Cây dưa leo là một trong những loại cây phổ biến và quen thuộc đối với các nhà vườn làm rẫy. Nhu cầu thị trường của dưa leo ổn định, gần như là cần được đáp ứng mỗi ngày. Bài viết này Sinh Học Châu Á sẽ cùng bạn khám phá nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây dưa leo, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này.
Hơn 3000 năm trước, cây dưa leo được biết đến đầu tiên ở Ấn Độ. Sau đó bằng nhiều hình thức khác nhau, cây dưa leo có mặt tại châu Á, châu Phi và miền Nam châu Âu.
Dưa leo thuộc họ dưa bầu bí được trồng và giao dịch thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Dưa leo có ý nghĩa quan trọng trong ẩm thực và trong ngành làm đẹp. Trong mỗi quả dưa leo có chứa lượng lớn hàm lượng vitamin và khoáng chất.
Một số nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi quả dưa chuột chứa 96% là nước. Trong 100gr quả tươi sẽ chứa 14 calo; 0.7 mg protein; 24 mg canxi cùng một lượng vitamin A, C, B1 quan trọng.
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus, thuộc họ dưa bầu bí. Đặc điểm hình thái của cây như sau:
Rễ của cây dưa leo phát triển chủ yếu ở tầng mặt đất với độ sâu dao động khoảng 30 - 40 cm, rễ bò ngang khoảng 50 - 60 cm.
Quá trình trồng dưa leo phải quan tâm tới tầng đất này, đảm bảo đất thoáng khí, tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng cho cây phát triển một cách tốt nhất.
Dưa leo thuộc nhóm cây hằng năm, có thân thảo, thân dài, bò giàn. Trên thân có các tua cuốn để giúp cây bám chắc vào giàn khi bò.
Chiều dài của thân cây phụ thuộc vào từng loại giống, trung bình dài từ 0,5 - 2,5m.
Khi gặp điều kiện thuận lợi trên thân có thể sinh ra các rễ bất định.
Mỗi loại giống khác nhau sẽ có thân cây hình tròn hoặc góc; lông nhiều hay ít lông. phân nhánh hoặc không phân nhánh. Ở cây dưa leo mà có sự phân nhánh từ thân chính thường bị ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.
Lá dưa leo là lá đơn, lá to, mọc cách. Lá có hình hơi giống hình tam giác. Cuống lá dài khoảng 5 - 15cm; ngoài rìa lá có thể có hình răng cưa.
Lá của cây dưa leo thường màu xanh nhạt. Lá có bề mặt mịn và gân lá rõ nét.
Phụ thuộc vào loại giống trồng mà trên một cây dưa leo có thể có hoa cái, hoa đực và cả hoa lưỡng tính. Hoa cái của cây mọc ở nách lá thành chùm hoặc đơn lẻ. Hoa đực thì mọc theo chùm từ 5 - 7 hoa.
Hoa bắt bầu nở từ nách lá thứ 4 - 5 rồi liên tục nở trên nhánh và thân chính. Hoa dưa leo có màu vàng, quá trình thụ phấn diễn ra là nhờ côn trùng.
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa giới tính của hoa. Nếu thời tiết ngày dài, nhiệt độ cao hoặc các điều kiện bất lợi khác thì cây sẽ có nhiều hoa đực hơn.
Thông thường ở quả dưa leo non bề mặt quả xù xì, có gai nhỏ. Khi quả càng lớn thì gai cũng mất dần đi. Hình thái và màu sắc trái cũng tương đối đa dạng, có thể có màu xanh đậm, xanh nhạt, có sọc hoặc không có có sọc.
Trái khi càng già và chuyển sang chín sẽ ngả vàng hoặc trắng xanh.
Trái phát triển và có thể thu hoạch được chỉ sau 8 -10 ngày khu hoa nở.
Bên trong trái có chứa các hạt, hạt nhỏ, màu trắng ngà. Mỗi quả có khoảng 200 - 500 hạt.
Cây dưa leo là một loại cây trồng quan trọng không cung cấp thực phẩm mà còn góp phần cải thiện kinh tế của nhiều hộ nông dân. Sự đa dạng về giống cây trồng ngày càng đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của thị trường.
Bằng cách hiểu rõ về nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây dưa leo, bà con có thể trồng và chăm sóc loại cây này một cách hiệu quả hơn, tối ưu chi phí sản xuất.
Xem thêm: Đặc điểm về cây dưa lưới tại đây!
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cay-dua-chuot-a55239.html