Dầu hướng dương được làm bằng cách ép hạt của cây hướng dương. Nó thường được quảng cáo là một trong những loại dầu tốt cho sức khỏe. Bởi vì nó có chứa nhiều chất béo không no có lợi cho sức khỏe của tim. Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của dầu hướng dương đều phụ thuộc vào loại và thành phần dinh dưỡng của nó. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều dầu hướng dương có thể gây hại cho sức khỏe.
Có bốn loại dầu hướng dương đều được làm từ hạt hướng dương được lai tạo để tạo ra các thành phần acid béo khác nhau. Chúng có chứa các acid béo không no với hàm lượng cao, bao gồm: linoleic (68% axit linoleic), mid-oleic ( 65% axit oleic), oleic (axit oleic 82%) và axit stearic /oleic ( axit oleic 72% ). Hơn nữa, một số loại dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic hoặc oleic cao hơn hẳn so với các loại khác.
Acid linoleic thường được gọi là omega-6. Nó là một acid béo không no có nhiều nối đôi. Trong đó có hai liên kết đôi ở chuỗi carbon của nó. Trong khi đó, acid oleic hay omega-9 là một acid béo không no một nối đôi chỉ với một liên kết đôi ở chuỗi carbon. Những đặc tính này làm cho chúng lỏng ở nhiệt độ thường.
Cả acid linoleic và acid oleic đều là nguồn năng lượng cho cơ thể và góp phần tạo ra sức mạnh của tế bào và mô. Tuy nhiên, chúng sẽ có những tác động qua lại theo những cách khác nhau trong khi nấu ăn. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng khác nhau đến sức khoẻ.
Dầu hướng dương stearic/oleic cao cũng có chứa hàm lượng acid stearic. Đây là một loại acid béo no và nó có trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng đồng thời có thể sử dụng chúng trong các quá trình chế biến thực phẩm.
Loại dầu hướng dương này không có nghĩa là chỉ để sử dụng trong quá trình nấu ăn ở nhà. Mà nó còn được sử dụng để thay thế trong các loại thực phẩm đóng gói, kem, socola, và quy trình chiên, rán công nghiệp.
Tất cả các loại dầu hướng dương đều chứa 100% chất béo và vitamin E - là một trong số những chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo giúp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương khi tuổi tăng lên (lão hoá). Dầu hướng dương không chứa protein, carbs, cholesterol hoặc natri.
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt sự khác biệt chính về thành phần acid béo của ba loại dầu hướng dương được sử dụng chế biến tại nhà (hàm lượng là 1 muỗng canh tương ứng với 15ml):
Tất cả các lợi ích và tác dụng của dầu hướng dương có liên quan đến các loại acid oleic đặc biệt là các loại dầu có chứa hàm lượng trên 80% acid oleic.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu acid béo không no một nối đôi như acid oleic có thể giúp giảm mức cholesterol tăng cao trong cơ thể - là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim.
Nghiên cứu được tiến hành trên 15 người trưởng thành khỏe mạnh cho kết quả rằng những người này ăn chế độ ăn bao gồm dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao trong vòng 10 tuần có nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu) và triglyceride thấp hơn đáng kể so với những người ăn chế độ ăn có chứa lượng chất béo no.
Hay một nghiên cứu khác được thực hiện ở 24 người có nồng độ lipid máu cao, và quan sát kết quả cho thấy việc tiêu thụ dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic trong khẩu phần ăn diễn ra trong vòng 8 tuần đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về cholesterol HDL (cholesterol tốt) so với người không ăn dầu hướng dương trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Những nghiên cứu khác về mối liên quan này cũng đều cho kết quả tương tự. Chính vì thế, nó đã khiến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic ca đạt yêu về các điều kiện sức khoẻ.
Điều này, cho phép dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao được dán nhãn là một loại thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi sử dụng thay thế các chất béo no khác.
Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ lợi ích sức khỏe tim mạch có thể có của dầu hướng dương vẫn chưa được hoàn toàn thuyết phục. Cho nên, trong tương lai sẽ cần rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu tiến hành để có thể xác định rõ mối quan hệ này.
Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy dầu hướng dương mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng có một số lo ngại rằng nó có thể liên quan đến những tác động tiêu cực của sức khỏe
Các loại dầu hướng dương không có hàm lượng acid oleic cao mà chứa nhiều acid linoleic được gọi là omega-6. Dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic trung bình là một trong những loại dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ với hàm lượng acid linoleic chiếm tỷ lệ khoảng 15 -35%.
Mặc dù omega-6 là một acid béo thiết yếu mà cơ thể cần được cung cấp từ khẩu phần ăn uống. Nhưng nó lại có những lo ngại rằng việc tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể dẫn đến viêm trong cơ thể và các vấn đề sức khỏe liên quan. Điều này là do acid linoleic được chuyển đổi thành acid arachidonic - là chất có thể tạo ra các hợp chất gây viêm.
Cho nên, việc tiêu thụ quá nhiều acid linoleic từ dầu thực vật cùng với việc hàm lượng acid béo omega-3 - là acid có tác dụng chống viêm sẽ tạo ra sự mất cân bằng thường thấy trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Như vậy, có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ví dụ cụ thể trong nghiên cứu ở động vật thì kết quả cho thấy rằng acid arachidonic được sản xuất từ omega-6 trong cơ thể có thể làm tăng các dấu hiệu viêm và các hợp chất phát tín hiệu thúc đẩy tăng cân và béo phì.
Một khía cạnh tiêu cực khác của dầu hướng dương là nó giải phóng ra các hợp chất có khả năng gây độc khi được đun ở nhiệt độ 82 độ C trong nhiều lần, chẳng hạn như trong các quy trình chiên sâu.
Dầu hướng dương thường được sử dụng trong nấu ăn ở nhiệt độ cao. Bởi vì nó có điểm nhiệt khói cao, đó là nhiệt độ mà nó bắt đầu hút khó và phá vỡ.
Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy dầu hướng dương giải phóng lượng aldehyde cao nhất vào khi nó giải phóng khói cao nhất so với các loại dầu khác có nguồn gốc từ thực vật. Aldehyde là các hợp chất độc hại có thể làm hỏng DNA và tế bào. Do đó, nó góp phần gây ra các tình trạng như bệnh tim và Alzheimer.
Dầu hướng dương càng tiếp xúc với nhiệt lâu thì càng giải phóng ra nhiều aldehyde. Do đó, các phương pháp nấu ăn nhẹ, nhiệt độ thấp như xào có thể là cách sử dụng dầu hướng dương an toàn hơn. Hơn nữa, trong các loại dầu khác nhau, dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao có khả năng là loại ổn định nhất khi được sử dụng trong chiên và nấu ở nhiệt độ cao.
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu hiện tại, sử dụng một lượng nhỏ dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao có thể mang lại lợi ích tiệm cận với sức khỏe tim. Còn với dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic và dầu có hàm lượng acid oleic trung bình có thể không có nhiều lợi ích như dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao. Đồng thời nó còn có thể tạo ra các hợp chất nguy hiểm khi chiên sâu ở nhiệt độ cao.
Mặt khác, dầu ô liu và bơ cũng rất giàu acid oleic không no một nối đôi nhưng ít độc hơn khi đun nóng. Ngoài ra, các loại dầu có ít acid béo không no nhiều nối đôi, chẳng hạn như dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao, dầu cải và dầu cọ sẽ ổn định hơn trong khi nấu so với dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic cao.
Do đó, trong khi dầu hướng dương có thể tốt với một lượng nhỏ sử dụng thì với một số loại dầu khác có thể mang lại lợi ích lớn hơn và hoạt động tốt hơn trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/dau-huong-duong-co-tot-khong-a54654.html