Giàu có là ước mơ của bao người và có cuộc sống tốt hơn là nguyện vọng của mọi bạn trẻ vác ba lô lên đường du học. Bạn có bao giờ thắc mắc những tỉ phú nức tiếng thế giới trong danh sách của Forbes như Carlos Slim Helu, Warren Buffet, Donald Trump, Mark Zuckerberg, Lý Gia Thành…học gì ở bậc đại học không? Theo thống kê của Forbes thì đây là Top những ngành học của các tỉ phú lừng danh thế giới.
1.Kỹ sư: 14 tỉ phú
22% tỉ phú lớn của Forbes tốt nghiệp với văn bằng kỹ sư. Không phải ngành kinh tế, kinh doanh đào tạo ra nhiều tỉ phú nhất thế giới mà chính là ngành kỹ sư, với số lượng 14 đại tỉ phú trong bảng xếp hạng của Forbes, từ Carlos Slim (tài sản ròng 50.1 tỉ USD), Charles Koch và David Koch (tài sản ròng 41.3 tỉ USD mỗi người) , Michael Bloomberg (tài sản ròng 34.5 tỉ USD) đến Jeff Bezos (tài sản ròng 30.4 tỉ USD)… Đầu óc tính toán siêu việt, am tường về kỹ thuật công nghệ, khả năng tập trung cao độ và tính tỉ mỉ, kỹ luật của các kỹ sư khiến họ làm việc và quản lý với hiệu quả cao nhất có thể. Ngành học này rất đa dạng với hơn 40 chuyên ngành để bạn chọn lựa.
Các quốc gia tuyệt vời để bạn du học ngành kỹ sư là Mỹ, Úc, Anh, Đức, Singapore, Canada.
>>Du học Canada cần bao nhiêu tiền
2.Kinh doanh: 14 tỉ phú
Song hành cùng ngành kỹ sư, ngành kinh tế sản sinh ra 14 người trong danh sách các tỉ phú lừng danh của Forbes, dù tổng tài sản họ làm ra không bì kịp với ngành kỹ sư. Những nhân vật tiêu biểu từng tốt nghiệp ngành kinh tế là Steve Ballmer (tài sản ròng 20.8 tỉ USD), Jorge Paulo Lamann (tài sản ròng 22.8 tỉ USD), Tadashi Yanai (tài sản ròng 16.4 tỉ USD) và Laurene Powell Jobs (tài sản ròng16 tỉ USD).
Chúng ta cần phân biệt giữa ngành kinh tế và kinh doanh. Ngành kinh tế (economics) chuyên về nghiên cứu các định luật kinh tế; xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh danh; thống kê, xử lý dữ liệu; phân tích, tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phức tạp như khủng hoảng, lạm phát, thuế, lợi nhuận, lao động, lẫn thời tiết… Kinh doanh (bussiness) thì thiên về học cách thức mua bán, sản xuất hàng hóa cũng như tổ chức doanh nghiệp, kế toán; học về những nguyên lý và kỹ năng kinh doanh để ứng dụng ngay vào thực tế nơi làm việc. Ngành kinh tế là mảnh đất vun bồi nên các giải Nobel Kinh Tế còn ngành kinh doanh là miền đất vun bồi nên các cự phú đứng đầu của Forbes.
>Top 20 trường kinh doanh tốt nhất nước Mỹ 2017
3.Kinh tế và tài chính: 11 tỉ phú
Những tên tuổi danh tiếng như Warren Buffett (tài sản ròng 66 tỉ USD), Aliko Dangote (tài sản ròng 26.6 tỉ USD), Prince Alwaleed Bin Talal Alsaud (tài sản ròng 21.1 tỉ USD) và Susanne Klatten (tài sản ròng 18.4 tỉ USD) đều tốt nghiệp ngành kinh tế, tài chính. Những người thành công lớn trong ngành này học chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, thương mại và có tài năng kinh doanh thiên bẩm. Như hoàng tử Ả Rập Bin Talal Alsaud trở thành tỉ phú thế giới thì không có gì để nói, nhưng Warren Buffett trở thành tỉ phú từ con số không thì thật đáng ngưỡng mộ.
