CÂY PHÁT LỘC- CÓ NÊN TRỒNG TRONG NHÀ HAY KHÔNG?

CÂY PHÁT LỘC- CÓ NÊN TRỒNG TRONG NHÀ HAY KHÔNG?

Cây phát lộc là cây phong thủy mang đến may mắn và tài lộc. Phát lộc là biểu trưng cho luồng khí, dòng chảy sức mạnh và năng lượng tươi mới, khởi đầu tốt đẹp cho mọi người. Cây phát lộc là loại cây để bàn được trồng nhiều tại nước ta. Tuy nhiên không ít người vẫn chưa hiểu rõ về loài cây này. Cùng Công Ty Khuôn Chậu Cảnh Công CNC tham khảo bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu được cây phát lộc là cây gì cũng như trồng cây phát lộc trong nhà có tốt không.

Cây phát lộc ở một số địa phương có những tên gọi khác nhau như cây phất lộc, cây lộc phát, cây phát tài phát lộc hay cây trúc phát lộc,…. Cây có tên khoa học là Dracaena Sanderiana và thuộc họ vạn niên thanh. Cây có xuất xứ từ các vùng ôn đới và được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Sau khi du nhập và Việt Nam, cây phát lộc đã nhanh chóng trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng.

Thân: Cây phát lộc là cây có dạng thân xốp hình trụ nhỏ, thân cây thẳng có màu xanh, ở thân có nhiều đốt như đốt tre. Thân cây dẻo dai, cây dễ uốn nắn thành các hình dáng khác nhau như hình tháp, hình thuyền, hình tim…..vv

Lá: Lá cây có màu xanh, kích thước không quá lớn, lá có hình bầu dài, có chiều dài khoảng từ 3cm đến 6cm, bề rộng lá 3cm đến 5cm. Mép lá nguyên, đầu lá hơi nhọn Phía mặt trên lá mượt bóng, phía dưới không bóng. Các lá của cây mọc ở các mắt đốt của cây.

Rễ: Rễ của cây phát tài phát lộc thuộc dạng rễ chùm.

Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Cây ưa bóng và sống được cả môi trường bên ngoài.

Cây phát phát lộc sống được cả 2 môi trường đất và thủy sinh.

Cây ít sâu bệnh hại, dễ trồng, dễ chăm sóc và cây rất dễ sống. Phù hợp với nhiều loại vị trí trồng và chậu trồng khác nhau.

Cách trồng cây phát lộc trong đất

Cách trồng cây Phát lộc không hề khó, nếu bạn chưa có cây giống thì có thể mua một chậu nhỏ ở các đại lý cây cảnh, giá cũng không cao lắm. Còn nếu đã có cây lớn, bạn có thể dễ dàng nhân giống bằng cách giâm cành.

Đầu tiên, bạn chọn một cành đã mọc dài, dùng dao sắc loại bỏ các lá ở sát gốc, sau đó cắt cành ở vị trí gần sát gốc cành. Ngâm cành trong nước có pha dung dịch kích rễ, khi cành bắt đầu ra rễ thì lấy ra đem trồng vào đất hoặc bình thủy sinh, cành sẽ phát triển thành cây mới.

Đất để trồng cây phát lộc không cần quá màu mỡ, chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Bạn nên trộn ít cát, sỏi nhỏ, than bùn, xơ dừa và phân hữu cơ để đất đạt đổ chuẩn tốt nhất.

Nếu trồng trong chậu thì cần chọn chậu có kích thước lớn hơn chu vi cây khoảng 5cm, chậu phải có lỗ thoát nước đầy đủ. Sau khi trồng cành cây xuống đất, bạn nén nhẹ rồi tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho đất.

Tưới nước: đừng tưới quá nhiều bởi cây phát lộc không sống được khi rễ bị úng. Tốt nhất là chỉ tưới khi bạn nhận thấy đất khô. Thường thì khoảng 1 lần mỗi tuần, nếu thời tiết nắng nóng thì 2 lần mỗi tuần. Thi thoảng, thay vì tưới nước, bạn có thể dùng bình xịt nước lên lá cây để cấp ẩm là đủ.

Dinh dưỡng: phát lộc cũng không cần quá nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng. Bạn chỉ cần bón phân cho cây mỗi 2 tháng 1 lần. Khi bón bạn nên sử dụng phân hữu cơ, không sử dụng phân bón tổng hợp nhé.

Ánh sáng: phát lộc là loại cây ưa mát, bạn nên đặt cây ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng gián tiếp. Tránh đặt cây ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thay vào đó, mỗi tuần bạn mang cây ra nắng sớm khoảng 1 - 2 tiếng để cây quang hợp là đủ.

Nhiệt độ: là loài cây ưa ấm ấp, nhiệt độ phù hợp nhất để cây phát lộc phát triển là từ 18 - 32 độ C. Nếu trồng cây trong văn phòng, bạn không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu.

Tạo dáng: với lợi thế là thân cây mềm dẻo, bạn có thể dễ dàng uốn nắn cây phát lộc theo các hình dáng mong muốn. Để việc tạo dáng dễ dàng, bạn cần uốn khi cành đang còn non, dùng dây thép quấn quanh cành và uốn theo ý muốn, khi cây cứng cáp thì có thể tháo thép ra.

Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên cắt tỉa để cây được gọn gàng. Cùng với đó là chú ý quan sát để loại bỏ cành lá khô. Nếu phát hiện sâu bệnh cần mua thuốc về phun để loại bỏ. Thấy lá cây héo úa, ngả vàng thì cần bổ sung dưỡng chất cho cây vì có thể cây đang thiếu dinh dưỡng.

