). Mô cơ gồm cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ tim.
Trong cơ thể có 3 loại cơ chính với cấu tạo và chức năng khác nhau: (1)
Vai trò của cơ vân là giúp di chuyển những bộ phận bên ngoài cơ thể và các chi. Mô cơ này bám và bao quanh xương, tạo hình dáng cho cơ thể.
Cơ trơn hỗ trợ cho những chuyển động trong thực quản, dạ dày, ruột, bàng quang, mạch máu, những cơ quan rỗng…
Cơ tim là loại mô cơ riêng chỉ có ở trái tim. Mô cơ này chịu trách nhiệm co bóp đều đặn, liên tục, tạo ra lực đẩy cung cấp máu đến mọi tế bào trên cơ thể.
Tham khảo: Cấu tạo của hệ cơ
Những chức năng chính của cơ bắp bao gồm: (2)
Các mô cơ vân chịu trách nhiệm cho những chuyển động của cơ thể. Chúng gắn vào xương, chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và một phần hoạt động theo sự điều khiển chủ động của chúng ta.
Các cơ vân khi co lại sẽ tạo ra những chuyển động thô hoặc chuyển động tinh, cụ thể:
Phần lớn những chuyển động cơ bắp của cơ thể là dưới sự kiểm soát có ý thức. Tuy vậy, một số chuyển động là phản xạ như rút tay khỏi nguồn nhiệt quá nóng/lạnh. Hoặc phản xạ co cơ duy trì tư đứng thẳng.
Gân cơ bao bọc xung quanh khớp giúp ổn định khớp. Những cơ vân cốt lõi của cơ thể gồm cơ bụng, cơ lưng, cơ xương chậu. Những nhóm cơ này giúp bảo vệ cột sống, duy trì sự ổn định tư thế. Chúng giống như phần thân của cây. Nhóm cơ bụng (cơ lõi) càng mạnh thì cơ thể càng ổn định. Bên cạnh đó, các nhóm cơ ở chân cũng giúp cơ thể đứng vững, duy trì tư thế.
Cơ vân giúp kiểm soát những tư thế như ngồi, đứng… Chúng ta có thể thực hiện các tư thế này linh hoạt là do sức mạnh từ cơ.
Cơ bắp bị căng cứng hoặc suy yếu có thể làm mất kiểm soát, dẫn tới các tư thế bị xấu, sai lệch. Tư thế xấu có khả năng ảnh hưởng tới những bộ phận của cơ thể. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây đau khớp, khiến cơ yếu dần. Những vị trí dễ bị ảnh hưởng gồm vai, xương sống, hông, đầu gối.
Trái tim hoạt động tương tự một chiếc máy bơm. Cơ quan này sẽ bơm máu đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Chuyển động của tim không theo sự kiểm soát có ý thức. Tim hoạt động một cách tự động, được kích thích bởi tín hiệu điện.
Cơ trơn ở động mạch và tĩnh mạch có vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông máu, giúp duy trì huyết áp. Bên cạnh đó, các cơ này còn giãn rộng để tăng lưu lượng máu khi chúng ta tập luyện với cường độ cao, khi cơ thể cần nhiều oxy hơn.
Hơi thở có liên quan tới sự chuyển động của cơ hoành. Chúng là cơ hình vòm nằm ngay dưới phổi. Khi co lại, cơ hoành đẩy xuống dưới, giúp khoang ngực giãn rộng. Nhờ đó, phổi sẽ được lấp đầy không khí. Khi giãn ra, cơ hoành sẽ giúp đẩy không khí ra khỏi phổi.
Khi thở sâu, cơ thể sẽ cần đến sự trợ giúp của những cơ khác là cơ hô hấp phụ (cơ bụng, cơ lưng, cơ cổ).
Đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho tới hậu môn, được kiểm soát bởi những cơ trơn. Thức ăn di chuyển trong cơ thể với các chuyển động tương tự sóng (nhu động). Cơ trơn ở đường tiêu hóa sẽ co lại, giãn ra để tạo ra các chuyển động nhịp nhàng, giúp đẩy thức ăn qua thực quản vào tới dạ dày.
Các cơ tại dạ dày khi giãn ra sẽ cho phép thức ăn đi vào. Trong khi, những cơ dưới có nhiệm vụ trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Các thức ăn được tiêu hóa sẽ di chuyển từ dạ dày tới ruột non bằng nhu động. Sau đó, những cơ trơn tại đại tràng sẽ co lại để phần bã thức ăn (phân) đi ra khỏi cơ thể.
Các cơ vân xung quanh mắt giúp điều khiển chuyển động của cơ quan này. Các cơ ở trong mắt được hình thành từ những cơ trơn. Cơ hoạt động nhanh chóng, chính xác, cho phép mắt duy trì hình ảnh ổn định, quan sát khu vực xung quanh, theo dõi những đối tượng chuyển động. Các cơ mắt khi bị tổn thương có thể dẫn tới suy giảm góc nhìn và thị lực.