Điểm đến lý tưởng cho các ngành kinh doanh, kinh tế, tài chính là Mỹ, Úc, Anh, Singapore, Ý, Nhật, Hong Kong.
>>Top 10 thành phố là thủ đô tài chính của thế giới
4.Toán, lịch sử, triết học, chính trị: 12 tỉ phú
Những tỉ phú khác học các chuyên ngành khác. Nhưng một nhóm các tỉ phú học 1 trong 4 ngành chính sau đây:
Toán: 3 tỉ phú. Steve Ballmer (20.8 tỉ USD), Sergey Brin (31.1 tỉ USD) và James Simons (12.5 tỉ USD). Song, 2 trong số này sở hữu văn bằng đôi. Ballmer còn học ngành kinh tế ở Harvard. Brin học khoa học máy tính của Đại học Maryland.
Lịch sử: 3 tỉ phú lớn của thế giới cùng tốt nghiệp ngành lịch sử là David Thomson (24.1 tỉ USD), Abigail Johnson (18 tỉ USD) và Alejandro Santo Domingo Davila (13.4 tỉ USD). Thú vị là cả 3 tỉ phú này chỉ học duy nhất ngành lịch sử và sau đó đều có thể làm giàu.
Triết học:3 tỉ phú lớn của Forbes tốt nghiệp ngành triết học là Rupert Murdoch (14.5 tỉ USD), Carl Icahn (23.9 tỉ USD) và George Soros (23 tỉ USD). Riêng Murdoch học đến 3 ngành tất cả, thêm ngành chính trị và kinh tế của ĐH Oxford.
Chính trị/Khoa học chính trị: 3 tỉ phú thế giới tốt nghiệp ngành học liên quan đến chính trị là Ananda Krishnan (11.8 tỉ USD), Tadashi Yanai (16.4 tỉ USD) và Rupert Murdoch (14.5 tỉ USD). Tuy nhiên, Yanai vừa học chính trị vừa học kinh tế ở Đại học Waseda. Murdoch thì như vừa đề cập ở đoạn trên.
>>Top những điểm đến du học cho 13 ngành hot nhất hiện nay
5.Luật: 2 tỉ phú
Ngành luật đào tạo ra 2 đại tỉ phú lớn của Forbes: Alisher Usmanov (19.5 tỉ USD) và Charlene de Carvalho-Heineken (11.6 tỉ USD).
Có một thực tế là bản thân những tỉ phú này đã có thiên tư hơn người từ trước khi bước chân vào ngành học. Nhiều người học chính chuyên ngành đó, nhưng khi ra trường sự nghiệp của họ không phải là ngành học. Ví dụ, tỉ phú lớn thứ 2 thế giới Carlos Slim học ngành kỹ sư, nhưng ông làm kinh doanh chứ không phải kỹ sư. Tương tự, Alisher Usmanov - tỉ phú lớn nhất của nước Nga học ngành luật nhưng cũng là đại doanh nhân chứ không phải giàu có từ nghề luật sư. Song, nền tảng kiến thức, tư duy của ngành học cộng với yêu cầu vốn có để tồn tại trong ngành khi mới ra trường sẽ góp phần vun bồi cho doanh tài của họ. Ngành kỹ sư đòi hỏi phải có đầu óc tính toán nhanh nhạy, chính xác từng con số. Ngành luật cho bạn hiểu biết rộng về pháp lý và cơ sở lý luận chặt chẽ, bản lĩnh vững vàng để đàm phán trong thương mại…
>>Du học Canada ngành kỹ sư
>>Du học Mỹ ngành luật
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cac-ty-phu-hoc-nganh-gi-a49760.html