Quả đào là loại trái cây xuất hiện vào mùa hè, có nhiều chất dinh dưỡng và dùng để giải nhiệt. Vậy ăn quả đào có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu công dụng và cách để biến đào thành một vị thuốc chữa bệnh.
Theo nghiên cứu thì quả đào chứa nguồn vitamin dồi dào, đặc biệt là những loại vitamin thiết yếu. Các loại vitamin và khoáng chất có trong quả đào như: Vitamin K, acid pantothenic, canxi, kali, magie, phốt pho, đồng, kẽm...
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng bạn cần tìm hiểu quả đào có tác dụng gì? Khi nào nên ăn? Bởi loại quả này không an toàn cho người bị dị ứng với nó.
Quả đào có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện thị lực, các vấn đề về xương và thần kinh.
Theo các phân tích và nghiên cứu cho thấy, trong quả đào có hoạt chất chlorogenic giúp cơ thể chống oxy hóa, đẩy lùi sự hoạt động của gốc tự do như lutein, beta cryptoxanthin.
Hạ kali là một dấu hiệu không mấy khả quan đối với sức khỏe. Khi ăn quả đào, một lượng kali sẽ được bổ sung giúp cho cơ thể lấy lại sự cân bằng, nhờ đó mà tế bào thần kinh cũng hoạt động chính xác hơn. Đồng thời, kali còn góp phần nâng cao khả năng trao đổi chất.
Ung thư là một căn bệnh có sức tàn phá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, trong quả đào có chứa một số chất giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư hình thành. Điển hình là ung thư vú, phổi hay ung thư đại trực tràng.
Do đó, hỗ trợ phòng chống ung thư là câu trả lời cho những ai còn thắc mắc “quả đào ăn có tác dụng gì”.
Vitamin A là dinh dưỡng tốt cho thị lực và bảo vệ giác mạc. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin A thì sẽ hạn chế được các bệnh lý về mắt, như khô mắt, suy giảm thị lực, mù lòa, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Nhiều người thường thắc mắc ăn quả đào có tác dụng gì với thai phụ và em bé. Theo nghiên cứu, những dưỡng chất trong quả đào giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ sắt cho mẹ bầu.
Đào có thể giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất xơ đủ để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời, các chức năng hoạt động của ống tiêu hóa và cơ quan lân cận cũng được cải thiện. Khi ăn đào, cơ thể sẽ tăng khả năng hấp thụ nước, nhờ đó mà bệnh lý về dạ dày và ruột được cải thiện.
Ngoài ra, ăn đào còn loại bỏ được độc tố có hại trong ruột, giúp cơ thể thanh lọc và giảm thiểu các nguy cơ ung thư dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.
Vitamin A, C và acid ascorbic và kẽm có thể tăng cường chức năng cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Các bệnh lý hay nhiễm trùng được giảm thiểu tối đa. Do đó sự xâm nhập vi khuẩn bị hạn chế đáng kể.
Một số tài liệu đông ý có ghi chép lại tác dụng của quả đào. Nó được dùng điều trị hen suyễn, viêm khí phế quản..... Do vậy mà đào được chế biến nhiều cách để làm thuốc chữa bệnh.
Đào tươi vừa chín có thể ăn 1- 2 quả/lần. Những người khô miệng hay thiếu máu do thiếu sắt đều có thể sử dụng được. Đào ngâm đường có thể bảo quản lâu và sử dụng tốt cho hệ tiêu hoad. Để thực hiện, trước tiên bạn cần tách bỏ phần vỏ, đem phần thịp ướp trong đường cho đến khi thịt và đường ngấm vào nhau.
Mứt đào cũng là một món ăn khá thú vị, dùng dưỡng nhan khá tốt. Cũng có thể làm siro đào để dùng, rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Tuy nhiên, khi chế biến đào làm các món ăn hay vị thuốc thì cần chú ý nguyên liệu kết hợp. Có một số tài liệu cho hay, đào không được nấu chung với thịt rùa , babe hay bạch truật. Hơn nữa, không được ăn quá nhiều vì nó có thể dẫn đến nóng trong.
Quả đào ăn có tác dụng gì đã được bài viết lý giải phần nào. Ngoài tác dụng tích cực, bạn cũng không nên chủ quan, hãy tìm hiểu thật kỹ khi sử dụng một loại trái cây. Nếu xuất hiện các vấn đề sức khỏe bất thường, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/qua-dao-a60257.html