"Cẩm nang" sử dụng Facebook hiệu quả và thông thái

Câu chuyện về một bác sĩ rút ống thở của gia đình cho một sản phụ đã cướp đi nước mắt của kha khá người trong vài ngày trở lại đây, nhưng sau khi thông tin đó được tuyên bố là “tin giả” thì nó lại trở thành một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất - trong thời kỳ công nghệ số đang dần làm chủ phần lớn đời sống thường nhật.

Mạng xã hội đã cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta kết nối. Có rất nhiều lợi ích từ việc áp dụng hàng loạt các phương tiện truyền thông xã hội: gia đình và bạn bè có thể kết nối dễ dàng hơn rất nhiều; những người, thông điệp và câu chuyện quan trọng có thể được nhận biết với tốc độ cực nhanh; các cá nhân có thể xây dựng và sáng tạo hơn bao giờ hết; các doanh nghiệp có thể kết nối với đối tượng mục tiêu của họ, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn…

Nhưng chúng ta cũng cần ý thức rằng, có thể có những tác động tiêu cực khi phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng và vận hành mà thiếu đi các cách tiếp cận chủ động, đạo đức và có trách nhiệm từ chính người dùng. Không có ranh giới, chúng ta có thể bị tấn công bởi nội dung từ phương tiện truyền thông xã hội (và các nguồn khác cạnh tranh). Với nội dung quá thuyết phục, người đăng tin hoặc những người bình luận thậm chí còn có thể thay đổi tâm trạng và hành vi của chính chúng ta. Điều này có thể gây ra những phản ứng đám đông khó lường và tạo căng thẳng cho người dùng trưởng thành. Tệ hơn nữa, những yếu tố này có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với những thanh thiếu niên trẻ tuổi.

Nguồn: Facebook

Nguồn: Facebook

Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày… nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng nó một cách thiếu suy nghĩ và sự cẩn trọng. Chú ý nhiều hơn đến cách thức sử dụng, lý do tham gia và hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội có thể có lợi cho cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người dùng hơn. Dưới đây là 10 “hướng dẫn” để giúp bạn sử dụng Facebook một cách hiệu quả và thông thái.

1. Tắt hoặc hạn chế thông báo

Chắc chắn, nhiều người trong chúng ta có nỗi sợ mang tên FOMO - Fear Of Missing Out (nỗi sợ bị bỏ lỡ) nên vì thế, các thông báo (Notifications) là thứ giữ cho chúng ta luôn trong vòng lặp thông tin liên tục. Nhưng nếu bạn không chú ý, rất dễ bị hút vào cái bẫy về việc liên tục bị phân tâm khỏi công việc, gia đình và cuộc sống thật. Một khuôn khổ tốt cần tuân theo là: lập thời gian biểu để sử dụng mạng xã hội có mục đích hơn thay vì thường xuyên kiểm tra thông báo một cách “nhiệt tình” và vô thức.

2. Làm chủ thời gian biểu cá nhân

Các nhà nghiên cứu gần đây đã xác định được một điểm quan trọng khi nói đến lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội. Tạp chí Tâm lý học Xã hội và Lâm sàng cho thấy rằng việc duy trì sử dụng dưới 30 phút mỗi ngày có thể dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn, giảm cô đơn và giảm trầm cảm. Vì vậy, hãy đặt giới hạn về lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội. Nếu có iPhone, bạn có thể dễ dàng theo dõi thời gian sử dụng thiết bị, truy cập báo cáo thời gian thực và thiết lập giới hạn thời gian cho riêng mình.

Sử dụng MXH dưới 30 phút mỗi ngày có thể dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn (Ảnh: Internet)

Sử dụng MXH dưới 30 phút mỗi ngày có thể dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn (Ảnh: Internet)

3. Sử dụng mạng xã hội một cách có mục đích

Khi lướt mạng xã hội, bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao mình lại theo dõi (follow) người này và mục đích theo dõi là gì?”. Nếu bạn chưa làm như vậy, có lẽ bây giờ là thời điểm tốt để có chủ ý về những nguồn thông tin mà bạn đang theo dõi. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này và nếu bạn không thể tìm thấy lý do chính đáng để theo dõi tài khoản đó, chỉ cần hủy theo dõi là được. Một cách hiệu quả khác để quản lý nguồn cấp dữ liệu của bạn là ngừng theo dõi các tài khoản hoặc những người mang tính tiêu cực, ghen tị hoặc mang lại những cung bậc cảm xúc không tốt cho bạn. Điều quan trọng là theo dõi những người tiếp thêm sự tích cực, cảm hứng, sự sáng tạo, niềm vui và hy vọng cho cộng đồng. Cũng cần lưu ý rằng những gì chúng ta thấy trên mạng xã hội được xác định bởi các thuật toán dự đoán những gì bạn muốn xem dựa trên sở thích của bạn - vậy nên, hãy thích những gì thật cần thiết thôi nhé.

