Ung thư da là sự phát triển bất thường, không kiểm soát của lớp tế bào biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể. Việc chẩn đoán, điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm có tiên lượng sống còn sau 5 năm hơn 90%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 2-3 triệu ca ung thư da nhưng không phải u hắc tố ác tính và 132.000 ca u hắc tố ác tính. WHO cũng cảnh báo, khi nồng độ ozone cạn kiệt, bầu khí quyển ngày càng mất đi chức năng lọc và bảo vệ, bức xạ tia cực tím từ mặt trời đến bề mặt Trái đất ngày càng nhiều, bệnh ung thư da sẽ càng tăng mạnh hơn. Các nhà nghiên cứu ước tính, khi nồng độ ozone giảm 10% sẽ có thêm khoảng 300.000 trường hợp ung thư da không hắc tố và 4.500 trường hợp ung thư da hắc tố. (1)
Ung thư da là tình trạng các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát. Đây là căn bệnh phổ biến và có xu hướng thường xuyên hơn ở những người da trắng. Người da đen và da màu có tỷ lệ mắc phải ít hơn.
Tỷ lệ mắc ung thư da ác tính có liên quan chủ yếu đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có tiền sử bị cháy nắng. Đây là các yếu tố, nguy cơ có thể thay đổi, điều quan trọng là mỗi cá nhân nên sớm nhận thức việc phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm: 5 giai đoạn ung thư da: Cách đánh giá và chẩn đoán chi tiết.
Có nhiều lớp da nhưng lớp biểu bì (lớp trên hoặc lớp ngoài) và lớp hạ bì (lớp dưới hoặc lớp trong) là hai lớp chính. Lớp biểu bì được tạo thành từ 3 loại tế bào. (2)
BS.CKII Ngô Trường Sơn - Phó trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, ung thư da bắt đầu tại lớp da nào thì sẽ được đặt theo tên của lớp da đó. Có hai loại ung thư da: ung thư da không hắc tố và ung thư da hắc tố.
Ung thư da không hắc tố là loại ung thư da không phải u hắc tố ác tính. Ung thư da không hắc tố gồm ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy. (3)
Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy là hai loại ung thư da phổ biến nhất, xuất phát lần lượt ở lớp đáy và lớp vảy của da.
Loại ung thư này này hiếm khi gây tử vong nhưng điều trị bằng phẫu thuật thường gây đau và biến dạng bề mặt da.
Ung thư da không hắc tố thường xảy ra nhất trên các bộ phận của cơ thể hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như tai, mặt, cổ và cánh tay. Điều này cho thấy rằng việc tiếp xúc với bức xạ UV trong thời gian dài, lặp đi lặp lại là một yếu tố nguyên nhân chính.
Ở một số quốc gia, có thể thấy mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ mắc ung thư da không phải u hắc tố ác tính ngày càng tăng, tức là mức độ bức xạ tia cực tím cao hơn.
Đây là loại ung thư da bắt đầu từ các tế bào hắc tố. Trong tất cả các loại ung thư da, ung thư hắc tố gây ra nhiều ca tử vong nhất vì có xu hướng lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả các cơ quan quan trọng. (4)
Việc chẩn đoán loại ung thư này có nhiều khả năng chính xác hơn so với ung thư da không hắc tố.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc khối u ác tính tương quan với các đặc điểm di truyền và cá nhân cũng như hành vi tiếp xúc với tia cực tím.
Khi xuất hiện bất kỳ đốm mới hoặc thay đổi nào trên da tồn tại trong hai tuần trở lên, mọi người không nên chủ quan. Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, ung thư da thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm, mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Các triệu chứng ung thư da có thể bao gồm: (5)
Ngoài ra, các triệu chứng ung thư da có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư da và vị trí trên da. Dưới đây là những mô tả chung về các triệu chứng khác nhau liên quan đến các loại ung thư da cụ thể.
Tham khảo: Các vị trí ung thư da hiếm gặp
Ung thư da thường xuất hiện trên mặt, cổ, cánh tay, chân, tai và bàn tay. Đây là những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở các khu vực khác.
Các dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy có thể bao gồm:
Loại ung thư da này cũng có xu hướng phát triển ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trong một số trường hợp, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể ảnh hưởng đến những khu vực không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có tông màu da tối hơn.
