Là những sinh viên mới ra trường, bạn lo lắng khi muốn tìm một môi trường làm việc tốt nhưng lại chưa có kinh nghiệm ứng tuyển ở bất cứ đâu. Vậy thì ngày hôm nay, JobsGO sẽ giúp bạn các bạn hiểu rõ “Ứng tuyển là gì?”. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết để ứng tuyển thành công khi xin việc. Hãy để JobsGO xóa tan nỗi phiền muộn, âu lo của bạn nhé!
Để có thể được nhận vào một công ty hay doanh nghiệp nào đó, thì mỗi chúng ta đều phải trải qua một quá trình. Quá trình đó chính là ứng tuyển. Vậy ứng tuyển là gì?
Ứng tuyển là quá trình một người nộp hồ sơ và tham gia vào các bước tuyển chọn để được xem xét cho một vị trí công việc hoặc một cơ hội học tập, đào tạo nào đó. Quá trình này thường bao gồm việc chuẩn bị và gửi hồ sơ ứng tuyển, trong đó có thể có sơ yếu lý lịch, thư xin việc, bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu liên quan khác.
Sau khi nộp hồ sơ, ứng viên có thể được mời tham gia phỏng vấn, làm bài kiểm tra hoặc thực hiện các bước đánh giá khác. Mục đích của quá trình ứng tuyển là để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng, kỹ năng và sự phù hợp của ứng viên với vị trí cần tuyển, đồng thời cũng là cơ hội để ứng viên tìm hiểu thêm về công việc và tổ chức mà họ muốn gia nhập.
Quá trình ứng tuyển xin việc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng. Dưới đây là những điều cần làm trước khi ứng tuyển, giúp bạn tăng cơ hội thành công trong việc tìm kiếm công việc mơ ước.
Việc chọn lựa vị trí công việc phù hợp là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình ứng tuyển. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, bao gồm kỹ năng, sở thích, giá trị và mục tiêu nghề nghiệp.
Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ về các ngành nghề, công ty và vị trí công việc khác nhau. Sau đó xem xét yêu cầu của từng vị trí và đánh giá liệu chúng có phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và mong muốn của bạn hay không.
Đồng thời, bạn hãy cân nhắc về môi trường làm việc, văn hóa công ty và cơ hội phát triển trong tương lai. Việc chọn đúng vị trí không chỉ giúp bạn có động lực làm việc mà còn tăng khả năng thành công trong quá trình ứng tuyển và phát triển sự nghiệp lâu dài.
Sau khi xác định được vị trí việc làm phù hợp với bản thân thì tiếp đến bạn cần xem xét và chọn lựa một công ty để có thể ứng tuyển vào vị trí đó. Tức là bạn sẽ chọn lựa môi trường làm việc sau này cho mình nên cần cân nhắc một cách kỹ càng.
Bạn cần quan tâm tới mục tiêu và định hướng phát triển của công ty là như thế nào? Nó có phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của bạn hay không? Nếu có thì đây có thể là môi trường việc làm giúp bạn phát huy được khả năng của bản thân và mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai. Còn nếu không, bạn có thể xem xét tiếp một vài yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định. Những yếu tố có thể cân nhắc là:
Sau khi đã xác định được công ty mà mình mong muốn, hãy tìm hiểu thêm thông tin về nó để nhà tuyển dụng thấy được sự chuẩn bị tốt và thái độ chủ động của bản thân bạn. Bạn có thể tìm hiểu một vài thông tin sau đây về công ty:
Những thông tin trên bạn có thể dễ dàng tìm được qua Website, qua Fanpage chính thức của công ty. Vậy nên hãy dành ra chút thời gian để tìm hiểu nhé!
Hồ sơ xin việc là hình ảnh của bạn trước nhà tuyển dụng, vì vậy việc chuẩn bị một bộ hồ sơ chuyên nghiệp và ấn tượng là vô cùng quan trọng.
Bộ hồ sơ thường bao gồm CV (Curriculum Vitae), đơn xin việc và thư xin việc.
