Mâm cúng tất niên gồm những gì? cập nhật mới nhất

Bạn đang chuẩn bị làm mâm cúng tiệc tất niên, bạn đang không biết mâm cúng tiệc tất niên gồm những món gì. Hôm nay Naifood sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn tổng hợp các món ăn cần có trong mâm cúng tiệc tất niên và ý nghĩa của mâm cơm cúng tất niên là gì. Hãy cùng Naifood tìm hiểu chi tiết bài viết này nha.

Nếu cuối năm bạn không có thời gian để chuẩn bị mâm cúng và các món ngon tất niên tại nhà hay tại công ty thì hãy liên hệ ngay cho dịch vụ tổ chức đặt tiệc tất niên Naifood nha. Naifood là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức tiệc tất niên trọn gói từ A đến Z tại tphcm và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An…

Thông tin liên hệ Naifood.

  • Website: https://naifood.com
  • Hotline: 0784.060.668
Mâm cúng tất niên gồm những gì
Mâm cúng tất niên gồm những gì

Ý nghĩa mâm cúng tất niên cuối năm

Mâm cúng tất niên cuối năm là một phần không thể thiếu trong nghi lễ tôn giáo và tập quán của người Việt. Đây không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn đối với tổ tiên, mà còn là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhớ về những người đã khuất và chia sẻ những phút giây thiêng liêng.

Mâm cúng tất niên mang trên mình sự sum vầy, tri ân và hi vọng. Thông qua việc cúng, mọi người bày tỏ sự biết ơn đối với thiên nhiên, với vũ trụ và đặc biệt là với tổ tiên đã truyền đạt lại truyền thống này. Đồng thời, mâm cúng cũng thể hiện nguyện vọng mong một năm mới tràn đầy may mắn, sức khỏe và bình an.

Ý nghĩa mâm cúng tất niên cuối năm
Ý nghĩa mâm cúng tất niên cuối năm

Không chỉ là việc dâng hương, mâm cúng tất niên còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và thế giới tâm linh. Đối với nhiều gia đình, mâm cúng cuối năm còn là dịp để tự tư duy, rút kinh nghiệm từ những sóng gió của năm cũ và đặt ra những mục tiêu, ước mơ cho năm mới.

Chúng ta nên tận dụng khoảnh khắc này để thực sự hiểu và đón nhận ý nghĩa sâu xa của mâm cúng, khẳng định bản sắc văn hóa và tình cảm gia đình..

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Mâm cúng tất niên gồm những gì? là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi liên hệ tới Naifood để đặt mâm cúng vào dịp cuối năm. Nhầm giải đáp các thắc mắc của bạn và khách hàng của Naifood, Naifood sẽ liệt kê ra cho các bạn các món ăn cần có trong mâm cúng tiệc tất niên. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy xem chi tiết dưới đây.

1. Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm cúng tất niên cuối năm. Đây cũng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên. Với các nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong đã làm nên một món bánh chưng cúng tết thơm ngon, đậm đà nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Bánh chưng
Bánh chưng

2. Thịt gà

Thịt gà luộc cũng là một trong các món ăn không thể thiếu trong mâm cúng tiệc tất niên vào các ngày giáp tết. Món gà luộc có màu vàng ươm tượng trưng cho cuộc sống ấm no, thịnh vượng và việc khởi đầu năm mới bằng con gà luộc vàng óng sẽ mang lại niềm may mắn và sung túc cho gia đình hơn. Không chỉ ngày tết mà đây còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ cưới, cúng giỗ,…

Thịt gà
Thịt gà

3. Canh giò heo măng khô

Mỗi dịp tết đến xuân về thì chúng ta không thể bỏ qua món canh giò heo măng khô. Với sự kết hợp của nguyên liệu măng có độ mềm vừa tới cùng với móng giò mềm béo ngậy đã tạo nên một món canh giò heo măng khô thơm ngon hấp dẫn. Đây cũng là một món ăn rất được ưa chuộng vào các dịp lễ tất niên, tết cổ truyền,…

Canh giò heo măng khô
Canh giò heo măng khô

4. Miến xào lòng gà

Món tiếp theo góp mặt trong thực đơn mâm cơm cúng tất niên là món miến xào lòng gà. miến xào lòng gà là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Đây là một trong các món ăn dể chế biến và dể ăn, bên cạnh các món giàu chất đạm như thịt gà, thịt lợn. Thật là một sự thiếu sót nếu như mâm cỗ cúng tất niên thiết đi món ăn thơm ngon hấp dẫn này.