4. Ngừng lướt mạng một cách bị động

“Lướt mạng” từ lâu đã trở thành một hành động đầy tính gây nghiện. Việc một người “lướt mạng” một cách thụ động là điều dễ thấy ở mọi nơi, rất dễ để bị mắc kẹt trong vòng xoáy của sự trì hoãn này, đặc biệt là khi trên mạng xã hội có quá nhiều thứ diễn ra từng giây. Để thay đổi hành vi thụ động này, hãy chủ động truy cập trực tiếp vào tài khoản hoặc người mà bạn thực sự muốn tìm hiểu thêm; hoặc có thể cài đặt các tài khoản “tích cực” vào chế độ “Favorites” hay “See First”. Cách tiếp cận này sẽ cắt giảm việc lướt mạng một cách thụ động và khiến suy nghĩ của bạn tích cực hơn.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

5. Cẩn thận với giật tít

Trong những năm gần đây, tin tức giả mạo và chiêu dụ đã trở thành vấn đề lớn. Khi mọi người lướt qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau, tiêu đề không rõ ràng trong bất kỳ ngữ cảnh nào khiến nhiều người nhấp vào các liên kết truyền bá nội dung giả mạo hoặc thông tin gây hiểu lầm. Đây là thứ được gọi là clickbait hay “giật tít”, “câu views”. Đáng buồn, các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng những tiêu đề gây tranh cãi hoặc tiêu cực tạo ra nhiều nhấp chuột nhất trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Tiktok. Nếu bạn có lỡ nhìn thấy ‘tin tức’ từ các tiêu đề khiêu khích, tốt nhất là bạn chỉ cần lùi lại, kiểm tra liên kết cùng tính xác thực của chủ tài khoản đăng thông tin và thu thập thông tin thực tế từ các nguồn đáng tin cậy.

6. Thường xuyên theo dõi cảm xúc của mình

Mặc dù có nhiều khía cạnh tích cực của mạng xã hội, nhưng cũng có những khía cạnh khá tiêu cực. Về bản chất, con người là sinh vật xã hội. Chúng ta hướng đến sự đồng hành và thấu hiểu của những người khác để phát triển trong cuộc sống. Được kết nối xã hội mang lại cảm giác thân thuộc, niềm vui và giá trị bản thân. Tuy nhiên, mặt khác, thiếu kết nối xã hội hoặc so sánh cuộc sống của một người với những người khác có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cảm xúc và hạnh phúc của chúng ta. Thật dễ dàng bị cuốn vào chu kỳ xã hội này, về điều gì là thực và điều gì không có thực. Quan trọng là phải nhắc nhở bản thân rằng những gì bạn thấy trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng là hình ảnh thật. Nhiều người sử dụng các bộ lọc, hiệu ứng và photoshop để tăng cường ảo giác về sự hoàn hảo. Nhưng sự thật đơn giản: không ai là hoàn hảo cả.

Thậm chí, bạn có thể thử nghĩ đến việc tạm dừng các phương tiện truyền thông xã hội là một chiến lược lành mạnh. Giải độc kỹ thuật số có thể cung cấp thời gian để xem xét nội tâm, đổi mới và giúp tạo ra một tư duy mới khuyến khích các hoạt động khác.

Tạm dừng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ là một chiến lược lành mạnh (Ảnh: Internet)

Tạm dừng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ là một chiến lược lành mạnh (Ảnh: Internet)

7. Lượt Likes không thể hiện giá trị bản thân

Hãy luôn cố gắng tách mình khỏi kết quả của các bài đăng trên mạng xã hội. Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy, phương pháp này nói dễ hơn làm. Thực tế, “lượt thích” không có sự xác nhận ngang nhau. Hãy nhớ rằng lượng thích bạn nhận được không liên quan đến việc bạn là ai, hay phản ánh trí tuệ của bạn, mức độ hấp dẫn của bạn hay bạn có bao nhiêu bạn bè. Chỉ cần nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần một hình ảnh hoặc bài đăng được nhiều lượt thích - sự nhắc nhở này sẽ mang lại giá trị mạnh mẽ và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

8. Cài đặt quyền riêng tư

Mỗi cá nhân cần chủ động bảo vệ quyền riêng tư của mình trên phương tiện truyền thông xã hội. Mỗi nền tảng có cài đặt bảo mật riêng và bạn nên biết cách hoạt động của từng cài đặt này. Luôn cập nhật cài đặt của bản thân vì chính sách của các nền tảng này thay đổi định kỳ. Ngoài ra, hãy lưu ý tất cả những thông tin công khai của bạn trên mạng xã hội, vì không nhất thiết ai cũng phải biết mọi thứ về bạn.

9. Góp sức xây dựng môi trường tích cực trên mạng xã hội

Trước khi đăng tải bất cứ điều gì trên mạng xã hội, hãy lưu ý đến những gì bạn sắp chia sẻ với mọi người. Những quyết định như đăng nội dung/hình ảnh tiêu cực hoặc gây tranh cãi có thể gắn bó lâu dài với người khác hơn bạn tưởng. Một khi bạn đăng nội dung nào đó lên mạng xã hội, nội dung đó có thể tồn tại mãi mãi trong tâm thức (một) ai đó. Vì vậy, quy tắc tốt cần tuân theo là giữ cho bài đăng của bạn tích cực, trung thực, phù hợp, nâng cao tinh thần và cung cấp thông tin cần thiết cho những người trong cộng đồng bạn yêu quý.

Lời nói có sức mạnh to lớn - hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn đăng bất kỳ nhận xét tiêu cực nào (Ảnh: Internet)

Lời nói có sức mạnh to lớn - hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn đăng bất kỳ nhận xét tiêu cực nào (Ảnh: Internet)

10. Tắt mạng và dành thời gian cho cuộc sống nhiều hơn

Mạng xã hội là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và giúp chúng ta kết nối trong thế giới kỹ thuật số rộng lớn. Nhưng chúng ta còn một cuộc sống thực tế nhiều trải nghiệm ngoài kia. Vậy nên, đừng để bản thân phụ thuộc quá nhiều vào máy tính hay điện thoại. Hiển nhiên, tắt hết những phương tiện ấy, rồi dành thời gian tương tác trực tiếp với người mình yêu thương sẽ cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh, tinh thần ổn định và tâm trạng tốt hơn nhiều.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/cach-su-dung-facebook-hop-ly-a60911.html