Mỗi phần trong hồ sơ cần được tùy chỉnh cho phù hợp với từng vị trí và công ty cụ thể, thể hiện sự chuyên nghiệp và sự quan tâm đặc biệt của bạn đối với cơ hội này.
Xem thêm: Đừng quên những điều này khi viết hồ sơ xin việc online
Liên hệ trước với nhà tuyển dụng là một bước quan trọng mà nhiều ứng viên bỏ qua. Việc này không chỉ giúp bạn thu thập thêm thông tin về vị trí công việc và công ty mà còn thể hiện sự chủ động và quan tâm của bạn.
Bạn có thể gọi điện hoặc gửi email để hỏi thêm về yêu cầu công việc, quy trình tuyển dụng, văn hóa công ty. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những câu hỏi của bạn thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng và không phải là những thông tin đã được đề cập rõ trong mô tả công việc.
Liên hệ trước cũng giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và có thể giúp tên của bạn được nhớ đến khi họ xem xét hồ sơ. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để bạn đánh giá xem công ty và vị trí công việc có thực sự phù hợp với mình hay không.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bước cuối cùng là gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng hướng dẫn về cách thức và thời hạn nộp hồ sơ. Nếu nộp qua email, hãy viết một email ngắn gọn, chuyên nghiệp kèm theo hồ sơ của bạn.
Sau khi gửi hồ sơ, bạn sẽ bước vào giai đoạn chờ đợi phản hồi. Trong thời gian này, hãy kiên nhẫn nhưng cũng chủ động. Nếu sau một khoảng thời gian hợp lý (thường là 1-2 tuần) mà bạn chưa nhận được phản hồi, bạn có thể gửi email hoặc gọi điện để kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình. Điều này không chỉ giúp bạn nắm được thông tin mà còn thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của bạn đối với vị trí công việc. Trong khi chờ đợi, hãy tiếp tục tìm kiếm và ứng tuyển vào các vị trí khác để tăng cơ hội của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn viết thư giới thiệu bản thân ấn tượng (có mẫu)
Để tăng cơ hội thành công trong quá trình ứng tuyển, việc áp dụng các chiến lược hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau đây:
Người ta nói: “Đầu xuôi đuôi lọt”. Trong ứng tuyển cũng vậy. Thư xin việc là ấn tượng đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy thật cẩn trọng để có thể ghi điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!
Thư ứng tuyển cần được trình bày theo một cấu trúc chuyên nghiệp, gồm 3 phần:
Phần tiêu đề
Tiêu đề thường được đặt theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong trường hợp nhà tuyển dụng không có yêu cầu với cách đặt tiêu đề, bạn có thể tham khảo tiêu đề sau:
Thư ứng tuyển - [Vị trí ứng tuyển] - [Họ tên]
Chẳng hạn, bạn tên Nguyễn Quỳnh Anh, muốn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing, bạn hãy đặt tên tiêu đề email như sau:
Thư ứng tuyển - Content Marketing - Nguyễn Quỳnh Anh
Lưu ý đừng viết sai tên công ty và vị trí mình đang ứng tuyển nhé!
Phần nội dung
Với phần nội dung thư ứng tuyển, bạn cần lưu ý những điều sau:
Lời chào cuối thư
Trong phần cuối của bức thư, hãy lịch sự thể hiện sự chờ đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng. Hãy nêu rõ rằng thư xin việc này có đính kèm CV xin việc để nhà tuyển dụng có thể đánh giá, cân nhắc.
Cuối cùng, bạn cần đưa ra lời cảm ơn đối với nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ của mình.
Khi viết thư ứng tuyển, bạn nên sử dụng văn phong mang nét riêng của bản thân:
Việc bổ sung thêm các tài liệu có liên quan vào hồ sơ ứng tuyển là một cách hiệu quả để tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng và chứng minh năng lực của bạn. Những tài liệu này có thể bao gồm portfolio, các dự án đã thực hiện, bài viết/bài nghiên cứu đã công bố, chứng chỉ chuyên môn hoặc thư giới thiệu từ những người có uy tín trong ngành.