Miến xào lòng gà
Miến xào lòng gà

5. Xôi đậu xanh

Xôi đậu xanh là món ăn quen thuộc trong các mâm cỗ cúng tất niên ngày tết, mâm cúng giỗ,… Vị dẻo của gạo nếp cùng với vị bùi bùi của đỗ xanh đã tạo nên một món ăn mang đậm đà bản sắc văn hóa người Việt Nam. Nhìn thấy xôi đỗ xanh hiển nhiên là nhìn thấy tết đến xuân về.

Xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh

6. Cơm trắng

Không thể thiếu trên các mâm cơm cúng tết đó là cơm trắng. Đối với người dân Việt Nam, cơm trắng chính là tinh túy mà đất trời ban tặng cho con người. Chính vì vậy, đây món không thể thiếu trong mâm cỗ để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

Cơm trắng
Cơm trắng

7. Thịt heo luộc

Giải đáp cho câu hỏi mâm cúng tất niên gồm những gì? thì câu trả lời là món thịt heo luộc. Món này sau khi cúng xong thì các bạn có thể đem chấm với nước mắm chua ngọt để thưởng thức. Một món ăn tuy có cách chế biến đơn giản nhưng lại chưa bao giờ vắng bóng tại các mâm cỗ ngày tết.

Thịt heo luộc
Thịt heo luộc

8. Canh khổ qua nhồi thịt

Sở dĩ người ta làm món canh khổ qua nhồi thịt để cúng tất niên là bởi rất nhiều lý do. Nhiều người cho rằng có bát canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ khiến cho lòng trở nên an yên như thể mỏi cơ cực khổ nhọc rồi cũng sẽ qua như cái tên của món ăn vậy. Hơn nữa, đây là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, có thể chữa khỏi được nhiều loại bệnh.

Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt

9. Chả thủ đông ( thịt đông)

Khi nói đến các món ăn để làm mâm cúng tất niên thì không thể bỏ qua món thịt đông. Đây là món ăn khá độc đáo bởi vì thay vì thưởng thức khi ấm nóng thì chúng ta lại ăn khi đã nguội lạnh, thường ăn nhất là vào dịp đông sang, tết đến. Thịt đông cũng là món ăn đặc trưng của người miền Bắc.

Chả thủ đông ( thịt đông)
Chả thủ đông ( thịt đông)

10. Trái cây

Để cúng tết hay cúng Tất niên thì chắc không thể thiếu mâm ngũ quả rồi. Người ta thường chuẩn bị một mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây để bày biện trên bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây với màu sắc khác nhau thể hiện mong muốn của gia chủ cũng như ước nguyện năm mới hạnh phúc, bình an.

Trái cây
Trái cây

Cách bày mâm cúng tất niên

Như đã nói ở trên thì lễ cúng tất niên vốn là một nghi thức quan trọng trong dịp cuối năm của Người Việt Nam. Việc chuẩn bị và bày trí mâm cúng Tất niên cũng không cần phải quá cầu kỳ mà miễn sao có thể thể hiện được lòng thành kính và sự biết ơn đối với trời, đất, thần linh,…

Nói về cách bày mâm cúng tất niên thì người ta thường chia làm hai mâm cỗ đó là mâm cúng gia tiên trên bàn thờ và mâm cúng trời đất ở trước sân nhà. Mỗi mâm cỗ cũng sẽ được chuẩn bị theo các cách khác nhau tùy vào mỗi gia đình

Tuy việc bày mâm cúng tất niên ở mỗi gia đình khác nhau nhưng luôn phải đặt yếu tố trang nghiêm lên hàng đầu. Lưu ý là lễ vật cúng tất niên cơ bản phải có đầy đủ hương và đèn vì những lý do sau:

Bên cạnh đó, tùy vào tín ngưỡng tâm linh của mỗi vùng miền và mỗi gia đình sẽ có thể có thêm những lễ vật phụ khác như mâm ngũ quả, giấy tiền, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng và mâm cỗ. Và dịp lễ tất niên cúng chay hay mặn cũng không quan trọng mà quan trọng vẫn là lòng thành tâm bạn nhé!