Hệ tiết niệu gồm cơ trơn và cơ vân ở những cơ quan như bàng quang, thận, dương vật/âm đạo, tuyến tiền liệt (nam giới), niệu quản và niệu đạo. Các cơ cùng dây thần kinh cần phối hợp với nhau để giữ và giải phóng nước tiểu từ bàng quang.
Các cơ trơn ở tử cung phát triển, căng giãn ra trong suốt quá trình mang thai. Khi chuyển dạ, cơ trơn sẽ co hồi từng đợt. Những chuyển động nhịp nhàng này sẽ giúp đẩy thai qua âm đạo để em bé rời khỏi cơ thể người mẹ. Hơn nữa, cơ sàn chậu còn giúp hướng đầu thai nhi xuống ngã âm đạo.
Cơ bắp giúp bảo vệ những cơ quan nội tạng phía trước, hai bên và phía sau của cơ thể.
Cơ bắp có nhiệm vụ bảo vệ xương và những cơ quan trong cơ thể thông qua việc hấp thụ lực và giảm ma sát tại các khớp.
Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Phần lớn nhiệt lượng mà chúng ta tạo ra trong cơ thể là từ phản ứng co thắt cơ.
Khi nhiệt độ của cơ thể xuống dưới mức cho phép, cơ vân sẽ tăng hoạt động nhằm sinh nhiệt. Đồng thời, cơ bắp trong mạch máu sẽ co lại, giảm lượng máu lưu thông để duy trì thân nhiệt.
Khi cơ thể quá nóng, nhiệt độ của cơ thể có thể được điều hòa thông qua việc giãn cơ trơn trong mạch máu, làm tăng lưu lượng máu và giải phóng nhiệt dư thừa qua da.
Cơ vân được gắn vào xương thông qua gân. Một cơ vân gồm nhiều sợi cơ được bó với nhau. Sự sắp xếp có tổ chức của những sợi cơ này sẽ tạo thành một mô hình sọc.
Cơ trơn có trong hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thống thận - tiết niệu, hệ thống sinh sản. Những mô cơ trơn thường được làm tròn tại trung tâm, giảm dần ở hai bên. Cơ trơn không có vân. Mỗi một ô chứa những chuỗi sợi cơ có thể liên kết với những ô lân cận khác để tạo ra mạng lưới cho phép các ô co lại đồng đều.
Sự co bóp của cơ tim là để đáp ứng tín hiệu xung điện, bắt đầu bởi tế bào tạo nhịp. Tín hiệu điện sẽ truyền từ phần trên đến phần dưới tim. Những tế bào cơ tim kết nối chặt chẽ, có thể co bóp theo kiểu sóng, phối hợp nhịp nhàng tạo thành nhịp tim. Sự co bóp của tim sẽ bơm máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể.
Một số triệu chứng thường gặp khi cơ có vấn đề, cụ thể: (3)
Tùy thuộc vào các triệu chứng của mỗi người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán như:
Các loại ung thư (chẳng hạn như sarcoma) và những bệnh lý khác có thể dẫn đến các vấn đề về cơ. Chúng bao gồm các bệnh về thần kinh cơ như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS); bệnh tự miễn như bệnh nhược cơ (MG). Bệnh viêm đa cơ có thể gây viêm ở cơ, dẫn đến suy yếu cơ.
Một số loại bệnh tĩnh mạch và bệnh tim mạch, bao gồm cả bệnh động mạch vành, có thể gây ra các vấn đề về cơ tim và mạch máu. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn do huyết khối hay xơ vữa mạch máu.
Đau cơ xơ hóa và các rối loạn khác có thể gây đau mạn tính ở các cơ trên toàn cơ thể.
Loạn dưỡng cơ (Muscular dystrophy) là một bệnh lý di truyền. Có hơn 30 loại bệnh loạn dưỡng cơ. Nhóm bệnh này gây ra tình trạng yếu cơ vĩnh viễn.
Tình trạng nhiễm vi khuẩn và virus có thể gây hại cho cơ. Các bệnh viêm nhiễm gồm bệnh Lyme , sốt phát ban Rocky Mountain, nhiễm trùng cơ do vi khuẩn sinh mủ,…
Chấn thương có thể khiến cơ bị rách hoặc giãn quá mức (căng cơ). Trong đó, căng cơ lưng là một chấn thương phổ biến. Tai nạn và chấn thương do vận động quá mức có thể gây ra phù nề hoặc co thắt cơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, những vết thương này có thể dẫn đến đứt cơ, tê liệt (paralysis).
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị có thể gây đau cơ. Đau cơ cũng có thể do dùng các loại thuốc điều trị huyết áp cao,mỡ máu,…. Một số người bị yếu cơ sau khi bị dị ứng nghiêm trọng với thuốc hoặc các chất độc hại.
Người bệnh cần đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
Để cơ bắp khỏe mạnh, bạn nên tập trung vào việc giữ sức khỏe tổng thể: (4)
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng và cơ chế hoạt động của các mô cơ. Từ đó, bạn sẽ có biện pháp bảo vệ cơ khỏi những tổn thương và phòng ngừa các bệnh lý ở cơ hiệu quả.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/hinh-co-bap-a47894.html