Khi chuẩn bị các tài liệu bổ sung, hãy đảm bảo chúng thực sự liên quan và có giá trị đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế đồ họa, một portfolio trực quan với các mẫu thiết kế ấn tượng sẽ rất có giá trị. Đối với vị trí quản lý dự án, bạn có thể cung cấp một bản tóm tắt về các dự án đã thực hiện thành công, bao gồm quy mô, thách thức và kết quả đạt được,..
Việc cung cấp những tài liệu bổ sung này không chỉ giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác mà còn chứng minh được sự chuyên nghiệp và cam kết của bạn đối với công việc.
Gọi điện trước cho nhà tuyển dụng là một chiến lược tiếp cận chủ động có thể mang lại nhiều lợi ích trong quá trình ứng tuyển. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp.
Trước khi gọi điện, hãy nghiên cứu kỹ về công ty, vị trí ứng tuyển để chuẩn bị những câu hỏi thông minh và có giá trị. Khi gọi điện, bạn hãy giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn, nêu rõ mục đích cuộc gọi và thể hiện sự quan tâm chân thành đối với vị trí công việc. Bạn có thể hỏi thêm về các yêu cầu cụ thể của vị trí, văn hóa công ty hoặc quy trình tuyển dụng. Cuộc gọi này không chỉ giúp bạn thu thập thêm thông tin quý giá mà còn là cơ hội để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thời gian của họ rất quý báu, vì vậy hãy giữ cuộc gọi ngắn gọn và hiệu quả. Sau cuộc gọi, bạn có thể gửi một email ngắn để cảm ơn họ về thời gian và thông tin đã chia sẻ, đồng thời nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc.
Sau khi ứng tuyển thành công và được mời phỏng vấn, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa để bạn tăng cơ hội được tuyển dụng. Dưới đây là những bước quan trọng bạn nên thực hiện để tạo ấn tượng tốt nhất trong buổi phỏng vấn sắp tới.
Ngay sau khi nhận được thông báo về buổi phỏng vấn, việc gửi một email cảm ơn là một hành động lịch sự và chuyên nghiệp. Trong email này, bạn nên bày tỏ sự biết ơn vì đã được chọn để phỏng vấn, khẳng định lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí và nêu rõ bạn mong đợi được gặp đội ngũ tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để bạn xác nhận lại thời gian, địa điểm phỏng vấn và hỏi về bất kỳ thông tin cần thiết nào khác.
Bạn hãy nghiên cứu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển, dự đoán các câu hỏi có thể được hỏi và chuẩn bị câu trả lời. Bạn nên tập trung vào việc nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc, sau đó thực hành trả lời với bạn bè hoặc người thân để nhận phản hồi và cải thiện cách trình bày của bạn.
Chọn trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn là rất quan trọng để tạo ấn tượng chuyên nghiệp. Bạn cần nghiên cứu về văn hóa công ty để chọn trang phục phù hợp. Nói chung, nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng và thoải mái. Đặc biệt, hãy chuẩn bị trang phục trước một ngày để tránh những sự cố không mong muốn vào phút chót.
Để đảm bảo đến đúng giờ cho buổi phỏng vấn, việc tìm hiểu kỹ về thời gian di chuyển là rất cần thiết. Bạn hãy tra cứu địa chỉ chính xác của nơi phỏng vấn và ước tính thời gian di chuyển dựa trên phương tiện bạn chọn. Bạn cũng nên tính toán thêm thời gian dự phòng cho các tình huống bất ngờ như kẹt xe hoặc khó tìm chỗ đậu xe để sắp xếp thời gian cho hợp lý.
Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp sẽ giúp bạn đến nơi phỏng vấn một cách thuận tiện và đúng giờ. Hãy cân nhắc các yếu tố như khoảng cách, tình trạng giao thông, chi phí và sự thuận tiện. Nếu sử dụng phương tiện công cộng, bạn hãy kiểm tra lịch trình và tần suất chạy. Nếu lái xe, bạn cần tìm hiểu về chỗ đậu xe gần địa điểm phỏng vấn. Hãy luôn có một phương án dự phòng trong trường hợp phương tiện chính gặp vấn đề.
Sau khi hồ sơ ứng tuyển của bạn được xem xét và thông qua thì bạn sẽ được sắp xếp tham gia một buổi phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá trực tiếp năng lực của bạn. Vậy nên, có thể khẳng định đây là bước quan trọng nhất để biết được bạn có phải là ứng viên phù hợp cho vị trí mà công ty đang tìm kiếm hay không. Hãy lưu lại một vài điều sau để có thể thành công vượt qua buổi phỏng vấn nhé!
Không ai hài lòng với việc trễ hẹn và nhà tuyển dụng cũng vậy. Hãy tạo cho nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt bằng việc đến đúng giờ trong buổi phỏng vấn nhé. Và bạn có thể đến trước giờ phỏng vấn khoảng 15’ để tạo một tâm lý ổn định, giúp buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp hơn.
Bạn cần giữ thái độ nhã nhặn, tôn trọng mọi người trong suốt buổi phỏng vấn. Đừng quá tâng bốc bản thân bằng những lời hoa mỹ hay gian dối trong quá trình phỏng vấn. Hãy thành thật với đúng khả năng của bản thân, sẵn sàng thừa nhận điểm hạn chế và thể hiện mong muốn phấn đấu trong quá trình làm việc.
Trước mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng, hãy dành cho bản thân một chút thời gian suy nghĩ để có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất. Bạn cần đưa ra câu trả lời có đầu có đuôi, nói ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi, tránh lan man.
Trong giao tiếp với nhà tuyển dụng, bạn nên phát huy hết những kỹ năng mềm của bản thân như: sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,… Bởi nhà tuyển dụng không chỉ tìm những nhân viên có trình độ chuyên môn mà kỹ năng mềm cũng yếu tố cực kỳ quan trọng trọng việc tuyển chọn nhân sự của công ty.
Xem thêm: Cách tự tin khi phỏng vấn: 9 tuyệt chiêu giúp bạn trở nên nổi bật
Khi buổi phỏng vấn sắp kết thúc, bạn hãy tóm tắt ngắn gọn những điểm chính về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Bạn hãy bày tỏ sự quan tâm và nhiệt tình của bạn đối với công việc, hỏi về các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để bạn đặt câu hỏi thông minh về công ty hoặc vị trí công việc, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng của bạn.
Trước khi ra về, hãy cảm ơn người phỏng vấn về thời gian và cơ hội, đồng thời bắt tay chào tạm biệt một cách chuyên nghiệp. Cuối cùng, đừng quên hỏi xin danh thiếp hoặc thông tin liên lạc của người phỏng vấn để gửi email cảm ơn sau buổi phỏng vấn. Cách kết thúc chuyên nghiệp và tích cực này sẽ giúp bạn để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí nhà tuyển dụng.
Bài viết là một chút những kinh nghiệm mà JobsGO đúc kết được trong quá trình tuyển dụng. Hy vọng những bạn còn đang lăn tăn đã hiểu được “Ứng tuyển là gì?”. Chúc cho các bạn đọc của JobsGO sẽ chọn lựa được công việc phù hợp với bản thân và ứng tuyển thành công vào công ty mà mình mong muốn nhé!
Bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hành trước gương hoặc với bạn bè, thư giãn bằng cách hít thở sâu và tập trung vào những điểm mạnh của bản thân.
Bạn có thể hỏi về lý do bản thân không được chọn để cải thiện cho lần sau và tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác, coi đây là trải nghiệm học hỏi.
Bạn hãy tối ưu hóa hồ sơ trực tuyến và sử dụng các công cụ tìm việc online. Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện kỹ năng công nghệ và khả năng làm việc từ xa nếu cần thiết.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/ung-tuyen-la-gi-a55753.html