Doanh số là gì? Công thức tính doanh số hiện nay (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Doanh số là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một tuần, một tháng, một quý hoặc 1 năm. Doanh số bao gồm cả lợi nhuận đã thu và lợi nhuận chưa thu. Doanh số có thể bao gồm cả doanh số tiền bán hàng và doanh thu, nhưng doanh số không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu.
Đây là một trong những chỉ số quan trọng, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh số càng cao thì các hoạt động trong doanh nghiệp có hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và ngược lại.
Cụ thể, công thức tính doanh số như sau:
Doanh số = Số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra x Giá bán
Trong đó:
- Số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra: Là số lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Giá bán: Là giá mà doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Ví dụ: Một cửa hàng bán 100 chiếc áo phông với giá 200.000 đồng/ chiếc trong tháng 8 thì doanh số bán hàng của cửa hàng đó trong tháng 8 là: Doanh số = 100 x 200.000 = 20.000.000 đồng
Để phân biệt doanh số với doanh thu thì có thể dựa trên các tiêu chí chủ yếu như khái niệm, phạm vi, cách tính và ý nghĩa, cụ thể:
Tiêu chí
Doanh số
Doanh thu
Khái niệm
Doanh số là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ
Là toàn bộ giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được sau một kỳ kế toán
Phạm vi
Doanh số chỉ tính đến số tiền thu được từ hoạt động bán hàng
Bao gồm cả số tiền thu được từ các hoạt động khác như cho thuê tài sản, lãi tiền gửi,...
Cách tính
Doanh số được tính bằng cách nhân số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra với đơn giá của sản phẩm, dịch vụ đó
Cộng doanh thu từ hoạt động bán hàng với doanh thu từ các hoạt động khác
Ý nghĩa
Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là minh chứng rõ ràng cho các chiến lược kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể
Là thước đo đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, hoạt động kế toán t
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Như vậy, công thức tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được dựa trên doanh thu.
Được biết, doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
(Điều 8 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP)
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-tinh-doanh-so-a49703.html