Bướu máu khá phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí vào trên cơ thể trẻ, trong đó có lưỡi. Vậy bướu máu ở lưỡi có đặc điểm gì? Có nguy hiểm không và khi nào cần điều trị?
Bướu máu ở lưỡi là một loại u máu được tạo thành do sự tăng sinh bất thường của các mạch máu nội mạc lưỡi. Bướu máu có thể phát triển từ một vết bớt nhỏ vô hại thành khối u lớn gây biến chứng. Tuy nhiên, đa phần bướu máu lành tính và không phải ung thư.
Bướu máu ở miệng (bao gồm bướu máu ở lưỡi) ảnh hưởng đến 6.4% trẻ sơ sinh. Vị trí xuất hiện thường là trên bề mặt bụng lưỡi. Các bướu máu này cần được theo dõi chặt chẽ bởi lưỡi là một cơ quan di động, có thể là tăng tính nhạy cảm, chấn thương dẫn đến chảy máu, loét, khó nuốt, khó thở và các vấn đề thẩm mỹ khác. Tổn thương do bướu máu ở lưỡi thường được giới hạn rõ ở mặt bụng của lưỡi.
Bướu máu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc muộn hơn sau đó. Tương tự như bướu máu tại các vị trí khác, bướu máu ở lưỡi cũng sẽ phát triển theo các giai đoạn sau:
Trong khoảng ba tháng cuối của thai kỳ đến khoảng tháng thứ ba sau sinh, sự tăng sinh bất thường của các mao mạch máu ở lưỡi có thể bắt đầu xảy ra. Do đó, khi mới chào đời, bướu máu ở lưỡi thường chưa được phát hiện ngay. Bướu có thể xuất hiện ở dạng một vùng giãn mạch hình hay một chấm đỏ trên niêm mạc.
Trong khoảng 3 đến 9 tháng đầu đời, bướu máu ở lưỡi phát triển nhanh chóng và dần đi vào ổn định khi trẻ được 1 tuổi. Sự tăng nhanh về kích thước và màu sắc trở nên đậm, rõ hơn, nên lúc này bướu máu sẽ rất dễ nhận biết. Bướu có thể sưng to dẫn đến tổn thương, lở loét hoặc phát triển thành một khối u mềm, dễ chảy máu.
Khi đã đạt được kích thước tối đa, bướu máu sẽ ngừng phát triển một thời gian và dần bước qua giai đoạn thoái triển tự phát. Có khoảng 85 - 90 % bướu máu ở lưỡi bị thoái triển, thu nhỏ và mờ dần trong vòng 4 năm tới.
Hiện nay, nguyên nhân gây bướu máu ở lưỡi vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố, nhiễm trùng, chấn thương hoặc do tiếp xúc với hóa chất. Tỷ lệ mắc bướu máu ở nữ giới cao gấp 3 lần so với nam giới và phổ biến hơn ở các em bé da trắng. Trẻ sinh non, sinh đôi hoặc sinh ba, cân nặng khi sinh thấp (dưới 1.000 gram), được sinh từ thai phụ lớn tuổi có nguy cơ xuất hiện bướu máu cao hơn. (1)
Màu sắc của bướu máu ở lưỡi có thể là màu đỏ, đỏ thẫm hay xanh tím tùy vào vị trí bướu máu xuất hiện: màu đỏ, đỏ thẫm nếu bướu máu xuất hiện trên bề mặt lưỡi, màu xanh tím nếu bướu máu phát triển ở sâu dưới lưỡi. Bướu máu ở lưỡi có thể gây biến dạng bề mặt niêm mạc lưỡi, gây khó khăn cho trẻ trong việc ăn uống và nói chuyện.
Phần lớn bướu máu ở lưỡi là lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Vậy nên, nhiều trường hợp bướu máu ở lưỡi sẽ được hướng dẫn theo dõi tại nhà mà không can thiệp điều trị ngay.
Tuy nhiên, một số trường hợp, bướu máu phát triển, tăng nhanh về kích thước gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, gây khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí gây biến chứng. Có khoảng 10 - 20% bướu máu ở lưỡi làm suy giảm khả năng nói, khó nuốt, tổn thương đường thở ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành.
Điều trị bướu máu sẽ được thực hiện khi sự xuất hiện, phát triển của bướu máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng sống của trẻ, dọa biến chứng. Một số trường hợp bướu máu ở lưỡi cần được điều trị ngay:
Bướu máu bị tổn thương và liên tục chảy máu có thể khiến trẻ bị thiếu máu và đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao. Tình trạng thiếu máu, giảm hồng cầu có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, từ đó gây nên nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Sự gia tăng về kích thước của bướu máu sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu hoặc hệ tuần hoàn. Điều này có thể gây cản trở tuần hoàn máu, gây biến chứng liên quan đến việc cấp máu đến các cơ quan, tế bào.
Bướu máu ở lưỡi phát triển có thể gây ảnh hưởng đến các mô và biểu bì lân cận, gây khó chịu và nguy cơ biến chứng cao.
Bướu máu ở lưỡi gây áp lực lên đường thở khiến trẻ khó thở, cần được cấp cứu ngay. Trường hợp này rất hiếm gặp, thông thường nếu trẻ có biểu hiện khó thở, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
Bướu máu ở lưỡi có thể bị nhầm lẫn với u dị dạng mạch máu, do vậy khi phát hiện bướu máu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể hơn. Chẩn đoán bướu máu ở lưỡi sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và một số thủ thuật cận lâm sàng cần thiết khác. Các cận lâm sàng có thể thực hiện:
>>>Có thể bạn chưa biết: Bướu máu ở tay là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Tùy vào từng tình trạng cụ thể, vị trí, kích thước, huyết động học của tổn thương, tuổi bệnh nhi, khả năng đáp ứng với điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bướu máu ở lưỡi phù hợp. Các phương pháp này có thể là:
Khi phát hiện trẻ có bướu máu ở lưỡi, tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị, chăm sóc phù hợp. Đặc biệt, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải các vấn đề dưới đây:
>>>Có thể bạn cần biết: Thăm khám bướu máu cho trẻ em ở đâu TP.HCM?
Thăm khám và điều trị bướu máu ở lưỡi, phụ huynh có thể đưa trẻ đến khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Đây là một trong những địa chỉ thăm khám và chăm sóc sức khỏe trẻ em được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.
Khoa Nhi - BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại Nhi. Bên cạnh đó, hệ thống phòng khám được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện tại và tân tiến. Khi đưa trẻ đến thăm khám tại đây, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thăm khám và dịch vụ. Mỗi bệnh nhi đều sẽ được điều trị theo một phác đồ điều trị riêng, được xây dựng dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể của trẻ nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Tóm lại, bướu máu ở lưỡi không phải tình trạng hiếm gặp, thường có thể tự thoái triển và biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bướu máu nhằm có can thiệp kịp thời.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/buou-mau-trong-mieng-a55085.html