Các dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào vảy có thể bao gồm:
U hắc tố ác tính có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể và có thể phát triển từ nốt ruồi. Ở những người có tông màu da sẫm màu hơn, u hắc tố ác tính có xu hướng xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Dấu hiệu của u hắc tố ác tính thường bao gồm:
Xem thêm: Hình ảnh ung thư da dễ nhận biết, đừng chủ quan với các dấu hiệu.
Theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, nguyên nhân lớn nhất gây ung thư da là bức xạ từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, ung thư da còn có thể do các yếu tố nguy cơ sau đây: (6)
Xem thêm: Ung thư da có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Để chẩn đoán ung thư da, các phương pháp thông thường nhất là thăm khám sức khỏe tổng thể, hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình. Sau đó, bác sĩ có thể đánh giá các tổn thương bằng soi da, sinh thiết và đánh giá mô bệnh học.
Sinh thiết là lấy một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Tổn thương da nghi ngờ được loại bỏ, thường là sau khi gây tê cục bộ được sử dụng để làm tê khu vực. Bác sĩ cũng thường loại bỏ một vùng mô khỏe mạnh xung quanh tổn thương.
Mẫu được lấy ra trong quá trình sinh thiết sau đó được phân tích để xác định xem đó có phải là ung thư da hay không. Sau đó, các bác sĩ sẽ đánh giá các tế bào, mô và cơ quan để chẩn đoán bệnh.
BS.CKII Ngô Trường Sơn cho biết, các phương pháp điều trị ung thư da có thể bao gồm:
Là việc loại bỏ vùng da ung thư và có thể hóa hoặc xạ trị sau đó để ngăn các tế bào ung thư phát triển. Có nhiều phương pháp phẫu thuật chẳng hạn như phẫu thuật lạnh bằng nitơ lỏng, phẫu thuật cắt bỏ da, phẫu thuật Mohs, nạo và điện cực.
Các hóa chất ngăn tế bào ung thư phát triển có thể được sử dụng qua đường uống, thoa tại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, thay đổi nội tiết tố…
Ánh sáng laser kết hợp với các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng cao để chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh được huấn luyện để chống lại các tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch của người bệnh được kích thích bằng một loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Đến nay chưa có khuyến nghị chính thức nào về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư da. Tuy nhiên theo BS.CKII Ngô Trường Sơn, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng da để giảm sự kích thích khi da đang suy yếu. Tùy cơ địa mỗi người, các thực phẩm gây dị ứng có thể khác nhau, ví dụ có người bị dị ứng hải sản, các loại hạt, sữa bò, một số khác lại bị dị ứng với một số loại rau, quả.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, uống rượu bia, hút thuốc lá, uống nước ngọt… vì chúng không tốt cho sức khỏe nói chung.
Nếu ung thư da ảnh hưởng tới vùng miệng, họng, các thực phẩm, đồ ăn mềm như cháo, súp, bún, phở… có thể có lợi.
BS.CKII Ngô Trường Sơn khuyến nghị, để giảm nguy cơ mắc phải ung thư da, cách tốt nhất là cần tránh để da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và các nguồn bức xạ UV khác, như: (7)
Xem thêm: 6 cách phòng chống ung thư da hiệu quả bạn nhất định phải xem.
Nếu điều trị ngay tại thời điểm phát hiện, ung thư da không hắc tố hiếm khi gây tử vong. Đối với u hắc tố ác tính giai đoạn sớm, BS.CKII Ngô Trường Sơn cho biết, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 90% nếu được điều trị và kiểm soát tốt. Tiên lượng sống kém hơn nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn di căn.
Xem thêm: Ung thư da sống được bao lâu? Tiên lượng từng giai đoạn bệnh.
Để liên hệ tư vấn và đặt lịch khám, tầm soát ung thư da tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
Ung thư da có thể lành tính hoặc ác tính nhưng cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa tiến trình hóa ung thư ác tính hoặc nguy cơ di căn dẫn đến tử vong. BS.CKII Ngô Trường Sơn khuyên, người bệnh nên đến ngay bệnh viện nếu trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài quá vài tuần không biến mất; nốt ruồi phát triển lớn hơn, đặc biệt có sự xuất hiện của các mạch máu quanh nốt ruồi… để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-nhan-biet-ung-thu-a52994.html