Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi đang ngày càng phổ biến. Vậy nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ là gì? Làm sao hạn chế hay ngăn ngừa căn bệnh này xảy ra?
Rối loạn tiền đình ở người trẻ là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 và các đường kết nối của nó hoặc động mạch nuôi dưỡng não, làm gián đoạn quá trình dẫn truyền và xử lý thông tin của hệ thống tiền đình ở người trẻ tuổi. Kết quả là cơ thể người bệnh trở nên mất cân bằng, gây ra các triệu chứng như loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,…
Tiền đình là một phần của hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai (hai bên), đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng cho cơ thể, giúp điều khiển tư thế, điệu bộ, kết hợp với các bộ phận như thân, đầu, tay, chân, mắt,… khi cử động. Còn dây thần kinh số 8 bắt đầu từ cầu não, vào xương đá và đi qua lỗ ống tai trong. Đây là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi do sự suy giảm chức năng của các cơ quan tiếp nhận thông tin và cảm giác. Các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh thường sẽ nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, do một số yếu tố như lối sống, chế độ sinh hoạt, công việc và môi trường mà tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Để nhận biết rối loạn tiền đình ở người trẻ, hãy chú ý đến các triệu chứng nghi ngờ sau đây và thăm khám sớm: (1)
Nếu phát hiện bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu này, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày khiến cho người trẻ thường xuyên đối diện với stress. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sản sinh quá mức hormone cortisol trong cơ thể. Khi hormone này tích tụ quá nhiều sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và gây rối loạn tiền đình.
♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦
Rối loạn tiền đình cũng có thể liên quan đến vấn đề mất ngủ diễn ra trong thời gian dài. Tình trạng này ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8, gây ra sự sai lệch trong quá trình dẫn truyền thông tin.
Thói quen ít vận động hoặc do tính chất công việc phải ngồi nhiều giờ trước máy tính và trong môi trường phòng lạnh kín có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ.
Huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc các bệnh lý tim mạch,… là những nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình. Khi hoạt động lưu thông máu đến não kém, chức năng của hệ thống tiền đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Những người bị mất máu nhiều, rối loạn chuyển hóa (suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết,…) cũng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi cũng có thể do hậu quả của các bệnh lý thần kinh như viêm dây thần kinh do virus, viêm tiền đình, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, migraine, nhiễm trùng não, nhồi máu não, xuất huyết não, chấn thương, u não, u dây thần kinh, thiếu máu não, áp xe não, máu tụ ngoài màng cứng ở hố sau,…
Các bệnh lý về tai như viêm mê nhĩ, bệnh Meniere (gây rối loạn thính lực), thạch nhĩ (sỏi tai) lạc chỗ, viêm tai giữa, rò ngoại dịch, dị vật ống tai ngoài,… cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ.
Trước đây, việc chẩn đoán rối loạn tiền đình thường dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ. Những biểu hiện nhỏ dễ bị bỏ qua, gây khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của bệnh hoặc không đủ cơ sở để đưa ra chẩn đoán. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn như Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã áp dụng nhiều phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, chẳng hạn như:
Những công cụ này không chỉ giúp nâng cao tính chính xác của chẩn đoán, mà còn tăng hiệu quả điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, bao gồm tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ.
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình người trẻ cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, cách điều trị rối loạn tiền đình sẽ được điều chỉnh phù hợp. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu nhằm cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình.
Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế, ngăn ngừa và phòng tránh tái phát triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi:
Rối loạn tiền đình ở người trẻ không phải là một bệnh cấp tính nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Tai Mũi Họng để có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-chua-tri-benh-roi-loan-tien-dinh-a53626.html