Nổi mụn trong miệng là tình trạng rất phổ biến, với hình thức đa dạng như mụn nước, mụn thịt, mụn trắng, mụn đỏ… Người bệnh có thể nổi mụn trong miệng không đau hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhưng mụn trong miệng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng.
Vậy mọc mụn trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây để có được những phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
Bị nổi mụn nước trong miệng có thể xem là triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng miệng do virus herpes simplex (mụn rộp) gây ra. Đầu tiên, bệnh nhân bị nổi mụn trong miệng, thường ở trên môi, lưỡi, vòm miệng hoặc nướu răng.
Mụn này chứa đầy dịch mang virus herpes, sẽ vỡ ra sau 1-2 ngày. Sau đó, vết loét đóng vảy. Tình trạng này thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Sau khi kết thúc một đợt cấp tính, virus vẫn nằm trong cơ thể và có thể bùng phát nhiều đợt nữa. Vẫn không rõ vì sao virus hoạt động trở lại, nhưng có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh dễ bùng phát hơn, chẳng hạn như căng thẳng tinh thần, sốt, tới kỳ kinh nguyệt, phẫu thuật, chấn thương,…
Virus herpes có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp như hôn, chạm vào da, hoặc dùng chung vật dụng cá nhân. Quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn cũng là một tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng HSV.
Việc điều trị thường là dùng thuốc tẩy tại chỗ như lidocain, dyclonine, benzocain; nặng thì dùng kháng virus herpes, chẳng hạn như acyclovir, famciclovir hoặc valacyclovir. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp với kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn, thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Mụn rộp có thể lây lan, vì vậy để bảo vệ bản thân không bị nhiễm bệnh và tránh lây nhiễm cho người khác, bạn nên:
Nổi mụn trong miệng cũng có thể là do bị bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh khá phổ biến, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 3 đến tháng 9 và từ tháng 9 đến tháng 11.
Bệnh có thể dễ dàng nhận biết nhờ vào các bóng nước nhỏ trong miệng và có thể vỡ ra, gây nên những vết loét trong miệng khiến người bệnh bị đau và khó ăn uống. Ngoài ra, mụn nước còn xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay và bàn chân, ấn không đau.
Hầu hết trường hợp trẻ em bị tay chân miệng đều sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh là do enterovirus 71 gây nên thì trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não, thậm chí tử vong nhưng khá hiếm gặp.
Vì vậy, cha mẹ khi thấy con nổi mụn nước trong miệng và tay chân, cần đưa bé đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Mụn thịt mọc trong miệng khá đa dạng về kích thước, màu sắc và hình dạng. Dạng nổi mụn trong miệng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nhiệt miệng (loét miệng) phát triển bên trong khoang miệng và gây nên tình trạng trong miệng nổi mụn trắng hoặc vàng có viền đỏ xung quanh. Việc nổi mụn trắng trong miệng do nguyên nhân này sẽ gây đau đớn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
Hầu hết các vết loét có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, người bệnh nên nhanh chóng đi kiểm tra bác sĩ nếu thấy vết loét ngày càng lớn, gây đau bất thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngăn ngừa loét miệng bằng một số biện pháp như sau:
Nổi mụn trong miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng hạt. Bệnh nhân nổi mụn đỏ hoặc nổi mụn trắng trong khoang miệng, phía gần hầu họng, gây ngứa ngáy khó chịu và phải ho, khạc nhổ thường xuyên.
U sợi kích thích gây nổi mụn trắng trong miệng không đau, mụn thường có màu trắng ngà, hơi cứng. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen cắn nhiều lần vào một vị trí và gây chấn thương tại điểm này.
U sợi kích thích thường lành tính nên bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên, một số trường hợp ảnh hưởng tới nướu răng nên vẫn khuyên bạn thăm khám sớm.
Dù rất hiếm gặp nhưng nổi mụn trong miệng cũng có thể là dấu hiệu ung thư miệng. Hãy thận trọng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng gợi ý về ung thư miệng sau đây:
Nếu có những triệu chứng này mà trong gia đình có người bị ung thư; thường xuyên hút thuốc và uống rượu thì càng phải thận trọng, đi khám càng sớm càng tốt.
Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, một vài nguyên nhân ít gặp khác cũng có thể gây ra tình trạng này nhưng thường là lành tính như lồi xương, mọc răng ngầm, u tuyến nước bọt…
Đôi lúc, người bệnh bị nổi mụn trong miệng không đau, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu bạn nhận thấy miệng bị nổi mụn, hãy theo dõi, thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng trở nặng hoặc nghi ngờ do những bệnh kể trên gây ra! Ngoài ra, đừng quên giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ bằng cách đánh răng đều đặn và dùng chỉ nha khoa thường xuyên nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/noi-not-trang-trong-khoang-mieng-a52381.html