Cách trồng cây phát lộc trong nước

Với lợi thế bỗ rễ xum xuê và trắng đẹp, nhiều người chọn cách trồng cây phát lộc thủy sinh. Cách trồng cũng đơn giản hơn khi bạn không phải chuẩn bị đất.

Đầu tiên, bạn chuẩn bị chậu thủy tinh, đổ nước vào đủ cao để ngập bộ rễ của cây, tốt nhất là từ 3 - 8cm. Pha thêm ít phân bón dạng dung dịch tan trong nước và dung dịch kích rễ.

Cho cây vào chậu, dùng ít sỏi rải phía đáy chậu và chèn lên để cố định vị trí cây. Nếu trồng nhiều cây thì nên dùng dây để cố định các cây với nhau.

Ưu điểm là bạn không cần tưới nước, chỉ cần thay nước mỗi 1 hoặc 2 tuần một lần là cây sẽ sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây phát lộc thủy sinh có phần đơn giản hơn rất nhiều. Các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ tương tự như trồng cây trên đất.

Riêng về tưới nước thì bạn không cần thực hiện, chỉ cần thay nước mỗi 1 - 2 tuần. Khi thay nước bạn nên tranh thủ pha luôn phân bón dạng dung dịch vào nước để tăng dưỡng chất cho cây luôn.

Lượng nước trong chậu luôn cần đảm bảo ngập hết bộ rễ. Nước thay cho cây nên là nước máy đã để lắng 1 ngày, như vậy sẽ đảm bảo nước nuôi cây luôn sạch.

Cây phát lộc là loài cây có thể sinh sống trong nhiều điều kiện thời tiết, lại có dáng đứng hiên ngang, cây phát lộc tượng trưng cho sự vững chắc, bình an, mang vượng khí , năng lượng sống và may mắn cho người trồng.

Là một cây hội tụ đầy đủ các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cây phát lộc được xem là mang lại nguồn năng lượng phong thủy phong phú.

Chỉ riêng số lượng cây được trồng trong chậu cũng mang ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:

- Chậu 1 thân cây phát lộc trông như một khúc gỗ không có rễ. Khi trồng trong nước thì 1 đầu tự mọc rễ, 1 đầu sẽ nảy lộc mới - biểu tượng sức sống mạnh mẽ, tràn đầy thịnh vượng - nhất là đối với các doanh nghiệp mới.

- Chậu 2 thân là biểu tượng của tình yêu, song hỉ, vận may tăng gấp đôi.

- Chậu 3 thân biểu tượng cho Phúc - Lộc - Thọ, hạnh phúc, kết hợp hoàn hảo trong nhà.

- Cây 4 thân bị người Á Đông kị vì quan niệm là "số 4" là số "tử" nên thu hút năng lượng tiêu cực, không may mắn... nên hiếm người dùng 4 cành, hay 4 cây phát lộc.

- Cây 5 thân tốt cho 5 lĩnh vực được nhiều người quan tâm là: Sức khỏe - Tinh Thần - Trí Tuệ - Tâm Linh - Trực Giác, thành công sự nghiệp, quan hệ hài hòa lành mạnh, tăng trưởng sự giàu có...

- Chậu 6 thân thu hút sự thịnh vượng, lợi thế, may mắn về tiền bạc.

- Chậu 7 thân tượng trưng cho lời chúc sức khỏe dồi dào, may mắn từ các mối quan hệ.

- Chậu 8 thân: Biểu tượng cho tăng trưởng, phát triển nhanh, thịnh vượng, cải thiện khả năng sinh sản.

- Chậu 9 thân tượng trưng cho lời chúc trường tồn, thịnh vượng, may mắn lớn.

Trồng cây phát lộc trong nhà có tốt không?

Qua những thông tin phía trên thì chắc hẳn bạn cũng biết là hoàn toàn có thể trồng cây phát lộc trong nhà rồi.

Để gia tăng hiệu quả trong việc mang lại vượng khí, bạn nên đặt chậu phát lộc ở phía Đông hoặc phía Bắc căn phòng, như vậy sẽ giúp tinh thần, sức khỏe và may mắn của bạn gia tăng. Nếu muốn bổ sung tài lộc, tiền bạc thì nên đặt chậu ở góc Đông Nam của phòng nhé.

Với màu xanh bắt mắt, thân đẹp, hình dáng đa dạng, không khó hiểu khi cây phát lộc được trồng làm cảnh ở nhiều khu vực. Bạn có thể trồng cây phát lộc trong các tiểu cảnh, trồng dọc lối đi hay bờ tường. Nếu trồng trong chậu, bạn có thể đặt chậu ở nhiều nơi như bệ cửa sổ, bàn làm việc, bàn tiếp khách… các chậu to có thể đặt ở giếng trời, tiền sảnh, hành lang.

Dù đặt ở đâu, cây phát lộc cũng mang tới sự tươi mới, làm sinh động cảnh quan xung quanh lên rất nhiều. Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu thì cây phát lộc còn có khả năng loại bỏ nhiều loại độc tố trong không khí như xylen, ethylbenzene, benzene… từ đó giúp bạn có một không gian sống trong lành.

Ngoài làm cảnh, nhiều người còn dùng những chậu cây phát lộc nhỏ như một món quà tặng ý nghĩa trong các dịp như sinh nhật, tân gia, khai trương hay lễ tết…

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/chau-cay-phat-loc-a54392.html