Cách bày mâm cúng tất niên
Cách bày mâm cúng tất niên

So sánh mâm cúng tất niên 3 vùng bắc trung nam

Như đã nói ở trên thì mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm cúng tất niên khác nhau phù hợp với nét văn hóa của vùng đó. Vậy những khác biệt đó là gì thì chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết mâm cúng tất niên của ba miền Bắc, Trung và Nam dưới đây nhé.

1. Mâm cơm cúng tất niên miền bắc

Đối với người miền Bắc thì họ thường làm mâm cúng tất niên gồm có nải cuối xanh, quả cam, quả bưởi, hồng và quất. Bên cạnh đó, mâm cỗ mặn của người Bắc cũng được bài trí một cách bài bản và cầu kỳ và ở trên mâm sẽ có 4 bát, 4 đĩa. Đối với những mâm cỗ lớn thì họ sẽ bày trí mâm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa,…. Một số gia đình thì sẽ xếp cỗ cao từ 2 đến 3 tầng.

Mâm cỗ tất niên của người miền Bắc sẽ không thể thiếu những món ăn như miến nấu lòng gà, móng giò hầm măng lưỡi lợn, mọc, bóng nấu thập cẩm. Các món bày trí trên đĩa sẽ thường là xôi hoặc bánh chưng, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối.

Mâm cơm cúng Tất niên miền Bắc
Mâm cơm cúng Tất niên miền Bắc

2. Mâm cơm cúng tất niên miền Trung

Người miền Bắc chuẩn bị mâm cỗ cúng cơm tất niên cầu kỳ là vậy nhưng sang người miền Trung thì đã đơn giản hơn rất nhiều. Thực đơn cúng Tất niên của người dân ở đây không thể thiếu các món ăn như: Bánh chưng, bánh tét, giò lụa huế, dưa món, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt lợn luộc, giá chua, cá chiên hoặc ram,…

Mâm cơm cúng Tất niên miền Trung
Mâm cơm cúng Tất niên miền Trung

3. Mâm cơm cúng tất niên miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam không thể thiếu món bánh tét cùng với các món ăn như củ cải ngâm nước mắm, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa dưa giá, củ kiệu, đĩa chả giò, can măng,….

Mâm cơm cúng Tất niên miền Nam
Mâm cơm cúng Tất niên miền Nam

Tất niên nên cúng chay hay mặn

Thực chất, tất niên cúng chay hay cúng mặn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa và tín ngưỡng của mỗi gia đình và vùng miền. Với những người theo Đạo Phật thì họ sẽ cúng tất niên bằng các món chay. Đối với những người bình thường thì họ có thể cúng chay hoặc làm mâm cơm cúng đầy đủ các món mặn, ngọt, xào, chiên.

Tuy nhiên, dù cúng chay hay cúng mặn, cầu kỳ hay đơn giản thì tâm vẫn phải thành kính, luôn biết ơn tổ tiên. Do đó, khi lên thực đơn các món để cúng lễ tất niên thì bạn cần lưu ý những điều trên.

Trên đầy là tất cả thông tìn về ý nghĩa của mâm cúng tất niên, các món ăn cần có trong mâm cúng tiệc tất niên và sự khác nhau của mâm cúng tất niên 3 miền Bắc - Trung - nam. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích, để bạn chuẩn bị một mâm cúng tất niên thật chỉn chu và ý nghĩa nhất cho gia đình của bạn.

Xem thêm:

Gợi ý các trò chơi trong tiệc tất niên bạn cần phải biết.

Gợi ý các món chay cúng tất niên ngon bạn nên xem qua.

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/mam-cung-tat-nien-don-gian-a51592.html